Mỗi năm trôi qua, một lượng lớn sinh viên mới ra trường, bắt đầu tìm công việc đầu tiên và dần định hướng con đường sự nghiệp mình. Bất kỳ sai lầm nào trong giai đoạn này cũng sẽ đem lại trở ngại đáng kể, dưới đây là 6 sai lầm của sinh viên mới ra trường cần lưu ý ngay! Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h khám phá trong bài viết.
Lưu ý ngay 6 sai lầm của sinh viên mới ra trường phổ biến khi đi xin việc!
1. Không chuyên nghiệp khi tham gia phỏng vấn
Trong quá trình phỏng vấn, hãy chứng minh với nhà tuyển dụng rằng bạn là một ứng viên tiềm năng cho vị trí đang ứng tuyển thông qua việc thể hiện phong cách thật chuyên nghiệp. Trước khi đến nhận việc, bạn cần ước chừng quãng đường và thời gian di chuyển, những vấn đề bạn có thể gặp trên đường đi để đảm bảo có mặt đúng giờ đã hẹn với đơn vị tuyển dụng.
Vẻ ngoài thường mang đến cho chúng ta ấn tượng đầu tiên. Vì vậy, hãy chọn cho mình những trang phục sạch sẽ, lịch sự, màu sắc nhã nhặn. Bên cạnh đó, các ứng viên đừng quên để điện thoại ở chế độ im lặng tránh làm cho cuộc phỏng vấn bị gián đoạn, nhà tuyển dụng sẽ khá khó chịu về điều này. Trong trường hợp được nhận vào vị trí mong muốn, ứng viên cần gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng vì đã dành thời gian xem xét và trao cho bạn cơ hội quý giá này.
Xem thêm: 4 câu hỏi ứng viên nên chuẩn bị để có buổi phỏng vấn thành công
2. Đặt câu hỏi sai trọng tâm
Trong quy trình tuyển dụng, không chỉ công ty phỏng vấn ứng viên, mà ngược lại ứng viên cũng có thể đưa ra thắc mắc của mình. Khi cuộc phỏng vấn gần kết thúc, người phỏng vấn thường sẽ đề cập rằng bạn có câu hỏi nào liên quan đến công việc đang ứng tuyển hay không.
Nhiều sinh viên mới tốt nghiệp nghĩ rằng việc đặt câu hỏi ngược lại cho phía công ty vào thời điểm này là không nên vì nó sẽ tác động một cách tiêu cực đến cơ hội được nhận của họ. Tuy nhiên, có một sự thật là các công ty sẽ đánh giá cao những ứng viên đặt những câu hỏi liên quan đến chi tiết công việc, các nhiệm vụ sắp tới bạn có thể phải đảm nhận, cơ hội thăng tiến trong tương lai. Điều này chứng tỏ bạn đã có sự quan tâm sâu sắc đến công việc và văn hóa công ty.
3. Nói dối về kinh nghiệm làm việc: Sai lầm của sinh viên mới ra trường ảnh hưởng đến uy tín cá nhân
Các sinh viên mới tốt nghiệp đều ý thức được rằng họ rất thiếu kinh nghiệm cần thiết cho quá trình xin việc. Vì vậy, họ cố gắng liệt kê “khống” vài công việc trong quá khứ. Tuy nhiên, với kinh nghiệm tuyển người lâu năm, các nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng phát hiện ra điều này dựa trên một số yếu tố như : Tuổi tác của bạn có vẻ không phù hợp với kinh nghiệm làm việc mà bạn đề cập đến, bạn không thể đưa ra bất cứ bằng chứng thực tế nào về vị trí, việc làm trong quá khứ hoặc lời giới thiệu từ các đồng nghiệp trước đây, bạn không thể trả lời được những câu hỏi cơ bản liên quan đến công việc hoặc vị trí mà bạn đã đề cập trong quá khứ.
Xem thêm: Cái giá phải trả cho những lời nói dối trong CV khi phỏng vấn xin việc
4. Không đầu tư cho các cuộc phỏng vấn trực tuyến
Ngày càng có nhiều cuộc phỏng vấn được thực hiện thông qua những công cụ trực tuyến do những tiện lợi mà nó mang lại cho cả nhà tuyển dụng và ứng viên. Vì vậy, chúng ta không nên xem nhẹ loại hình phỏng vấn này, dẫn đến tạo ấn tượng không tốt. Thực tế, nhiều ứng viên chưa có kinh nghiệm chỉ xem việc phỏng vấn như một cuộc trò chuyện với bạn bè và mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Hãy chuẩn bị thật tốt cho mọi cơ hội phỏng vấn trực tuyến bằng một số cách sau đây:
– Kiểm tra máy tính của bạn để đảm bảo rằng âm thanh và hình ảnh đạt chất lượng tốt nhất
– Đảm bảo đường truyền Internet thông suốt trong quá trình phỏng vấn. Một sự gián đoạn trong quá trình phỏng vấn sẽ ảnh hưởng một cách tiêu cực đến cơ hội công việc của bạn.
– Đảm bảo rằng không gian xung quanh trong video của bạn gọn gàng và không gây mất tập trung cho người phỏng vấn.
– Trang phục gọn gàng và chuyên nghiệp với kiểu tóc thích hợp.
– Kiểm soát ánh nhìn (ánh mắt) của bạn bằng cách nhìn vào webcam thay vì màn hình.
Xem thêm: Lưu ý ngay ba câu nói điểm trừ khi phỏng vấn khiến bạn out ngay từ vòng đầu tiên!
5. Ứng tuyển vào vị trí mà bạn không đủ tiêu chuẩn
Sinh viên mới tốt nghiệp thường có xu hướng ứng tuyển vào một công việc liên quan đến lĩnh vực của họ từ xa. Và, điều này thường khiến cho họ thất vọng khi bị từ chối một công việc mà rõ ràng họ không đủ tiêu chuẩn để đảm nhận.
Thay vì ứng tuyển một cách bừa bãi, các ứng viên nên cố gắng tập trung vào những thế mạnh cá nhân. Ở buổi đầu sự nghiệp, họ nên tập trung vào việc học càng nhiều càng tốt để tích càng nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Điều đó cũng áp dụng ngay cả khi bạn đã có một công việc thực tế.
Sau đây là một số cách để bạn xây dựng và trau dồi tốt những kỹ năng của mình:
– Trở thành một thực tập sinh: Đối với vị trí thực tập, tuy rằng tiền lương sẽ ít hơn, nhưng bù lại bạn sẽ có được những kinh nghiệm quý giá mà bạn có thể tự tin ghi vào trong hồ sơ xin việc của mình.
– Làm việc một cách tình nguyện: Đối với lựa chọn này, bạn sẽ đầu tư thời gian và kỹ năng của mình một cách tự nguyện tại các công ty, tổ chức sẵn sàng đào tạo kỹ năng cho bạn.
– Làm công việc tự do: Nhiều khách hàng sẵn sàng trả tiền cho bạn cho mỗi dự án và cho phép bạn được tự do sử dụng những kỹ năng của mình (bạn sẽ không bị giới hạn trong những khuôn khổ cho phép). Ngày nay, bạn có thể bắt đầu sự nghiệp của mình với các hội nhóm Facebook hàng đầu dành cho những người làm việc tự do và đây là xuất phát điểm lý tưởng dành cho những người muốn khẳng định kỹ năng mềm của mình.
6. CV kém chất lượng: sai lầm của sinh viên mới ra trường thường gặp
Thư xin việc được ví như cái bắt tay đầu tiên giữa bạn và nhà tuyển dụng. Vì thế, CV cần thể hiện được bạn là một người chuyên nghiệp, tự tin và có trình độ. Sau đây là một số điều cần lưu ý:
– Một lá thư xin việc cần phải được bắt đầu bằng một đoạn giới thiệu ngắn trong đó bạn nêu lý do vì sao bạn ứng tuyển vào công việc hoặc vị trí này. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đề cập đến vị trí hoặc công việc cụ thể mà bạn ứng tuyển, nơi bạn tìm thấy thông tin tuyển dụng và bất kỳ sự giới thiệu nào mà bạn có thể có.
– Trong phần thân của lá thư xin việc, bạn cần phải làm nổi bật những thế mạnh của bạn và giải thích lý do bạn phù hợp với vị trí hoặc công việc đó. Nên nhớ, càng chi tiết càng tốt, và những dẫn chứng nên đi kèm với giải thích một cách hợp lý.
– Trong đoạn kết của thư, bạn nên tóm tắt lại những thế mạnh mà bạn đã đề cập ở trên sau đó là nói lời cảm ơn công ty đã xem xét bạn. Đừng quên đính kèm thông tin liên hệ của bạn ở phần này.
Xem thêm: Nghệ thuật viết CV: Bật mí cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV nổi bật hơn
– Một thư xin việc phải thể hiện được phẩm chất đặc biệt của người viết. Do đó, đừng nên sao chép những mẫu thư xin việc trực tuyến vì điều đó sẽ làm thư của bạn sẽ trở nên chung chung, không nổi bật so với những ứng viên khác.
– Đừng quên dành thời gian đọc lại thư của bạn trước khi gửi đi. Điều này sẽ cho phép bạn phát hiện ra những lỗi ngữ pháp và chính tả phổ biến.
– Đừng bao giờ đề cập đến những vấn đề tiêu cực liên quan đến việc ứng tuyển của bạn hoặc đi quá sâu vào các vấn đề cá nhân một cách dong dài.
– Gửi thư đến đúng bộ phận chuyên trách và đừng quên đính kèm thông tin liên lạc của bạn trong trường hợp nhà tuyển dụng cần liên hệ với bạn.
Trên đây là những gợi ý cho những ai mới tìm việc, đặc biệt là sinh viên mới ra trường. Việc Làm 24h hy vọng các bạn có thể tham khảo những lưu ý này để tăng cơ hội tìm kiếm cho mình một công việc ưng ý nhé!
Xem thêm: Phải làm sao khi cảm giác tự ti lương khởi điểm 5 triệu cứ bám lấy tôi?