Trong lĩnh vực truyền thông giải trí, Animation ngày càng phát triển vững mạnh và đón nhận sự hưởng ứng nồng nhiệt của các bạn trẻ. Các tín đồ đam mê thiết kế đồ hoạ đã không còn quá xa lạ về thuật ngữ Animation. Vậy Animation là gì? Các hiệu ứng Animation nào phổ biến hiện nay? Nên sử dụng phần mềm tạo Animation nào? Nếu bạn yêu thích các thước phim Animation và mong muốn theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực Animation thì bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ dành cho bạn, cùng theo dõi nhé!
Animation là gì?
Animation (hoạt hình, hoạt hoạ) là quá trình thiết kế, tạo hình nhân vật, xây dựng bố cục và sắp xếp hình ảnh của đối tượng tĩnh để tạo ra ảo giác chuyển động theo trình tự nối tiếp nhau trên màn ảnh. Animation đem lại sự sống và chuyển động linh hoạt cho các vật tưởng chừng vô tri vô giác như tranh vẽ, con rối, nhân vật 3D, ảnh cắt thủ công, hình Lego,… Trong đó, Animator là người làm phim, làm việc với các bản vẽ và phần mềm chuyên dụng để chụp lại liên tiếp các chuyển động theo từng giai đoạn.
Quá trình mắt người nhận diện hình ảnh chỉ khoảng 1/10 giây, đây được gọi là Persistence of Vision (POV). Đây là một ảo ảnh quang học mà thông qua đó, những hình ảnh rời rạc sẽ được ghép lại xuất hiện liên tục theo thứ tự, những hình ảnh này trở thành một hình ảnh chuyển động duy nhất khi con người quan sát.
Xem thêm: Design Thinking là gì? Quy trình ứng dụng Design Thinking để làm việc hiệu quả
Nguồn gốc của Animation là gì?
Animation xuất hiện từ những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỳ 20. Hiệu ứng Animation dần được chú ý thông qua các sản phẩm hoạt hình của Walt Disney vào những năm 1920.
Steamboat Willie (1928) là tác phẩm đánh dấu bước chuyển mình quan trọng trong lịch sử của nghệ thuật Animation. Mặc dù không được lồng tiếng và sử dụng hiệu ứng âm thanh, nhưng Steamboat Willie đã trở thành một bộ phim Animation nổi bật trong ngành công nghiệp hoạt hình tại thời điểm này.
Tiếp nối thành công của Steamboat Willie, Walt Disney đã cho ra mắt cuốn sách “The Illusions of Life: Disney Animation”. Trong cuốn sách là những cách mà Walt Disney tạo ra các bộ phim hoạt hình đỉnh cao với chuyển động mượt mà cho các nhân vật hoạt hình của chính hãng phim này. Điều này đã đặt nền móng quan trọng cho hiệu ứng Animation trở nên phổ biến ở khắp nơi trên thế giới.
Có những loại hiệu ứng Animation nào phổ biến?
Có 5 thể loại Animation chính mà chắc chắn các bạn đã từng trải nghiệm ít nhất một lần.
1. Hoạt hình truyền thống: Traditional Animation là gì?
Traditional Animation còn có tên khác là Hand-draw Animation, là Amation có lịch sử lâu đời nhất. Đây là hoạt hình 2D, được tạo ra bằng cách vẽ tay tất cả khung hình trên giấy trong suốt bằng xenlulo. Để tạo ra chuyển động liên tiếp cho các đối tượng, nhà làm phim vẽ từng khung hình và từng cử động nhỏ. Cứ 1 giây chuyển động của nhân vật (khung hình) cần đến 12-24 bức vẽ, do đó, một bộ phim 60 phút thường tốn rất nhiều công sức và thời gian. Diễn giải dễ hiểu hơn thì đây là hình thức lật từng trang của một cuốn sách với tốc độ cực nhanh. Traditional Animation có tính nghệ thuật rất cao, tác giả sẽ gửi cảm xúc của mình vào từng khung hình. Vì vậy, loại Animation này đòi hỏi trình độ tay nghề và óc sáng tạo cực cao, bởi quy trình sản xuất cực nhọc và khó chỉnh sửa.
2. Hoạt hình 2D: 2D Animation là gì?
Animation 2D cũng được coi là Animation truyền thống, nhưng bản chất lại khác với Animation truyền thống. 2D Animation được tạo ra bằng các vector trên máy tính nên từng khung ảnh linh hoạt hơn, quy trình sản xuất cũng hiệu quả hơn. Với kiểu đồ họa bằng thuật toán vector, độ phân giải cực lớn được thể hiện bằng pixel, cho phép phóng to thu nhỏ thoải mái mà không lo hình bị bể. Nhờ đó, chuyển động hình ảnh của Animation 2D cũng mượt mà hơn.
Với Animation 2D, các Animator không cần phải vẽ đi vẽ lại nhiều lần như vẽ tay truyền thống, họ chỉ cần thay đổi một số chi tiết là được. Nhật Bản là một trong những cái nôi công nghiệp sản xuất nhiều phim hoạt hình 2D nổi tiếng, với tên gọi riêng là anime với các series nổi đình đám như loạt phim của Ghibli.
3. Hoạt hình 3D: 3D Animation là gì?
Cùng với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật hiện đại, 3D Animation đang trở thành phương thức được các Animator sử dụng để tạo nên các chuyển động trên từng khung hình bằng công nghệ CGI. Điểm khác biệt của 3D Animation so với các loại Animation khác là hình ảnh sẽ được biểu hiện từ mô hình 3D dựng trên máy tính.
Các nhân vật trong 3D Animation thường sống động, có chiều sâu, gần gũi và chân thực hơn. Hoạt hình 3D yêu cầu toàn bộ cơ thể của nhân vật phải luôn được hiện rõ, siêu thực. Nhiều phim hoạt hình 3D nổi tiếng mà chắc chắn bạn đã từng nghe qua như Frozen, Coco, Up, Inside Out,… Đa số 3D Animation có kinh phí sản xuất vô cùng đắt đỏ và cần rất nhiều thời gian để đầu tư.
Xem thêm: Designer là gì? Tiết lộ các website cung cấp nguồn cảm hứng vô tận cho designer
4. Đồ họa chuyển động: Motion Graphics
Motion Graphics là đồ họa kỹ thuật số tạo chuyển động, có âm thanh. Motion Graphics không được sử dụng trong ngành phim ảnh mà thường có mặt trong các video quảng cáo, thương mại và các lĩnh vực truyền thông đa phương tiện.
Cả Animation và Motion Graphics đều sử dụng 12 nguyên tắc chuyển động để hình ảnh được chân thực, tự nhiên. Tuy nhiên đối tượng hướng đến của Animation là nội dung câu chuyện và nhân vật, còn Motion Graphics hướng đến truyền tải thông tin bằng các hiệu ứng chuyển động qua text, font chữ, hình khối, đường nét,….
5. Hoạt hình tĩnh vật: Stop Motion
Stop Motion có nguyên lý tương tự Traditional Animation, tuy nhiên thay vì vẽ tranh, Stop Motion sử dụng đối tượng vật lý trong mỗi khung hình bằng hình thức tạo hình đất sét, tạo pixel, hoạt ảnh cắt (cutout animation), chuyển động đối tượng (object motion),…
Ảo ảnh chuyển động trong Stop Motion được tạo ra bằng cách di chuyển với gia số nhỏ và chụp lần lượt từng khung hình. Hình thức này đòi hỏi các Animators có kỹ năng chuyên sâu và phải dành tâm huyết, thời gian lâu dài để hoàn thành tác phẩm.
Tạo Animation với các phần mềm thiết kế Animation
Mỗi dạng Animation sẽ có những phần mềm thiết kế Animation khác nhau. Dưới đây là các phần mềm thiết kế được các Animators sử dụng phổ biến nhất hiện nay:
Phần mềm 3D Animation
Autodesk Maya: Phù hợp cho việc tạo Animation trên máy tính, với nhiều tính năng như thiết kế Animation, Motion Graphics,…
Blender: Blender là công cụ cung cấp các tính năng như xử lý định dạng 3D, khởi tạo mô hình, hoạt họa và chỉnh sửa video cùng lúc hoàn toàn miễn phí. Bên cạnh đó, phần mềm này còn có thể tương tác đa nền tảng, nhờ đó, quy trình làm việc được tích hợp chặt chẽ.
Cinema 4D: Cinema 4D là công cụ thiết kế có nền tảng xử lý Motion Graphics, nhưng vẫn có thể sử dụng để sản xuất phim 3D. Người dùng có thể sử dụng tính năng xử lý chương trình 3D và chỉnh sửa luân phiên giữa Cinema 4D – After Effects không cần phải render..
Phần mềm 2D Animation
After Effect: Đây là phần mềm xử lý hình ảnh ở dạng 2D và 3D, được sử dụng để tạo các hiệu ứng kỹ xảo đẹp mắt và thiết kế Animation cho nhân vật. Phù hợp với những ai đã làm quen với phần mềm Adobe.
Animate CC: Phần mềm thiết kế 2D Animation nổi tiếng trên thế giới mà bất kỳ Animators nào cũng đã từng nghe qua.
Character Animator: Thuộc sở hữu của Adobe, Character Animator giúp tạo các nhân vật hoạt hình với tốc độ nhanh chóng. Các bạn có thể thiết kế nhân vật từ hai phần mềm Photoshop (Ps) hay Illustrator (AI), sau đó xuất vào Character Animator để xử lý. Một trong những tính năng nổi bật của Character Animator là sử dụng webcam, microphone để bắt chuyển động và áp dụng trực tiếp vào nhân vật.
Phần mềm Stop Motion
Dragonframe: là công cụ toàn diện để sản xuất Stop Motion, các bạn có thể sử dụng nhiều thiết bị đính kèm như thiết bị điều chỉnh sáng, điều khiển máy ảnh và kéo lấy nét.
Stop Motion Studio: Stop Motion Studio là phần mềm có thể sử dụng cho nhiều thiết bị như điện thoại, máy tính bảng, PC,… Với giao diện trực quan, tính năng dễ sử dụng, Stop Motion Studio phù hợp cho các bạn mới bắt đầu tìm hiểu về hình thức Animation này.
Học Animation ở đâu uy tín?
1. Đại học FPT: Các bạn có thể theo học 3D Animation thuộc 1 trong 7 chuyên ngành của chương trình đào tạo ngành Thiết kế Đồ họa theo hướng Thiết kế mỹ thuật số (Digital Art & Design) tại FPT.
2. VTC Academy: Học 3D Animation tại VTC Academy là một trong những lựa chọn hoàn hảo nếu các bạn định hướng làm việc tại các doanh nghiệp hàng đầu về mảng Animation tại Việt Nam như VNG, Sparx*, Gameloft,…
3. RMIT: Các bạn có thể theo học 3D Animation trong chương trình đào tạo Cử nhân Thiết kế (Truyền thông số) tại RMIT.
4. PTIT – Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông: Chương trình đào tạo Công nghệ Đa phương tiện tại PTIT giúp các bạn làm quen với 3D Animation thuộc chuyên ngành Thiết kế Đa phương tiện. Cùng với đó là các kiến thức về thiết kế UI, Layout, đồ họa chữ,… trong lĩnh vực Game, thiết bị di động, tư duy thiết kế và đồ họa chuyển động.
5. Green Academy: Tham gia khóa học 3D Animation tại Green Academy với 8 tháng học từ cơ bản đến chuyên sâu về 3D Animation và công cụ diễn xuất 3D, Overlap, Posing, Walk – Run – Jump,… cho nhân vật.
Học Animation ra làm gì?
Sự phát triển vững mạnh của ngành công nghiệp Animation giúp thị trường việc làm lĩnh vực truyền thông giải trí trở nên sôi động hơn bao giờ hết.
- Animator: Vị trí không thể thiếu trong đội ngũ sản xuất phim hoạt hình.
- Background Artist: Họa sĩ bối cảnh, chịu trách nhiệm về phông nền, bối cảnh và cảnh vật trong các bộ phim hoạt hình.
- Art Director: Thiết kế và tạo hình nhân vật dựa theo yêu cầu dự án.
- Storyboard Artist: Biên kịch phim tạo ra những nội dung câu chuyện cuốn hút.
- Post – production: Hậu kỳ, đảm nhận các công việc về editing, dựng phim và điện ảnh.
Kết luận
Khám phá Animation là gì cũng như các hiệu ứng Animation phổ biến hiện nay giúp các bạn trẻ bước vào một thế giới mới với của sự sáng tạo không giới hạn. Hy vọng những thông tin mà Việc Làm 24h chia sẻ qua bài viết sẽ trở thành hành trang hữu ích cho các bạn trên hành trình chinh phục các công việc về Animation. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm: Viết lách là gì? Khám phá 15 cách tạo nội dung ấn tượng cho người mới bắt đầu