Học hỏi phong cách quản trị nhân sự kiểu Mỹ

Quản trị nhân sự phải bắt đầu từ việc tuyển dụng

Chính sách thu hút nhân lực và giữ nhân tài của những nhà quản trị nhân sự người Mỹ rất khác lạ. Họ tìm kiếm nhân sự từ nhiều nguồn khác nhau sau đó chọn lọc ra những ứng viên phù hợp nhất. Họ phải đặt ra một chính sách lương và chế độ đãi ngộ sao cho nhân viên của mình không phải bận tâm đến tài chính để mà tập trung cho công việc.

Những nhà lãnh đạo sẵn sàng làm cố vấn cho những nhân viên trẻ còn non kinh nghiệm để họ có thể phát triển hơn. Mục tiêu của họ không dừng lại ở việc khai thác triệt để năng lực đội ngũ mà phải làm sao để nâng cao năng lực của họ để phục vụ công việc được tốt hơn.

Trong mối quan hệ với nhân viên 

Những lãnh đạo người Mỹ có gặp khó khăn khi quản lý một tổ chức toàn những nhân tài hay không? Câu trả lời là không gặp nhiều khó khăn. Lý do nằm ở chỗ mỗi nhân viên đều biết cách hành xử đúng đắn và chuyên nghiệp. Họ hiểu rằng việc xây dựng các mối quan hệ sẽ rất tốt cho công việc của mình, đặc biệt là giảm sự căng thẳng trong môi trường làm việc.

Các nhân viên luôn đặt công việc lên trên hết. Dù họ có một chút bất đồng với ai đó vẫn phải đảm bảo công việc hoàn thành một cách tốt nhất. Nếu có va chạm thì người làm lãnh đạo phải can thiệp sớm để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Quản lý và đánh giá công việc

Các nhà lãnh đạo người Mỹ luôn muốn nhân viên của mình làm việc hơn công suất. Khi giao một công việc, họ muốn nhân viên đó phải hoàn thành hơn 100% chỉ tiêu đề ra. Khi kết quả không tốt, nhân viên phải suy nghĩ tìm ra nguyên nhân và giải quyết nó trước khi cấp trên ra lệnh. Và dù đã có giải pháp rồi, nhân viên vẫn nghĩ phải có cách khác hay hơn nữa. Vì thế sẽ không có tình trạng nhân viên tám chuyện trong giờ làm.

Nguyên tắc làm việc là làm hết việc chứ không phải hết giờ. Họ tuyệt đối tôn trọng thời gian làm việc, khi nào còn chưa xong thì chưa về. Công ty Mỹ khuyến khích những thành công vượt bậc của nhân viên bằng các nấc thang thăng tiến rõ ràng, cụ thể.

Đào tạo nhân viên

Doanh nghiệp Mỹ đào tạo và nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên không giống như ở Việt Nam. Họ đầu tư ngân sách rất lớn cho việc này, đặc biệt là đào tạo đội ngũ quản lý sơ cấp và trung cấp. Khi được học, nhân viên phải có một sự cam kết với bản thân về sự nỗ lực hết mình để biến kiến thức thành kỹ năng làm việc. Các buổi học được tổ chức với nhiều hình thức khác nhau, nhẹ nhàng thoải mái, cô đọng và hiệu quả cao, kể cả những buổi đào tạo về đạo đức kinh doanh.

Nhìn lại doanh nghiệp của mình, bạn có thấy sự khác biệt với doanh nghiệp Mỹ là gì không? Từ những điểm khác biệt đó, bạn cần phải tìm ra giải pháp để cải tiến nhằm mang lại một hiệu quả cao hơn cho doanh nghiệp của mình.

Bài viết liên quan

Cùng chuyên mục