CFO là gì? Những kỹ năng quan trọng để trở thành một CFO chuyên nghiệp bạn cần phải biết

CFO được xem là một vị trí quyền lực trong các doanh nghiệp, công ty hoặc tập đoàn bởi những người này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực tài chính. Trong bối cảnh kinh tế phát triển, giá trị của các CFO càng trở nên rõ ràng với vai trò như một nhà cố vấn chiến lược có tầm nhìn dài hạn để định hướng tương lai tài chính của doanh nghiệp. Dù đã nghe nhiều tới vị trí CFO nhưng bạn vẫn chưa thực sự hiểu CFO là gì?

Bạn muốn tìm hiểu sâu hơn các công việc của một CFO? Những tiêu chí quan trọng để trở thành một CFO chuyên nghiệp là gì? Vậy thì đây chính là bài viết này dành cho bạn! Hãy dành thời gian tìm hiểu sâu hơn về định nghĩa thuật ngữ CFO, vai trò, công việc và những kỹ năng của một CFO cùng Việc Làm 24h ngay nhé!

CFO là gì?

CFO là gì

Chief Financial Officer hay CFO là thuật ngữ chỉ chức danh giám đốc tài chính, thường chịu trách nhiệm về các công tác tài chính của doanh nghiệp, công ty hoặc tập đoàn. Chức danh này được hiểu đơn giản là giám đốc điều hành cấp cao chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Thông thường, các CFO thường phụ trách theo dõi, nghiên cứu và xử lý dữ liệu để lập kế hoạch tài chính tổng thể phù hợp cho công ty trong từng giai đoạn khác nhau. Qua đó, CFO sẽ siết chặt công tác quản lý nguồn tài chính công ty bằng cách khai thác điểm mạnh thị trường tài chính để sử dụng các nguồn vốn hiệu quả. Đồng thời CFO sẽ cảnh báo những rủi ro tài chính có thể xảy ra và đưa ra hành động khắc phục kịp thời nhằm bảo toàn khối tài sản của công ty.

Công việc của CFO là gì?

Công việc của CFO là gì?

Trong công việc, CFO sẽ phụ trách chuyên môn tài chính của công ty:

  • Phân tích tình hình tài chính của công ty để kiểm soát tốt chi phí hoạt động cũng như dự trù ngân sách cho các dự án tài chính phù hợp.
  • Tư vấn kế hoạch sử tài chính lâu dài cho công ty
  • Đánh giá ưu điểm và nhược điểm các dự án của công ty trên phương diện tài chính để đáp ứng tính biến động thị trường tài chính.
  • Lập các phương án dự phòng nguồn tài chính công ty cho các tình huống rủi ro có thể xảy ra.
  • Duy trì khả năng thanh khoản và nguồn tài chính của công ty.
  • Xây dựng một chính sách phân chia lợi nhuận thích hợp với quy mô công ty.
  • Thiết lập chính sách quản lý tiền mặt cho công ty.
  • Quản lý và chỉ đạo hoạt động tài chính của các phòng ban liên quan như phòng kế toán, phòng tài vụ, phòng sản xuất – kinh doanh,…
  • Chỉ đạo và giám sát thực hiện báo cáo tài chính định kỳ, sau đó báo cáo đến CEO.
  • Đàm phán và duy trì mối quan hệ với các đối tác tài chính như ngân hàng, tổ chức tài chính,… mục đích mang lại giá trị cho công ty.

Vai trò của CFO là gì?

Đối với công ty vai trò của CFO là gì?

Trong vai trò của một nhà quản lý tài chính cấp cao, CFO cần nhận thức rõ ràng vai trò của mình đối với công ty.

Quản lý

CFO sẽ kiểm soát và quản lý tài chính nhằm tuân thủ chuẩn mực của báo cáo tài chính để bảo toàn khối tài sản của công ty. Đồng thời quản lý những rủi ro tài chính có thể xảy ra để kịp thời đưa ra phương án giải quyết.

Điều hành

CFO là người đảm bảo phòng tài chính cũng như các phòng ban liên quan như phòng kế toán, phòng tài vụ,… phối hợp thực hiện công việc một cách hiệu quả và nhịp nhàng. CFO phải biết chỉ đạo và điều phối nhân sự thực thi các dự án tài chính phù hợp với định hướng của công ty.

Chiến lược

CFO có vai trò như một nhà quân sư tài chính, quyết định sự sống còn của mọi doanh nghiệp, công ty hay tổ chức. CFO luôn phải nhạy bén phân tích tài chính để giúp doanh nghiệp vượt qua những rủi ro trong thị trường tài chính nhiều biến động. Đồng thời dẫn dắt doanh nghiệp phát triển các chiến lược tài chính phù hợp đạt được hiệu quả cao nhất.

Xúc tác

CFO đại diện cho bộ mặt tài chính của công ty, thể hiện vai trò của mình khi tạo lập và duy trì mối quan hệ hòa hợp với các đối tác kinh doanh nhằm mang lại giá trị cho công ty.

Những kỹ năng cần thiết để trở thành một CFO chuyên nghiệp

Những kỹ năng cần thiết để đạt được sự chuyên nghiệp trong vị trí CFO là gì?

Học vấn

CFO không phải là một vị trí đơn giản, với vai trò là người tư vấn tài chính cho cả công ty thì đòi hỏi CFO phải có nền tảng kiến thức sâu rộng trong không chỉ trong chuyên môn tài chính mà còn là tầm nhìn chiến lược kinh doanh. Tất cả quyết định của CFO đều gắn liền với các quyết định tài chính vì thế CFO cần đầu tư bài bản để thành thạo các kiến thức liên quan đến kế toán, pháp luật về tài chính, tài chính quốc tế,…

Đây là bàn đạp vững chắc trong nghiệp vụ cho các CFO khi có các bằng Cử nhân hay Thạc sĩ về Kế toán hoặc Tài chính. Đương nhiên, để hoàn thiện bản lĩnh và có tiếng nói trong công ty, các CFO cần phải theo học các khóa đào tạo cao cấp để lấy chứng chỉ có giá trị quốc tế như CPA – Certified Public Account ACCA – Association of Chartered Certified Accountants và CFA – Chartered Financial Analyst.

Kinh nghiệm

Tính chất công việc của CFO đòi hỏi nhiều năm kinh nghiệm để tích lũy kiến thức chuyên môn về lĩnh vực quản lý tài chính để đảm bảo xây dựng chiến lược phù hợp cho công ty.

Thông thường, lộ trình của một CFO sẽ bắt đầu từ vị trí thấp rồi dần tiến đến vị trí cao hơn. Đối với vị trí chuyên viên phân tích tài chính sẽ phát triển sự nghiệp lên chuyên viên phân tích tài chính cấp cao – chuyên viên hoạch định tài chính – trưởng phòng phân tích tài chính – giám đốc kế hoạch tài chính – giám đốc tài chính. Hoặc bạn có thể xây dựng lộ trình từ vị trí kế toán viên – kế toán trưởng – giám đốc tài chính.

Tuy nhiên, lộ trình nào cũng đòi hỏi bạn phải chứng minh được kinh nghiệm chuyên môn được nâng cấp không ngừng theo thời gian để xứng đáng được cất nhắc lên chức giám đốc tài chính. Vì thế, các CFO tương lai luôn phải không ngừng học hỏi và rèn giũa nghiệp vụ tài chính để tiếng nói của mình có trọng lượng trong công ty.

Kỹ năng chuyên môn

Kỹ năng chuyên môn của CFO là gì?

1. Kỹ năng phân tích tài chính

Để đảm bảo cơ sở cho các dự báo tài chính, CFO cần phân tích và đánh giá chính xác sức khỏe tài chính của công ty. Sở hữu kỹ năng này còn giúp các CFO phát huy tiềm năng tài chính doanh nghiệp trong tương lai và đưa ra các giải pháp đúng đắn để kiểm soát, sửa chữa các lỗ hổng trong hệ thống tài chính của công ty.

2. Kỹ năng lập kế hoạch tài chính

Sở hữu kỹ năng lập kế hoạch tài chính giúp các CFO thiết lập mục tiêu tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty trước khi bắt tay vào xây dựng kế hoạch sử dụng các nguồn vốn. Mục tiêu để phân tích các bước tiến tài chính mang tầm chiến lược và thực thi nguồn tài chính của công ty phát huy hiệu quả nhất có thể.

3. Kỹ năng quản trị dòng tiền

Dựa trên kỹ năng này, CFO sẽ nắm bắt tình hình tài chính của công ty bằng cách điều chỉnh và kiểm soát sự vận động của các nguồn vốn, cụ thể là dòng tiền ra – vào của công ty.

4. Kỹ năng quản trị tài chính dự án

Thành thạo kỹ năng này sẽ giúp ích rất nhiều cho các CFO trong công việc. Cụ thể là các CFO có thể tìm ra phương pháp quản lý tài chính phù hợp cho các dự án của công ty nhằm mục đích đảm bảo những bước đi chiến lược được thực thi đúng đắn.

Kỹ năng mềm

Bên cạnh kỹ năng chuyên môn thì kỹ năng mềm cần có của CFO là gì?

1. Kỹ năng lãnh đạo

Chắc chắn với vị trí giám đốc tài chính – vị trí chỉ sau CEO của công ty, bạn cần phải đảm bảo phong thái cần có của một nhà lãnh đạo. Ngoài học vấn uyên thâm hay chuyên môn giỏi thì một CFO chuyên nghiệp cũng cần phải có kỹ năng lãnh đạo để quản lý và dẫn dắt phòng tài chính tăng tốc hiệu quả được.

2. Kỹ năng quan sát

Với vị trí CFO thì bạn phải là người chủ động để đưa ra tư duy chiến lược mang lại giá trị cho công ty. Để làm được điều đó, kỹ năng quan sát nhạy bén sẽ giúp các CFO nhìn nhận và nắm bắt chính xác cốt lõi vấn đề.

3. Kỹ năng phân tích

Các CFO tương lai cần thành thạo kỹ năng phân tích để có cái nhìn bao quát khi đo lường hiệu suất tài chính, hiệu suất hoạt động và định hướng chiến lược phát triển phù hợp với công ty. Việc đọc hiểu và phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của từng nhân viên phòng tài chính cũng là một ưu thế giúp các CFO trọng dụng đúng người đúng dự án của công ty.

4. Kỹ năng tập trung

Kỹ năng tập trung của CFO là gì?

Các CFO sở hữu kỹ năng này sẽ tập trung thi hành các kế hoạch mang lại giá trị cho công ty, đồng thời giúp CFO tối ưu hóa năng suất làm việc khi phát triển các dự án hiệu quả nhất.

5. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Trong lĩnh vực tài chính, luôn phát sinh những tình huống bất ngờ, vì thế các CFO cần đề cao kỹ năng giải quyết vấn đề trong công việc. Kỹ năng này giúp các CFO chủ động ứng phó khi sử dụng trực giác và khả năng phân tích để nhanh chóng giải quyết vấn đề.

6. Kỹ năng ứng biến

Kỹ năng ứng biến giúp CFO nhạy bén tổng hợp, phân tích và đưa ra những quyết định tài chính đáp ứng sự biến động tình hình thị trường tài chính vĩ mô. Một mặt giúp bảo toàn tài chính công ty trước những biến động của thị trường và một mặt giúp tối đa hóa tỷ lệ lợi nhuận tài chính của doanh nghiệp khi có cơ hội đầu tư thích hợp.

7. Kỹ năng thuyết phục

Trong vai trò là giám đốc tài chính của công ty, các CFO cần có kỹ năng giao tiếp ứng xử để phục vụ những cuộc đàm phán, thương thảo và thuyết phục các đối tác tài chính để đi đến sự thống nhất quyền lợi đôi bên.
Đạo đức nghề nghiệp

Ý nghĩa của phẩm chất đạo đức mà một CFO cần có là gì?

Trong bối cảnh kinh tế xã hội phát triển vượt bậc, nghiệp vụ của một CFO luôn chứa đựng rất nhiều rủi ro đạo đức từ lĩnh vực tài chính vốn đã vô cùng nhạy cảm. Vì thế, các CFO luôn phải đảm bảo tư duy kỷ luật, minh bạch, cẩn trọng và kiên định để không vụ lợi, tránh xa sự cám dỗ của đồng tiền. Nhờ đó mà các CFO mới đủ bản lĩnh lèo lái doanh nghiệp vượt qua thất thoát tài chính. Đồng thời điều này sẽ mang đến sự uy tín cho công ty khi minh bạch rõ ràng hoạt động tài chính.

Kết luận

Chắc chắn vị trí CFO sẽ mang đến nhiều thành công trong tương lai

Thông qua những thông tin hữu ích mà Nghề Nghiệp Việc Làm 24h chia sẻ, hy vọng sẽ giúp các bạn có góc nhìn đa chiều về CFO cũng như công việc, vai trò và những kỹ năng của một CFO chuyên nghiệp. Trong môi trường đầy biến động và cạnh tranh như hiện nay, đòi hỏi CFO phải đảm bảo hoàn thiện những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và phẩm chất đạo đức từng ngày để có thể dẫn dắt tài chính doanh nghiệp đi đúng hướng. CFO là một vị trí không dễ dàng, nhưng chắc chắn sẽ mở ra những cơ hội giúp bạn thử thách năng lực bản thân cũng như gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp tương lai!

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục