GenZ_Đilàm – Chuyên nghiệp tự tin, chuyển mình bứt phá

Đồng hành cùng các bạn sinh viên trước ngưỡng cửa “vào đời”, Việc Làm 24h cùng chị Huyền Lưu – Forbes Under 30, founder của @VOCO Center – đã đến giao lưu với các bạn sinh viên trường Đại học Kinh tế quốc dân NEU vào ngày 28.05.2022. Với nhiều năm làm việc trong lĩnh vực nhân sự, chị Huyền Lưu đã có những chia sẻ cực kỳ bổ ích và thiết thực cho các bạn sinh viên. Nhằm giúp các bạn vượt qua nỗi sợ, chuyên nghiệp và tự tin chinh phục ước mơ của mình.

Chị Huyền Lưu
Chị Huyền Lưu đã có những chia sẻ về bổ ích về cách để bạn trẻ vượt qua nỗi sợ.

Mở đầu buổi chia sẻ là phần giao lưu của diễn giả cùng những bạn sinh viên về những nỗi lo sợ các bạn đang gặp phải. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, nỗi lo âu của thế hệ trẻ ngày càng gia tăng. Những hình ảnh “hào nhoáng” về sự thành công khiến người trẻ lo sợ thua kém bạn bè. Ngoài ra, mỗi ngày gen Z còn phải đối mặt với vô số các nỗi sợ khác nhau, như: Sợ làm sai, sợ bị đánh giá, sợ vô hình,… Vì vậy mà Gen Z được xem là thế hệ của sự lo âu. 

Nỗi lo sợ khiến chúng ta lo lắng, stress và suy giảm năng suất trong công việc. Nhưng nếu biết cách để quản trị nỗi lo (emotional management), tận dụng nỗi sợ thì nỗi sợ sẽ biến thành động lực to lớn, giúp bạn biến những “điều không thể” thành có thể.

Để có thể giảm bớt sự lo lắng, chị Huyền Lưu đã giới thiệu mô hình tư duy “Vì sao phải lo?” (Why worry?). Bắt đầu bằng việc tự hỏi bản thân: “Mình có vấn đề gì không?”. Nếu câu trả lời là “Có”, thì “Mình có thể làm gì với nó không?”. Sau đó, nếu nhận thấy bạn không thể làm được gì thì “Vì sao phải lo?”. Ngược lại, nếu cảm thấy mình có thể làm được thì cứ làm đi, “Vì sao phải lo?”. 

Lối tư duy vì sao phải sợ
Lối tư duy “Vì sao phải sợ?” giúp giảm những suy nghĩ lo lắng.

Lối tư duy “Why worry?” khuyến khích mọi người giảm những suy nghĩ lo lắng, thay vào đó nên bắt tay vào hành động. 

Thông thường, chúng ta né tránh những thử thách và cơ hội mới vì sợ sẽ thất bại hay sợ fail. Tư duy này ngăn cản chúng ta trong việc đạt được sự thành công. Trên thực tế, tất cả thành công chúng ta đạt được đều phải đánh đổi bằng sự thất bại. Thất bại là chuyện hiển nhiên, giúp ta có cơ hội trải nghiệm, học hỏi được nhiều bài học. Nên nếu vì chúng ta sợ không làm được mà quyết định không làm, thì đó chính là thất bại. 

Vì vậy, điều quan trọng để đánh tan nỗi sợ thất bại là thay đổi tư duy đối với sự thất bại. Theo đó, tư duy cầu tiến (Growth Mindset) chính là lối tư duy mọi người nên theo đuổi. Đây là tư duy không sợ fail, sợ sự thất bại, trái với tư duy bảo thủ (Fixed Mindset). 

Về định nghĩa:

Tư duy bảo thủ (Fixed Mindset): Là tư duy khiến mọi người nghĩ rằng tính cách, trí thông minh và khả năng của mình là bẩm sinh, cố định và không thể thay đổi. Khi bạn gặp phải những thử thách thì bạn cảm giác bản thân mình không đủ giỏi để đương đầu với chúng. Hoặc bạn sẽ chọn cách né tránh thử thách để không làm mất hình tượng của bản thân. Từ đó bạn mất đi hứng thú và sự cố gắng trong các công việc nhiều thử thách.

Tư duy cầu tiến (Growth Mindset): Những người có tư duy cầu tiến không tin rằng tài năng và sự thông minh là bẩm sinh. Những người này cho rằng với một chiến lược hiệu quả, cùng nỗ lực và thời gian, họ có thể cải thiện kỹ năng của bản thân trong mọi vấn đề. Người với tư duy cầu tiến luôn tin rằng họ sẽ ngày một thông minh hơn và không sợ người khác gọi mình là “kẻ ngốc”.

Tư duy cầu tiến
Tư duy cầu tiến giúp thay đổi cách thức chúng ta đối diện với nỗi sợ thất bại.

Tư duy cầu tiến cho rằng “những điều mình chưa có không có nghĩa mình sẽ không có”. Chúng ta không nên giới hạn niềm tin về khả năng của bản thân. Vì vậy, bạn không nên quá lo lắng về chuyện tương lai, về những việc mình sẽ “không bao giờ làm được”. Hãy cứ làm, làm để biết khả năng của mình đến đâu, mình thiếu sót ở đâu, cần cải thiện những gì. Nhờ vậy, chúng ta mới có thể phát triển khả năng để đạt được những điều mình mong muốn.

3 yếu tố ảnh hưởng đến trình độ chuyên môn
3 yếu tố ảnh hưởng đến trình độ chuyên môn của mỗi người.

Để đạt được mức độ chuyên môn nhất định, chúng ta thường bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố: Năng khiếu, được đào tạo và kinh nghiệm. Bởi vì mỗi người bắt đầu với 3 yếu tố này khác nhau nên thời gian để họ đạt được trình độ chuyên môn là khác nhau. Và mỗi người có một thước đo về sự thành công khác nhau, nên đừng áp “thước đo” của người khác vào mình thì bạn sẽ bớt cảm thấy áp lực, lo sợ hơn.

Tiếp theo, chị Huyền Lưu nhận thấy một nỗi sợ khác mà rất nhiều bạn trẻ gặp phải là không biết đam mê của mình là gì, sợ mình sẽ học sai ngành, làm sai việc. Nhưng đam mê không tự nhiên đến, đam mê là cảm giác bạn làm gì đó hết lòng và cố gắng hết sức để đạt được kết quả tốt nhất trong công việc đó. Vì vậy, cách để bạn tìm kiếm đam mê là làm một việc gì đó hết mình, hết sức có thể với đam mê lớn nhất mà mình có mà không tiếc thời gian. 

Làm sao để tìm được đam mê
Cách tốt nhất để tìm được đam mê là sẵn sàng “dấn thân”.

Vậy “Làm thế nào tìm được công việc phù hợp với mình hay không?”, lời khuyên là bạn nên tìm hiểu bản thân của mình để xem mình thích gì. Thực hiện bài test tính cách trên Việc Làm 24h là một cách để bạn tìm hiểu điểm mạnh, yếu của bản thân và tham khảo những công việc phù hợp.

TRẮC NGHIỆM TÍNH CÁCH NGAY

Ngoài ra, để có một công việc tốt, bạn cần phải tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Để làm được điều đó, bạn cần chuẩn bị đủ những kỹ năng mà doanh nghiệp cần.

Những kỹ năng doanh nghiệp tìm kiếm
Bộ 5 kỹ năng cần thiết của sinh viên mới ra trường mà doanh nghiệp tìm kiếm.
  • Tư duy dữ liệu (Data-driven mindset): là một thành phần quan trọng của tư duy trực quan, chính là khả năng giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định hiệu quả một cách khoa học và logic thông qua việc làm việc và phân tích dữ liệu.
  • Giải quyết vấn đề (Problem solving): đây là kỹ năng quan trọng trong cả cuộc sống và công việc. Được định nghĩa là kỹ năng đưa ra những phán đoán, giải pháp và phương án xử lý phù hợp cho những vấn đề, sự kiện phát sinh. 
  • Tư duy sáng tạo (Creativity & Innovation): là khả năng tư duy theo một cách mới, sáng tạo hơn, từ đó tìm ra những phương pháp, cách thức mới, cải tiến để giải quyết vấn đề hiệu quả và nhanh chóng hơn.
  • Giao tiếp & trình bày (Communications): đây là kỹ năng quan trọng nhất mà bất kỳ sinh viên nào cũng cần trau dồi. Bởi đây là kỹ năng giúp bạn có thể truyền tải những suy nghĩ, thông điệp, ý tưởng của mình một cách dễ hiểu, thuyết phục và thu hút.
  • Học tập linh hoạt (Learning Agility): khả năng học tập và không ngừng trau dồi, phát triển để thích nghi nhanh chóng trong môi trường không ngừng thay đổi, đồng thời đưa ra những sáng kiến, phương pháp làm việc hiệu quả hơn.
Cách vượt qua nỗi sợ
Cách vượt qua nỗi sợ, chạm đến thành công.

Kết lại, điều chúng ta cần làm để giảm nỗi lo là mở lòng với các cơ hội, thay đổi tư duy, biết mình muốn gì và rèn luyện những kỹ năng cần thiết để giải quyết vấn đề. Đồng thời, để có thể chuyên nghiệp tự tin, chuyển mình bứt phá thì bạn cần “Be real”, “Be positive”, “Be proactive”. Chính là tự tin về mình, luôn tích cực trong mọi việc và chủ động tìm kiếm cơ hội cho mình và sẵn sàng thể hiện quan điểm, mong muốn cá nhân.

Tổng quan về Việc Làm 24h

Ra đời từ năm 2004, Việc Làm 24h là thương hiệu đầu tiên & quan trọng trong hệ sinh thái các nền tảng tìm việc trực tuyến của Siêu Việt Group – đơn vị sở hữu các trang web tìm việc hàng đầu hiện nay như Timviecnhanh.com, Vieclam24h.vn, Viectotnhat.com và Mywork.com.vn. Hơn 17 năm đồng hành cùng thị trường lao động Việt Nam, Việc Làm 24h tự hào kết nối thành công hơn 630.000 doanh nghiệp với hơn 6.000.000 người tìm việc thông qua các nền tảng của mình. 

Ngoài hàng triệu việc làm chất lượng, trang web tìm việc vieclam24h.vn còn sở hữu bộ công cụ Trắc nghiệm tính cách – giúp ứng viên khám phá bản thân và lựa chọn nghề phù hợp, cùng với công cụ hỗ trợ Tạo CV chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, người tìm việc có thể bỏ túi trọn bộ bí kíp phát triển sự nghiệp mà ai cũng cần qua trang Blog định hướng nghề nghiệp

Trải nghiệm ngay tại: vieclam24h.vn 

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục