BA là gì? Những điều bạn cần biết để trở thành một BA giỏi

Vào những năm gần đây, thị trường kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ hơn và dần có chỗ đứng vững chắc. BA là một ngành nghề mới nhưng lại cực kỳ cần thiết và đòi hỏi nguồn nhân lực dồi dào. Ở bài viết này, Việc Làm 24h sẽ cùng bạn giải đáp các câu hỏi về ngành BA như ‘BA là gì trong tiếng anh?’, ‘Để làm BA cần học gì?’, ‘Cơ hội nghề nghiệp của BA có tốt không?’.

BA là gì? Công việc của BA là gì?

ba là gì
BA là gì?

BA là viết tắt của từ Business Analyst, chính là chuyên viên phân tích kinh doanh hay chuyên viên phân tích nghiệp vụ. Business Analyst sẽ đánh giá và phân tích toàn bộ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó xác định vấn đề cần cải thiện và đưa ra phương hướng giải quyết.

Thêm vào đó BA còn có thể gặp trực tiếp khách hàng để nhận ý kiến đóng góp và chuyển thông tin về cho team nội bộ xử lý. Business Analyst cũng đảm nhận việc quản lý tài liệu kỹ thuật.

Để định nghĩa cụ thể hơn về BA thì hiện nay Business Analyst chia ra làm 3 chuyên môn chính:

Management Analyst

ba là gì
Management Analyst là gì?

Management Analyst hay còn được gọi là chuyên gia tư vấn quản lý, nhiệm vụ chính của họ là đưa đề xuất cho doanh nghiệp. Họ tư vấn cho những nhà quản lý cách tổ chức doanh nghiệp, các phương án tăng năng suất làm việc và giảm các chi phí hoạt động không cần thiết.

Systems Analyst

ba là gì
Systems Analyst là gì?

hiệm vụ của những người làm Systems Analyst là kiểm tra hệ thống, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của một doanh nghiệp hay tổ chức. Để làm chuyên viên phân tích hệ thống thì yêu cầu bạn phải có chuyên môn kỹ thuật thuật cao và còn phải am hiểu về phương thức kinh doanh của doanh nghiệp hiện tại.

Data Analyst

ba là gì
Data Analyst là gì?

Data Analyst có thể hiểu là chuyên viên phân tích dữ liệu, công việc của họ là thu thập, phân tích và lưu trữ về doanh số bán hàng, về nghiên cứu thị trường hay các hoạt động khác của doanh nghiệp.

Sau khi có đầy đủ thông tin, họ sẽ trình bày lại dưới dạng các đồ thị, biểu đồ, sơ đồ hay bảng biểu để báo cáo cho các bên liên quan. Từ các dữ liệu được phân tích kỹ càng, logic, họ sẽ dự đoán những gì có thể xảy ra và hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh tốt hơn.

Học ngành gì để làm BA?

Về căn bản thì khi làm việc về Business Analyst bạn phải nắm rõ kiến thức của công nghệ thông tin, cách vận hành, bảo trì, phát triển các hệ thống phần mềm, bạn sẽ là người trực tiếp tham gia giải quyết các bài toán thực tế thông qua các phần mềm. Do vậy nếu bạn là một sinh viên học IT thì thật sự đây là một lợi thế để bạn bắt đầu công việc liên quan đến BA.

ba là gì
Học ngành gì để làm BA?

Việc quản lý, có kiến thức về quản trị, tài chính cũng là một kỹ năng mềm cần thiết khi làm về lĩnh vực BA. Một số ngành thuộc nhóm ngành kinh tế – quản lý như kế toán, chuyên viên kế toán, quản trị doanh nghiệp, marketing,… khi học bạn sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về quản trị, kế toán, tài chính,… Đây là những điều kiện thật sự thuận lợi để bạn có thể bắt đầu công việc BA. Và nếu bạn muốn trở thành một Business Analyst thực thụ thì hãy trang bị cho mình những kỹ năng quan trọng như: kỹ năng giao tiếp, tư duy phân tích dữ liệu, kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phản biện,… Đây là những kỹ năng vô cùng quan trọng, giúp ích rất nhiều cho bạn khi làm việc tại lĩnh vực BA.

Hiện tại ở Việt Nam chưa có một ngành học cụ thể cho Business Analyst. Thế nên ở Việc làm 24h sẽ gợi ý cho các bạn một số ngành học bạn có thể lựa chọn để theo đuổi công việc Business Analyst này.

Khối ngành kinh tế

Như phần BA là gì đã giải thích bên trên , thì đây là từ viết tắt của Business Analyst nên để theo đuổi ngành này thì khối ngành kinh tế là một sự lựa chọn không thể bỏ qua.

Nên học khối ngành kinh tế để theo đuổi nghề BA.

Nhiệm vụ chính của Business Analyst là phân tích dữ liệu, thông tin về lợi nhuận, doanh số,… Đây cũng là kỹ năng bạn được trang bị ở khối ngành kinh tế, cụ thể là các ngành như tài chính, kế toán, kiểm toán,… Tại Việt Nam cũng có vô số các trường đại học có các ngành này để bạn lựa chọn theo học.

Bên cạnh việc học những kiến thức của ngành kinh tế, bạn cũng nên bổ sung cho mình một ít kiến thức về công nghệ thông tin để có thể bổ trợ cho công việc Business Analyst sau này.

Ngành Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin cũng là một lựa chọn tốt.

Business Analyst cần vận dụng khá nhiều các kiến thức về công nghệ thông tin, vì hiện tại là thời đại của công nghệ số, việc thúc đẩy kinh doanh bằng các kỹ thuật công nghệ là điều tất yếu. Business Analyst không chỉ đưa ra các giải pháp cho doanh nghiệp mà còn là các giải pháp vận hành doanh nghiệp bằng phần mềm cũng như bảo mật thông tin kinh doanh. Để theo đuổi ngành Business Analyst, bạn có thể lựa chọn các ngành học như khoa học máy tính, kỹ thuật phần mềm, công nghệ thông tin,…

Và tất nhiên ngoài các kiến thức chuyên môn thì bạn cũng nên đầu tư thêm cho bản thân mình các kiến thức về kinh doanh và cả kỹ năng mềm để giao tiếp hiệu quả hơn. Đây cũng là cách để bạn có thể tiến xa hơn ở ngành Business Analyst này.

Tổng quan về các nhiệm vụ chính của BA

ba là gì
Tổng quan về những nhiệm vụ chính của BA

Tương tác và làm việc với khách hàng

Business Analyst có vai trò thúc đẩy sự hợp tác và giao tiếp với khách hàng. Thực tế khách hàng không phải lúc nào cũng biết mình cần gì. Do đó, Business Analyst cần giao tiếp, làm việc trực tiếp với khách hàng để thu thập thông tin, khai thác các nhu cầu của họ. Sau khi phân tích rõ ràng các thông tin có được, BA sẽ đưa ra các giải pháp phù hợp cho vấn đề.

Chuyển giao thông tin cho nội bộ

Sau khi có đầy đủ các thông tin và đưa ra giải pháp thì BA sẽ chuyển giao thông tin cho các đội nhóm khác, thiết lập một môi trường làm việc thân thiện và kết nối các đội nhóm với nhau để hoàn thành kế hoạch.

Ví dụ, khi có một kế hoạch cụ thể họ sẽ phân chia công việc cho các nhóm như đội ngũ kỹ thuật sẽ fix các lỗi cho phần mềm đúng thời hạn, đội kinh doanh sẽ đảm bảo sản phẩm làm ra phù hợp với yêu cầu,… Business Analyst sẽ phân chia nhiệm vụ khác nhau cho các đội nhóm khác nhau nhưng mục tiêu chính là hoàn thành dự án đúng hạn.

Quản lý các thay đổi theo yêu cầu khách hàng

Việc kinh doanh luôn thay đổi liên tục nên Business Analyst phải liên tục cập nhật các thông tin, họ cần phải phân tích và đưa ra các dự đoán về những thay đổi từ đó lên các kế hoạch dự phòng những thay đổi lớn gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống.

Kỹ năng cần có để làm BA

ba là gì
Các kỹ năng mà một BA nên học.

Sau khi tìm hiểu về khái niệm ‘BA là gì?’, ‘Công việc chính của BA’ thì tiếp theo chúng ta sẽ điểm qua những kỹ năng không thể thiếu nếu bạn muốn trở thành Business Analyst.

Kỹ năng giao tiếp

Business Analyst là một công việc cần giao tiếp trực tiếp với khách hàng, phân chia lại nhiệm vụ cho các bộ phận khác trong doanh nghiệp. Không phải khách hàng nào cũng có kiến thức chuyên môn về công nghệ thông tin hay một số mảng cụ thể nào đó nên BA phải giải thích cho khách hàng bằng ngôn từ đơn giản nhất để khai thác thông tin.

Xem thêm: Vai trò nghệ thuật giao tiếp quan trọng như thế nào trong cuộc sống hiện đại?

Kỹ năng về công nghệ và cơ sở dữ liệu

Để phân tích các dữ liệu lớn thì tất nhiên không thể thiếu được những ngôn ngữ lập trình. Để làm Business Analyst, bạn cần bổ trợ thêm cho bản thân mình các kiến thức chuyên môn của ngành công nghệ thông tin.

Ngoài ra thì BA cũng phải quản lý một hệ dữ liệu khổng lồ nên bạn phải có các kiến thức về cơ sở dữ liệu quan hệ như MySQL, Microsoft SQL Server, Oracle DB,…

Xem thêm: Các tuyệt chiêu dùng hàm trong Excel cực đơn giản dân văn phòng cần biết

Kỹ năng phân tích, xử lý vấn đề và đưa ra quyết định

Phân tích và xử lý vấn đề là kỹ năng không thể thiếu.

Bản thân ngành BA chính là chuyên viên phân tích nên kỹ năng phân tích là điều kiện tiên quyết nếu bạn muốn theo nghề này. Công việc của BA thường phải đối mặt với các thay đổi, nên họ cần có kỹ năng xử lý vấn đề tốt để đưa ra quyết định đúng đắn khi xảy ra các tính huống bất ngờ.

Xem thêm: Quyết định là gì? Bật mí 5 tuyệt chiêu giúp rèn kỹ năng ra quyết định nhanh chóng

Kỹ năng quản lý dự án

Do tính chất công việc của Business Analyst là tổng hợp thông tin, phân tích và bàn giao lại cho các đơn vị liên quan nên để làm được điều này, bạn phải có kỹ năng quản lý dự án.

BA sẽ phải chịu trách nhiệm tất cả mọi thứ từ phân công, điều phối nhân viên, dự báo ngân sách, đảm bảo tiến độ công việc,…

Cơ hội nghề nghiệp cho ngành BA

ba là gì
Cơ hội nghề nghiệp của nghề BA rộng mở.

Trên thực tế thì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều cần Business Analyst nên cơ hội nghề nghiệp của ngành này cực kỳ rộng. Ngay khi bạn là BA với trình độ Intern hoặc Fresher – một người vừa ra trường hay chỉ mới có ít kinh nghiệm thì mức lương cũng đã dao động từ 5 đến 12 triệu đồng.

Nếu bạn đã có từ 2 đến 3 năm kinh nghiệm làm việc thì mức lương sẽ được tăng lên đến 20 triệu đồng. Khi bạn đã là một Senior BA thì mức lương sẽ lên đến 35 triệu đồng, chưa kể đến việc bạn được lên đến chức cao hơn như quản lý chẳng hạn.

Để có được mức lương cao trong ngành nghề này, việc đầu tiên bạn cần làm là nâng cao trình độ bản thân, bổ sung những kỹ năng cần thiết để có thể làm công việc này một cách tốt nhất.

Tổng kết

ba là gì

Qua bài viết trên Nghề Nghiệp Việc Làm 24h hy vọng đã giúp các bạn nắm rõ hơn về khái niệm của BA là gì, công việc cụ thể mà BA phải làm cũng như các kỹ năng để có thể làm tốt công việc của một Business Analyst. Mong rằng bạn sẽ sớm tìm được niềm đam mê và lựa chọn công việc phù hợp.

Xem thêm: Vén màn ngành HR: Vị trí công việc và các yêu cầu kỹ năng cần có ra sao?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục