Các vị trí thực tập sinh là cơ hội quan trọng giúp các bạn trẻ bắt đầu bước đầu tiên trong sự nghiệp dịch vụ khách sạn. Bạn tò mò công việc của thực tập sinh khách sạn là gì? Các khách sạn tuyển dụng thực tập sinh yêu cầu có khó không? Mời bạn đọc cùng giải đáp các thắc mắc này trong bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h!
Thực tập sinh khách sạn là gì?
Đây là vị trí dành cho các bạn sinh viên muốn tìm hiểu công việc thực tế và quy trình làm việc trong ngành dịch vụ khách sạn. Đối tượng mà các khách sạn tuyển thực tập sinh có thể từ năm nhất đến năm tư. Thông thường, thời gian thực tập kéo dài từ 3 – 6 tháng, sinh viên thực tập sẽ được luân chuyển qua 2 – 3 bộ phận, bao gồm: Lễ tân khách sạn, Buồng phòng và Nhà hàng – Bếp.
Mô tả công việc
1. Thực tập sinh bộ phận Lễ tân
Lễ tân là bộ phận vô cùng quan trọng của khách sạn, chịu trách nhiệm “bộ mặt” của các khách sạn do tiếp xúc trực tiếp và cung cấp cho khách hàng các dịch vụ cần thiết. Lễ tân khách sạn được chia thành 3 bộ phận với các nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Đặt phòng (Reservation): Tiếp nhận thông tin đặt phòng từ khách hàng như thời gian đặt phòng, loại phòng, số lượng khách, thanh toán và đặt cọc,…. kiểm tra thông tin và xử lý thông tin trên hệ thống để xác nhận lại với khách hàng.
- Tiếp tân (Reception): Chào đón, giúp khách hàng làm thủ tục nhận phòng và trả phòng (check in – check out), hướng dẫn khách hàng, giới thiệu các dịch vụ và tiện ích khách hàng, giải quyết các yêu cầu, khiếu nại,… trong thời gian khách hàng lưu trú tại khách sạn
- Thu ngân (Cashier): Xử lý thủ tục thanh toán như kiểm tra thông tin check out, tổng hợp các dịch vụ mà khách hàng đã sử dụng trong thời gian lưu trú tại khách sạn, xác minh và in hóa đơn, tiếp nhận thanh toán. Thông thường, bộ phận tiếp tân thường đảm nhiệm luôn công việc của bộ phận thu ngân tại các khách sạn từ 3 sao trở xuống.
Đối với các khách sạn 5 sao, bộ phận Lễ tân còn được chia thành 2 bộ phận sau
- Tổng đài (Operator): Tiếp nhận các cuộc gọi của khách hàng đến khách sạn, đồng thời xử lý các cuộc gọi nội bộ và phục vụ theo yêu cầu của khách hàng như cuộc gọi báo thức theo lịch hẹn, dịch vụ đồ ăn tận phòng,…
- Giao tiếp khách hàng: Bộ phận này bao gồm nhân viên gác cửa, nhân viên hành lý, nhân viên hỗ trợ khách hàng tại tiền sảnh, nhân viên quan hệ khách hàng, nhân viên tại trung tâm dịch vụ khách hàng, nhân viên hỗ trợ dịch vụ du lịch, tài xế,…
2. Thực tập sinh bộ phận Buồng phòng
Nhiệm vụ của thực tập sinh bộ phận buồng phòng cụ thể như sau:
- Dọn dẹp phòng và đảm bảo bộ quy chuẩn vệ sinh của khách sạn sau khi khách check out và trước khi khách mới tiếp theo check in.
- Kiểm tra phòng khi khách check out và liệt kê các món đồ mà khách hàng đã sử dụng với bộ phận tiếp tân.
- Theo dõi danh sách các phòng mà khách đang lưu trú và thực hiện các công việc được phân công theo quy trình.
- Theo dõi và đảm bảo các khu vực công cộng như tiền sảnh, hành lang,… luôn sạch sẽ.
- Báo cáo các trường hợp hỏng hóc và tổn hại trong phòng của khách và khu vực công cộng.
- Giữ gìn các thiết bị và dụng cụ lao động cũng như kho vật tư.
3. Thực tập sinh bộ phận Nhà hàng – Bếp
Tại bộ phận Nhà hàng bếp (Food and Beverages – F&B), các thực tập sinh phải thực hiện các công việc sau:
- Dọn dẹp bàn và chuẩn bị các dụng cụ ăn uống, khăn trải bàn,…
- Giới thiệu, giải đáp các thắc mắc và tư vấn thực đơn cho khách hàng.
- Tiếp nhận order từ khách hàng.
- Giữ vệ sinh khu vực làm việc.
Đối với bộ phận Bếp (Kitchen), nhiệm vụ là:
- Chuẩn bị nguyên vật liệu và dụng cụ đầy đủ để các đầu bếp chính chế biến món ăn.
- Sơ chế thực phẩm.
- Hỗ trợ đầu bếp chính trong quá trình chế biến.
- Đưa món ăn cho nhân viên nhận order.
- Dọn dẹp và giữ gìn khu vực bếp luôn gọn gàng, sạch sẽ.
- Đảm bảo các thiết bị và dụng cụ đặt đúng vị trí.
Thực tập sinh có được nhận lương không?
Mức lương mà các thực tập sinh khách sạn nhận được thường dao động từ 3-5 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên mức lương này có thể thay đổi tùy theo quy mô khách sạn, khối lượng công việc, kỹ năng làm việc,… Ngoài tiền lương, các thực tập sinh khách sạn thường được phụ cấp bữa trưa/ bữa tối.
Khách sạn tuyển thực tập sinh yêu cầu những kỹ năng gì?
Bên cạnh kỹ năng nghiệp vụ của khách sạn nhà hàng, các thực tập sinh cần có những tố chất và kỹ năng quan trọng sau:
- Kỹ năng giao tiếp: Thực tập sinh khách sạn cần giao tiếp, tương tác, truyền đạt thông tin rõ ràng và tận tình phục vụ tới khách hàng.
- Kỹ năng lắng nghe, quan sát và ghi nhớ thông tin.
- Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian.
- Tỉ mỉ, linh hoạt và tư duy phản xạ tốt.
- Tận tâm, nhiệt huyết, có trách nhiệm trong công việc.
- Tác phong chỉnh tề, phong cách thời trang chuyên nghiệp, lịch sự.
- Thành thạo về ngoại ngữ là một lợi thế lớn trong ngành dịch vụ khách sạn.
Cơ hội tuyển dụng ở đâu?
Nếu bạn định hướng phát triển sự nghiệp lĩnh vực nhà hàng – khách sạn, hãy bắt đầu tìm kiếm các cơ hội tuyển thực tập tại TPHCM, Hà Nội,… hoặc các thành phố lớn, các điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Tin vui là các bạn có thể tìm kiếm và ứng tuyển trực tiếp tại các tin đăng tuyển thực tập sinh trên Việc Làm 24h. Nhiều vị trí với mức lương hấp dẫn, môi trường làm việc chuẩn khách sạn 5 sao hàng đầu cũng như quy trình làm việc chuyên nghiệp.
Chưa kể lộ trình trở thành nhân viên chính thức thông qua vị trí thực tập sinh vô cùng thuận lợi. Đương nhiên, muốn làm được điều đó, kết quả thực tập của bạn phải xuất sắc.
Kết luận
Vị trí thực tập sinh mang đến cơ hội trải nghiệm môi trường làm việc thực tế ngành dịch vụ khách sạn. Các bạn có thể chủ động tìm kiếm cơ hội tuyển dụng và ứng tuyển trực tiếp ngày trên Việc Làm 24h từ hôm nay. Chúc các bạn thành công.
Ngoài ra, nếu bạn vẫn đang loay hoay chưa biết tạo một CV thật đầy đủ và chỉn chu cho mình. Hãy truy cập ngay vào nút bên dưới, chỉ với 5 phút bạn sẽ có ngay cho mình một CV đẹp và ấn tượng nhà tuyển dụng.
Xem thêm: Tháp tài sản là gì? Cách áp dụng tháp tài sản cá nhân để đạt tự do tài chính