Viết đơn xin từ chức là bước quan trọng khi bạn quyết định rời khỏi vị trí làm việc hiện tại. Để đảm bảo sự chuyên nghiệp và tôn trọng trong quá trình này, bạn cần sử dụng các mẫu đơn đúng chuẩn. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp 6 mẫu đơn xin từ chức tiêu chuẩn, giúp bạn trình bày ngắn gọn, rõ ràng và lịch sự khi thông báo quyết định của mình đến cấp trên.
Đơn xin từ chức là gì?
Đơn xin từ chức là văn bản được người lao động gửi đến người sử dụng lao động để thông báo quyết định thôi việc hay thôi giữ chức vụ hiện tại đang đảm nhiệm. Đơn xin từ chức nêu rõ lý do người lao động muốn rời bỏ chức vụ trong khi vẫn đang làm việc. Đồng thời, đơn cũng thể hiện thời điểm cuối cùng họ sẽ đảm nhiệm chức vụ hiện tại.
Khi nào cần viết đơn xin từ chức
Thông thường, cán bộ, lãnh đạo, quản lý, công chức nhà nước được bổ nhiệm vào chức vụ đều có thời hạn hoặc nhiệm kỳ cụ thể. Nếu trong quá trình làm việc, họ muốn dừng đảm trách nhiệm vụ trước khi nhiệm kỳ kết thúc thì cần làm đơn xin từ chức.
Theo nghị định 24/2010/NĐ-CP về trường hợp từ chức của cán bộ công chức cần viết đơn bao gồm:
- Tự nguyện xin từ chức để tạo điều kiện chuyển giao công việc.
- Tự thấy sức khỏe, năng lực hoặc uy tín không đủ để hoàn thành nhiệm vụ.
- Nhận thấy có sai phạm trong tổ chức hoặc ở cấp dưới có liên quan đến trách nhiệm của bản thân.
- Công chức từ chức về các lý do cá nhân khác.
Đối với các nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp hoặc quản lý theo quan hệ lao động, quy trình xin miễn nhiệm chức vụ phụ thuộc vào quy định của công ty và tình huống cá nhân. Đơn từ chức thường gửi lên Ban giám đốc và các bộ phận liên quan.
Cách viết đơn xin từ chức đúng chuẩn
Một lá đơn rõ ràng và đúng chuẩn không chỉ thể hiện sự tôn trọng đối với tổ chức mà còn giúp quá trình xử lý yêu cầu diễn ra suôn sẻ hơn. Dưới đây là những thông tin cần có trong một đơn xin từ chức đúng tiêu chuẩn:
1. Quốc hiệu, tiêu ngữ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
2. Tên đơn xin từ chức
Đơn xin từ chức + với vị trí/chức vụ hiện tại của bạn tại công ty, doanh nghiệp nơi bạn đang làm việc được đặt ngay giữa trang và viết hoa, in đậm, font chữ lớn vừa phải.
Ví dụ: ĐƠN XIN TỪ CHỨC GIÁM ĐỐC
3. Căn cứ đơn xin từ chức
Căn cứ đơn xin từ chức liên quan đến quyết định từ chức như nội dung, số lượng, điều khoản doanh nghiệp phù hợp với tình huống từ chức thực tế.
Ví dụ: – Căn cứ vào Điều lệ công ty.
– Căn cứ vào Nghị định số …….. về…………………………………………………
– Căn cứ vào Hợp đồng lao động số … /HĐLĐ được ký kết vào ngày … tháng … năm …
4. Thông tin cơ quan, đơn vị mà bạn gửi đơn xin từ chức
Người tiếp nhận của bạn là ai, giữ chức danh gì, đó có thể là chủ tịch hội đồng quản trị, ban lãnh đạo, ban giám đốc, người quản lý,… Đầu tiền là “Kính gửi” + Ông/Bà Họ và tên người nhận đơn, kèm với đó chức danh mà họ đang đảm nhận + tên công ty, doanh nghiệp nơi đang làm việc.
Ví dụ: Kính gửi: Ông Nguyễn Văn A – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH ABC
5. Thông tin người nộp đơn xin từ chức
Tiếp theo chính là thông tin của bản thân, tuỳ vào yêu cầu mẫu đơn từ chức tại công ty, doanh nghiệp nơi bạn đang làm việc mà bạn có thể soạn thảo các thông tin sau:
- Họ và tên
- Ngày tháng năm sinh
- Số CMND/CCCD + Ngày cấp + Nơi cấp
- Quê quán
- Nơi ở hiện tại
- Chức vụ hiện tại
- Bộ phận
- Mã số nhân viên
- …
6. Lý do từ chức
Hãy đưa ra lý do từ chức rõ ràng và hợp lý để đảm bảo đơn xin thôi việc được xét duyệt thành công mà không làm mất lòng cấp trên. Lý do từ chức có thể là một trong những lý do sau đây:
- Lý do cá nhân: Gia đình gặp phải vấn đề khó khăn, gia đình chuyển nơi sinh sống,…
- Lý do sức khỏe: Sức khỏe không đảm bảo tính chất công việc.
- Lý do năng lực: Chuyên môn chưa tốt, chưa phù hợp với vị trí công việc hiện tại, hiệu suất công việc chưa đảm bảo, chưa sắp xếp được thời gian làm việc,…
- Lý do khác: Cần thời gian để học và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn,…
Xem thêm: Tổng hợp lý do xin nghỉ việc thuyết phục, khéo léo khiến cấp trên không thể từ chối
7. Cam kết
Bạn cần cam kết sẽ bàn giao toàn bộ công việc cho nhân viên mới một cách đầy đủ và chính xác. Ngoài ra, bạn phải đảm bảo không tiết lộ bất kỳ bí mật kinh doanh hay thông tin nội bộ nào của Công ty.
Xem thêm: Biên bản bàn giao công việc là gì? Cách bàn giao công việc hiệu quả cho người mới
8. Lời cảm ơn và chữ ký
Cuối đơn, để lại lời cảm ơn đối với cấp trên và công ty, doanh nghiệp nơi bạn đang làm việc đã tạo điều kiện và hỗ trợ bạn trong thời gian làm việc. Điều này thể hiện sự tôn trọng và lịch sự mà bạn dành cho họ. Cuối đơn xin việc là thông tin ngày tháng năm làm đơn, phần ký tên và ghi rõ họ tên.
Xem thêm: Gợi ý các mẫu thư cảm ơn nhân viên nghỉ việc ấn tượng và tinh tế nhất hiện nay
Các bước gửi đơn xin từ chức
Thủ tục xin từ chức đối với cán bộ, công chức đang giữ chức vụ có thể được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin từ chức, bao gồm: Đơn xin từ chức và tờ tường trình.
Bước 2: Người lao động nộp đơn xin từ chức đến người đứng đầu hoặc cấp trên có thẩm quyền. Thông thường, đơn sẽ gửi cơ quan đã bổ nhiệm chức vụ – đơn vị có quyền xem xét và phê duyệt việc từ chức.
Bước 3: Trình hồ sơ cho cơ quan và cấp có thẩm quyền để xem xét.
Bước 4: Người đứng đầu có thẩm quyền đánh giá hồ sơ và đưa ra quyết định cuối cùng.
Căn cứ pháp lý liên quan có thể tham khảo tại Quy định 260/QĐ-TW năm 2009.
Cần lưu ý gì khi viết đơn xin từ chức?
Trình bày chuyên nghiệp, rõ ràng
Lý do từ chức là phần quan trọng nhất của đơn và sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng trong quá trình phê duyệt. Do đó, người lao động cần sử dụng văn phong chuẩn mực, trình bày ngắn gọn và rõ ràng, tránh đi sâu vào chi tiết cá nhân. Việc đưa vào thông tin không liên quan có thể khiến đơn trở nên dài dòng, dễ gây hiểu nhầm và làm quá trình xét duyệt trở nên khó khăn hơn.
Viết đúng thông tin người nhận và người gửi
Để đơn xin từ chức được chấp nhận và xét duyệt, người lao động cần xác định chính xác người nhận và phòng ban liên quan để ghi đúng thông tin trong đơn. Đồng thời, đơn cần có đầy đủ thông tin của người gửi nhằm tránh sai sót và nhầm lẫn trong quá trình thẩm định.
Chủ động gửi đơn từ chức sớm
Nếu bạn đã quyết định từ chức thì cần gửi đơn đến ban lãnh đạo, giám đốc, quản lý,… càng sớm càng tốt. Điều này sẽ giúp công ty có thể chủ động sắp xếp công việc và tìm kiếm nhân sự mới hợp lý. Đặc biệt khi bạn đang là một trong những chức vụ quan trọng thì cần phải gửi đơn trước từ 1 – 3 tháng.
Kiểm tra lại văn phong và chính tả
Trước khi gửi đơn xin từ chức, bạn hãy kiểm tra kỹ chính tả và nội dung để đảm bảo văn phong chuyên nghiệp, rõ ràng. Việc soát lỗi giúp tránh những sai sót không đáng có, thể hiện sự tôn trọng đối với người nhận đơn và giữ lại ấn tượng tốt về bản thân.
Gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo và phòng ban liên quan
Cuối đơn xin từ chức, bạn nên gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo, đơn vị sẽ xét duyệt đơn, cùng với đồng nghiệp đã cùng đồng hành trong công việc. Dù lý do từ chức là gì, lời cảm ơn này không chỉ thể hiện sự lịch sự cần có mà còn là sự trân trọng đối với vị trí bạn từng đảm nhiệm.
Xem thêm: Hướng dẫn cách viết email chuyên nghiệp, chỉn chu cho mọi tình huống
6 mẫu đơn xin từ chức đúng tiêu chuẩn
Mẫu 1:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
ĐƠN XIN TỪ CHỨC
– Căn cứ vào Điều lệ công ty.
– Căn cứ vào Nghị định số …….. về…………………………………………………
– Căn cứ vào Hợp đồng lao động số … /HĐLĐ được ký kết vào ngày … tháng … năm …
Kính gửi: Giám đốc / Trưởng phòng nhân sự ……………………………………
[Ghi rõ chức vụ người nhận đơn xin từ chức + tên công ty, doanh nghiệp đang làm việc]
Tôi tên là:……………………………………………………………………………….
Sinh ngày:………………………………………………………………………………
Số CMND/CCCD: ……………………….. Ngày cấp:………………………………
Nơi cấp:…………………………………………………………………………………
Quê quán:……………………………………………………………………………..
Nơi ở hiện nay:…………………………………………………………………………
Hiện đang giữ chức vụ:…………………………….………………………………..
Công tác tại: …………………………………………….…………………………….
[Ghi rõ tên công ty, doanh nghiệp đang làm việc]
Tôi xin trình với Giám đốc / Trưởng phòng nhân sự ………… nội dung sau:
Vào ngày…..tháng…….năm….., tôi được bổ nhiệm chức vụ………..của [Ghi rõ tên công ty, doanh nghiệp đang làm việc]. Tôi đã giữ chức cụ này trong vòng [thời gian làm việc tại công ty, doanh nghiệp]. Trong thời gian sắp tới, tôi quyết định theo đuổi chương trình đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ chuyên môn ……… nên không thể đảm nhiệm tốt chức vụ [chức vụ, vị trí làm việc hiện tại] của Công ty.
Vậy, tôi làm đơn này đề nghị Kính mong Giám đốc / Trưởng phòng nhân sự ……… [Ghi rõ chức vụ người nhận đơn xin từ chức + tên công ty, doanh nghiệp đang làm việc] xem xét và giải quyết đơn từ chức này của tôi.
Tôi cam kết sẽ bàn giao đúng và đầy đủ tất cả công việc của mình cho người được bổ nhiệm sau tôi. Đồng thời, tôi xin hứa sẽ không tiết lộ bất kỳ bí mật, thông tin, nội bộ Công ty.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
………., ngày..…tháng…..năm…….
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Mẫu 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
ĐƠN XIN TỪ CHỨC
Kính gửi:………………………………………………………………………………..
[Ghi rõ chức vụ người nhận đơn xin từ chức + tên công ty, doanh nghiệp đang làm việc]
Tôi tên:………………………………………………………………………………….
Ngày tháng năm sinh:…………………………………………………………………
Số CMND/CCCD: ……………………….. Ngày cấp:………………………………
Nơi cấp:…………………………………………………………………………………
Quê quán:……………………………………………………………………………..
Địa chỉ thường trú:……………………………………………………………………
Địa chỉ tạm trú:………………………………………………………………………..
Hiện tôi đang giữ chức vụ:…………………………………………………………..
Mã số nhân viên (nếu có):……………………………………………………………
Bộ phận: ………………………………………………………………………………
Tại: …………………………………………………………………………………….
[Ghi rõ tên công ty, doanh nghiệp]
Tôi làm đơn này kính mong [Ghi rõ tên công ty, doanh nghiệp đang làm việc] xem xét cho tôi từ chức [Ghi rõ chức vụ / vị trí làm việc] kể từ ngày …… tháng .…. năm .…. với lý do:
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
[Ghi rõ lý do từ chức chính đáng]
Tôi xin hứa sẽ bàn giao toàn bộ công việc của mình cho người kế nhiệm tôi khi sẵn sàng. Đồng thời, tôi xin cam kết sẽ không tiết lộ bất kỳ bí mật kinh doanh hay thông tin nội bộ Công ty.
Kính mong [Ghi rõ chức vụ người nhận đơn xin từ chức + tên công ty, doanh nghiệp đang làm việc] xem xét chấp nhận nguyện vọng này của tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban lãnh đạo và tập thể [tên công ty, doanh nghiệp nơi bạn làm việc] đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm việc vừa qua.
………., ngày..…tháng…..năm…….
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Mẫu 3
Mẫu 4
Mẫu 5
Mẫu 6
Mẫu 7
Mẫu 8
Câu hỏi thường gặp
1. Đơn xin từ chức được giải quyết trong bao lâu?
Người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp phải tiếp nhận đơn xin từ chức và tiến hành trao đổi thêm với nhân sự muốn từ chức trong tối đa 10 ngày. Người tiếp nhận đơn sẽ thảo luận với các bộ phận liên quan để tiến hành xử lý trường hợp từ chức của nhân sự đó. Nếu sau quá trình trao đổi mà nhân sự xin từ chức rút đơn về thì coi như không có quyết định từ chức.
Trong vòng tối đa 15 ngày, công ty, doanh nghiệp hay các cơ quan cần đưa ra văn bản đồng ý phê duyệt hoặc không đồng ý phê duyệt của nhân sự nộp đơn. Chậm nhất 25 ngày kể từ ngày nộp đơn thì công ty, doanh nghiệp cần phải tiến hành giải quyết nguyện vọng từ chức của nhân sự đó.
2. Những trường hợp nào không được gửi đơn xin từ chức?
Theo quy định của Luật cán bộ, công chức 2008 và các văn bản hướng dẫn liên quan, những trường hợp không được nộp đơn từ chức như sau:
- Đang đảm nhận các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; đảm nhận nhiệm vụ cơ mật, trọng yếu, chưa hoàn thành nhiệm vụ mà cần phải tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ do bản thân cán bộ đã thực hiện; nếu cán bộ từ chức sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiệm vụ mà đơn vị được giao.
- Đang trong thời gian chịu sự kiểm tra, thanh tra, điều tra của cơ quan kiểm tra, thanh tra và cơ quan bảo vệ pháp luật.
3. Làm việc tại đơn vị ngoài quốc doanh thì từ chức như thế nào?
Có sự khác biệt rõ ràng giữa việc từ chức của người làm công chức và nhân viên làm tại doanh nghiệp tư nhân. Đối với nhóm này, việc xin từ chức có thể diễn ra đơn giản hơn. Nhân viên có thể liên hệ với bộ phận Hành chính – nhân sự để xin xem xét và lấy mẫu đơn từ chức.
Trong trường hợp này, từ chức được hiểu là việc thôi đảm nhận một chức vụ theo hợp đồng lao động đã ký giữa các bên. Quy trình này chủ yếu được điều chỉnh bởi Luật lao động năm 2019 và có thể được xem như là việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Trên đây là tổng hợp 6 mẫu đơn xin từ chức chuẩn xác và phù hợp cho năm . Hy vọng những thông tin và mẫu đơn này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc thực hiện thủ tục từ chức một cách chuyên nghiệp, hiệu quả. Nếu cần thêm sự hỗ trợ, hãy liên hệ với bộ phận nhân sự của công ty để được tư vấn chi tiết.Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp mới, hãy truy cập Việc Làm 24h – nền tảng uy tín và đáng tin cậy dành cho người lao động. Với hàng ngàn tin tuyển dụng được cập nhật mỗi ngày, bạn sẽ dễ dàng kết nối nhanh chóng với những vị trí tuyển dụng phù hợp nhất!
Xem thêm: Làm hồ sơ xin việc cần những gì?
Xem thêm: Không thể bỏ qua các mẫu quyết định thôi việc đúng chuẩn nhất hiện nay