Làm thế nào để xây dựng đội ngũ nhân sự vững chắc?

Các vấn đề về đào tạo nguồn nhân lực luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để tìm ra phương pháp đào tạo nhân sự tối ưu nhất, hiệu quả nhất và phù hợp nhất với đặc trưng nhân sự của doanh nghiệp là một điều không hề dễ dàng.

Thấu hiểu được nỗi trăn trở này, buổi hội thảo trực tuyến (Webinar) với chủ đề: ĐÀO TẠO THỰC CHIẾN – THÀNH CÔNG ĐẾN LIỀN đã được tổ chức vào ngày 29/05/2022. Đây là buổi hội thảo thứ 4 nằm trong chuỗi series chia sẻ kiến thức về ngành nhân sự do Việc Làm 24h và Tìm Việc Nhanh phối hợp với các anh chị diễn giả có nhiều trải nghiệm trong lĩnh vực L&D cùng tổ chức. 

Chương trình được dẫn dắt bởi:

  • Chị Đặng Thu Hương – Giảng viên chuyên ngành HR
  • Chị Nguyễn Thị Nguyệt Quang – Founder dự án Trợ Lý Em Ơi
  • Anh Huỳnh Hữu Minh Nhật – Trainer & Coach
  • Chị Phan Nguyễn Hồng Sang – L&D Supervisor tại Grove
Khách mời của webinar
Khách mời chương trình là những anh, chị có nhiều kinh nghiệm làm việc trong đào tạo nhân sự.

Buổi Webinar bao gồm 3 phần chính: 

Phần 1: Mô hình 70:20:10

Phần 2: Coaching và Mô hình 3G

Phần 3: Phương pháp Sharing

XEM NGAY WEBINAR

1. Mô hình 70:20:10

Mở đầu buổi Webinar, Chị Nguyệt Quang – Founder dự án Trợ Lý Em Ơi đã có những chia sẻ về tổng quan đào tạo nhân sự trong doanh nghiệp và mô hình đào tạo nhân sự 70:20:10 tại các tập đoàn đa quốc gia. 

Bởi vì mục tiêu kinh doanh của công ty là tạo ra lợi nhuận, nên đào tạo không phải chỉ nhằm nâng cấp con người mà còn nhắm đến mục tiêu cuối cùng là tạo ra lợi nhuận.

Theo chị, đào tạo nhân sự có thể tác động đến nhiều mảng trong công ty, bao gồm:

  • Cải thiện chất lượng dịch vụ: thông qua đào tạo cải tiến tư duy và cung cấp thông tin về các chính sách có liên quan.
  • Nâng cao năng lực bán hàng: bằng việc đào tạo việc thực tế, theo dõi, giám sát và tư vấn.
  • Nâng cao năng lực quản lý: bằng cách đào tạo kỹ năng quản lý, triển khai, giám sát.
Tác động của đào tạo nhân sự
Đào tạo nhân sự có thể tác động đến nhiều mảng trong doanh nghiệp.

Trong đó, quan trọng nhất là nâng cao năng lực quản lý cho các bạn key persons của doanh nghiệp. Đây là những bạn leader, đứng đầu của mỗi một đội nhóm, chịu trách nhiệm đào tạo lại cho những bạn trong đội nhóm của mình.

Tiếp theo, chị Nguyệt Quang có chia sẻ về cách mà đào tạo có thể giúp cải thiện chất lượng dịch vụ. Bên cạnh việc nâng cấp cơ sở vật chất và cải tiến quy trình, chính sách, thì chất lượng dịch vụ phụ thuộc rất lớn vào tư duy của con người trong tổ chức.

Trong một hệ thống nhiều người, nếu có quá nhiều sự khác biệt sẽ tạo ra sự chênh trong dịch vụ đưa đến khách hàng. Vì vậy, muốn dịch vụ có chất lượng đồng nhất cho khách hàng thì cần nhân bản con người trong hệ thống. Trong quy trình nhân bản con người, đào tạo giúp thiết lập tư duy và điều chỉnh thái độ của người làm dịch vụ. Cùng với việc đưa ra các chính sách thưởng – phạt để rèn luyện hành vi, tạo dựng thói quen, từ đó sẽ giúp gây dựng văn hóa đội nhóm, doanh nghiệp. 

Thông thường, văn hóa của đội nhóm sẽ đi từ người đứng đầu đi xuống. Do đó, đào tạo cấp quản lý và nâng cao năng lực quản lý là việc quan trọng nhất để xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh.

Đào tạo nhân sự_Nâng cao tư duy
Quy trình các bước nhân bản con người trong hệ thống.

Sau phần chia sẻ về tầm quan trọng của đào tạo nhân sự, chị Nguyệt Quang đưa đến phương pháp 70:20:10 trong đào tạo nhân sự. Cụ thể, 10% là Đào tạo lý thuyết, 20% là Huấn luyện dẫn dắt, và 70% là Trải nghiệm thực tế. 

Đào tạo nhân sự ứng dụng thực tế
Ứng dụng phương pháp 70:20:10 để đào tạo nhân sự tốt.

2. Coaching

Phần tiếp theo, anh Huỳnh Hữu Minh Nhật – Trainer & Coach đã mang đến những thông tin hữu ích về Coaching hiệu quả và mô hình 3G.

Mô hình 70:20:10 bao gồm 20% các hoạt động tương tác 1:1, đặt mục tiêu, phản hồi, feedback. Trong đó, một hoạt động quan trọng là Coaching. Về định nghĩa, Coaching đề cập đến những cuộc hội thoại 1:1, những người đặt câu hỏi (Coach) sẽ hỏi những nhân viên của mình (Coaching). Để từ đó, những nhân viên này có thể định hướng mục tiêu và kế hoạch hành động rõ ràng. Đồng thời, từ những phản hồi kịp thời mà nhân viên biết họ cần điều chỉnh những gì, để tạo ra sự thay đổi và nâng cao hiệu quả của công việc.

Với anh Nhật, Coaching được định nghĩa là “Khai vấn”. “Khai” là khai sáng, “vấn” là hỏi, “khai vấn” có nghĩa là sử dụng câu hỏi để khai sáng điều gì bên trong mỗi người. Cái lõi của khai vấn là “vấn” (đặt câu hỏi). Do đó, Coaching là thông qua các câu hỏi, thì người được hỏi sẽ có thể tự “khai sáng” và đưa ra giải pháp cho chính mình.

Trong buổi Coaching, người Coach nên hạn chế hoặc tránh sử dụng những câu hỏi tước quyền, như: Tại sao anh/chị làm sai? Sao anh/chị không làm theo cách A, cách B này?,…. Bởi đây là những câu hỏi tập trung vào vấn đề và quá khứ, sẽ khiến người khác cảm giác bị tổn thương, tội lỗi bởi các kết quả trong quá khứ, làm suy giảm động lực của họ trong công việc. 

Thay vào đó, người Coach nên sử dụng những câu hỏi trao quyền, như: Anh/chị cần tôi hỗ trợ gì để giải quyết vấn đề đó ngay lập tức? Bạn có thể điều chỉnh gì ngay để giảm bớt hậu quả của vấn đề này? Bạn học được điều gì? Việc tập trung vào hiện tại và tương lai, gồm: giải pháp, bài học và cơ hội giúp mở rộng năng lực sáng tạo và tinh thần trách nhiệm của nhân viên.

Mô hình 3G trong Coaching
Mô hình 3G trong Coaching.

Mô hình 3G trong Coaching

Người làm đào tạo có thể sử dụng mô hình 3G trong việc thực hiện Coaching hiệu quả, cụ thể:

  • GOAL (mục tiêu): Người Coach sẽ đặt câu hỏi để giúp nhân viên xác định rõ mục tiêu. Mục tiêu đặt ra phải đảm bảo quy tắc SMART, quan trọng nhất là phải rõ ràng và có thời hạn. 
  • GAP (rào cản): là tất cả những thứ ngăn cản họ trong việc đạt được mục tiêu. 
  • GO (hành động): là những điều họ cần phải làm để vượt qua những rào cản và đạt được mục tiêu. Hành động cần có sự rõ ràng và có thời gian (khi nào?).

Vai trò của người làm đào tạo lúc này là: Thôi thúc để bắt đầu – kỷ luật để duy trì – quyết liệt để đi đến cuối con đường. Vì vậy, ngay khi nhân viên đã có kế hoạch hành động, họ cần phải thực hiện những bước nhỏ xíu (baby step), là những điều đơn giản họ có thể làm ngay, để tiến gần hơn đến mục tiêu của mình.

3. Phương pháp Sharing

Để giải đáp cho câu hỏi “Tuyển dụng đã khó, làm sao để giữ chân nhân viên?”, chị Hồng Sang – L&D Supervisor tại Grove đã chia sẻ về những phương pháp Sharing và ứng dụng của chúng vào thực tế doanh nghiệp. Đây là hoạt động thuộc 70% phần đào tạo thông qua thực tế của phương pháp 70:20:10.

Phương pháp Sharing trong đào tạo nhân sự
Phương pháp Sharing trong đào tạo nhân sự.

3.1. Chương trình hội nhập nhân viên mới (Onboarding new hire)

Onboarding là quá trình hội nhập cho nhân viên mới, giúp xóa đi những bỡ ngỡ, ngại ngùng. Và giúp họ nhanh chóng làm quen với công việc, tự tin và hòa nhập dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, Onboarding là bước gạch nối giữa tuyển dụng và đào tạo nhân sự. Thực hiện tốt Onboarding sẽ tạo ra một quy trình từ tuyển dụng đến đào tạo thống nhất và không đứt quãng. Đây là khâu quan trọng trong việc giữ nhân tài trong doanh nghiệp, giúp giảm đáng kể tỷ lệ nghỉ việc trong giai đoạn đầu làm việc.

Quy trình Onboarding
4 bước trong quy trình chuẩn khi Hội nhập nhân viên mới – Onboarding.

3.2. Mở rộng phạm vi hoặc trách nhiệm công việc của nhân viên (Increase scope or responsibility)

Công ty muốn giữ chân nhân viên thì phải thay đổi nhân viên, làm cho họ có nhiều thử thách và tự tin hơn. Người làm đào tạo có thể tiến hành mở rộng phạm vi và trách nhiệm công việc của nhân viên bằng cách: 

  • Taking new project: cho họ đảm nhận một dự án mới để họ tăng kinh nghiệm, khả năng và sự hiểu biết.
  • Internal Rotation: thực hiện luân chuyển nội bộ, đưa nhân viên sang một vị trí khác để đa dạng kinh nghiệm, giảm nhàm chán trong công việc cũ.
  • Doing a cross functional project: có thể gửi nhân viên sang phòng ban, bộ phận khác để học việc và làm việc. Điều này giúp tăng kinh nghiệm, kiến thức với nhiều lĩnh vực; tăng cơ hội, trách nhiệm và sự tự tin trong công việc; tăng khả năng giao tiếp, networks giữa các phòng ban.
Nâng cao trách nhiệm của nhân viên
Cách để tăng phạm vi hoặc trách nhiệm công việc của nhân viên.

3.3. Chia sẻ kiến thức (Sharing knowledge)

Chia sẻ kiến thức: mục đích là giúp nhân viên nội bộ gắn kết với nhau hơn, tạo ra văn hóa học tập, tăng trưởng và đổi mới trong công ty. 

Chia sẻ kiến thức
Tổng quan về mục đích, cách thức, nội dung triển khai phần chia sẻ kiến thức.

3.4. Xây dựng đội ngũ & tình nguyện cộng đồng (Team Building & Community Volunteering)

Những hoạt động gắn kết như Team Building & Community Volunteering giúp tăng thêm sự tương tác, tăng tinh thần đoàn kết giữa các thành viên với nhau và các phòng ban với nhau. Ngoài ra, hoạt động này cũng mang đến họ những cơ hội để hiểu về những khó khăn, thử thách và mục tiêu chung của công ty. Từ đó giúp nhân viên gắn kết với nhau và với công ty hơn, tạo thành một tập thể vững mạnh. 

Hoạt động gắn kết
Hoạt động gắn kết giúp quảng bá cho hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp.

Kết lại, đào tạo nhân sự là hoạt động rất cần thiết và vô cùng quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Với người làm nhân sự, đừng chỉ xem nhân sự mình như “công cụ” để làm việc, mà phải xem họ là “con người”. Vì vậy, đào tạo nhân sự không chỉ để giải quyết năng lực làm việc của nhân sự, mà còn phải khiến nhân viên cảm thấy hạnh phúc và gắn kết với công ty. Nâng cao năng lực lãnh đạo và khiến nhân viên hạnh phúc chính là cách hiệu quả nhất để doanh nghiệp giữ chân nhân viên và xây dựng đội ngũ nhân sự vững mạnh.

Với nỗ lực đồng hành cùng Quý doanh nghiệp trên con đường tuyển dụng nhân sự thành công về lâu dài, Việc Làm 24h sẽ tiếp tục tổ chức các buổi hội thảo, chia sẻ nhằm cung cấp thêm những thông tin và kiến thức hữu ích dành cho doanh nghiệp. Rất hy vọng nhận được sự tham gia của các Quý doanh nghiệp trong các chương trình sắp tới. 

Quý doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhân sự chất lượng thuộc mọi ngành nghề, tạo tài khoản nhà tuyển dụng và đăng tin tuyển dụng nhanh chóng trên Việc Làm 24h ngay hôm nay!

TUYỂN DỤNG NHÂN TÀI NGAY!

Việc Làm 24h hiện đang là nền tảng tuyển dụng trực tuyến phổ biến nhất Việt Nam theo thống kê của Buzzmetrics Tháng 1 2022, với hơn 12 triệu người tìm việc và 1,7 triệu đối tác tuyển dụng.

Sứ mệnh của Việc Làm 24h: “Giúp mọi lao động xây dựng, tích lũy, phát triển tài sản sự nghiệp, giúp mọi tổ chức tối ưu hiệu quả thu hút và sử dụng lao động một cách bền vững”.

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục