Điểm mạnh của bản thân bạn là gì: Mẹo trả lời khiến nhà tuyển dụng gật gù

“Hãy kể cho tôi nghe về điểm mạnh của bản thân bạn” là một trong những câu hỏi phỏng vấn thường xuyên được đưa ra, đi kèm với câu hỏi về điểm yếu. Những câu hỏi này là một trong những cơ hội tốt mà nhà tuyển dụng muốn dành cho bạn. Câu hỏi giúp bạn có sự chủ động trong việc thể hiện những kỹ năng và kiến thức tốt nhất của bản thân dành cho vị trí ứng tuyển. Vậy làm sao để lựa chọn câu trả lời tốt nhất để thể hiện được hết điểm mạnh của bản thân.

Để trả lời câu hỏi phỏng vấn: “Đâu là điểm mạnh lớn nhất của bạn?” hay “Em giỏi nhất kỹ năng gì?” có điều nên lưu ý là không chọn bừa một điểm mạnh kể cả khi bạn có quyền chủ động trong việc đưa ra câu trả lời. Tuyệt đối tránh những những việc không liên quan đến vị trí ứng tuyển như nấu ăn giỏi, biết chăm dỗ trẻ con, leo núi,… Hãy luôn nhớ rằng: “Nếu điểm mạnh không liên quan đến vị trí mà bạn ứng tuyển thì đừng bao giờ nói ra trước mặt nhà tuyển dụng”. Sẽ không ai quan tâm bạn nấu ăn giỏi như thế nào nếu như bạn đang ứng tuyển vào vị trí trưởng nhóm Digital Marketing.

Vậy, đâu là câu trả lời cho câu hỏi về điểm mạnh của bản thân

Mặc dù bạn nhận được câu hỏi là “điểm mạnh lớn nhất của bạn là gì?”, thế nhưng, câu hỏi thực tế mà bạn phải trả lời là: “Bạn có phải là ứng viên tốt nhất cho vị trí này?” hay “Bạn sẽ làm được công việc này tốt chứ?”.

điểm mạnh của bản thân
Nêu bật được điểm mạnh của bản thân trong quá trình phỏng vấn sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Lúc đó, những điều nhà tuyển dụng quan tâm thực sự là: “Ứng viên này sẽ có khả năng gì?”, “Năng lực của ứng viên này liệu có khả năng phù hợp với tổ chức/công ty hay không?”, “Người này có biết giao tiếp không?”, “Người này có ý thức tự giác cao hay chỉ là một nhân viên bảo gì làm nấy?”, “Bạn này có đủ tự tin để đảm nhận công việc”. Đó chính là toàn bộ những suy nghĩ sẽ xuất hiện trong đầu nhà tuyển dụng.

Vì thế, hãy đánh đúng tâm lý nhà tuyển dụng bằng cách đưa ra những câu trả lời khôn ngoan đã có sự chuẩn bị để trả lời cho câu hỏi về điểm mạnh này. Và tất nhiên, việc đưa ra các bằng chứng để chứng minh điểm mạnh của bạn là có căn cứ sẽ càng thuyết phục nhà tuyển dụng hơn.

Bạn nghĩ gì về điểm mạnh của bản thân?

Để có thể trả lời được cho câu hỏi này, hãy nghĩ tới những vấn đề mà bạn phải trải qua, những tình huống bạn đã gặp phải và những sự việc bạn đã giải quyết. Từ đó, ghi ra những điều mà bạn cho rằng nó giúp bạn trở nên thành công trong công việc. Cách tốt nhất để làm điều đó là hãy lên 1 danh sách điểm mạnh dựa trên các yếu tố sau:

  • Dự án bạn tham gia
  • Vấn đề bạn đã giải quyết
  • Quá trình bạn đã cải thiện
  • Chi phí được giảm thiểu vì hành động hoặc ý tưởng của bạn
  • Lợi nhuận được tạo ra từ ý kiến của bạn
  • Những thành quả khác được tạo ra từ ý kiến của bạn
  • Bạn đã hoàn thành việc gì mà khiến bạn tự hào nhất (kể cả khi là không có ai chú ý tới)
  • Việc gì khiến bạn được công nhận bởi sếp cũ của bạn?
  • Việc làm nào của bạn khiến bạn được khen thưởng hoặc nâng lương?
  • Bạn có nhận được giải thưởng nào hàng tháng không, nhân viên ưu tú chẳng hạn?
  • Những ưu điểm giúp bạn xử lý công việc nhanh hơn và hiệu quả hơn?
điểm mạnh của bản thân
Chuẩn bị sẵn danh sách điểm mạnh của bản thân sẽ giúp bạn chủ động hơn trong quá trình phỏng vấn.

Thông qua việc trả lời những câu hỏi trên, hãy xác định đặc điểm, tố chất nào của bạn thường được tuyên dương, hoặc tạo ra những đóng góp đáng kể cho công ty của bạn từ đó chọn ra những điểm giá trị nhất để nói ra.

Điểm mạnh của bạn có thể chỉ đơn giản là chưa bao nghỉ làm hoặc không bao đi làm muộn, bởi vì những điều đó nói nên bạn là một người cần cù, chăm chỉ. Chắc chắn rồi, ai cũng muốn thuê những người chăm chỉ như thế.

Người khác nghĩ gì về điểm mạnh của bản thân bạn?

Thông thường, mọi người thường rất khó tự đánh giá bản thân cũng như đưa ra được các nhận xét chính xác nhất về những điểm mạnh của chính họ. Một điều chắc chắn rằng, không một ai có thể hiểu rõ bạn hơn chính bản thân của bạn. Thế nhưng, để nói về điểm mạnh của bạn thì người ngoài (những người thường làm việc và tiếp xúc với bạn) mới là những người đưa ra được những nhận xét khách quan và đánh giá thực tế hơn.

điểm mạnh của bản thân
Trao đổi với những người xung quanh để định vị điểm mạnh của bản thân bạn.

Chính vì vậy, sau khi bạn đã liệt kê được ra một danh sách các điểm mạnh của bạn, hãy hỏi bạn bè hoặc đồng nghiệp của bạn (hỏi càng nhiều người càng tốt) trong việc đưa ra những đánh giá và nhận xét về bạn. Sau đó, hãy đưa ra cho họ cái danh sách điểm mạnh mà bạn đã liệt kê ra và yêu cầu họ chọn lấy một cái hợp với bạn nhất. Từ đó, tổng hợp lại kết quả, để xem bạn thực sự mạnh về cái gì, điều gì, và lĩnh vực gì?

Một điều chắc chắn rằng, câu trả lời của họ sẽ làm bạn ngạc nhiên và giúp ích được nhiều cho bạn đấy.

Một lưu ý nho nhỏ là bạn không nên chỉ yêu cầu bạn bè bạn chọn ra những điểm mạnh đơn thuần, mà nên hỏi thêm họ về những ví dụ, hoàn cảnh hoặc những trường hợp mà họ đã chứng kiến được điểm mạnh của bạn. Sau đó, hãy kết hợp chúng với danh sách điểm mạnh ở trên và diễn đạt thành câu trả lời hoàn chỉnh rồi tập nói trước gương theo một cách tự nhiên nhất.

Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp STAR (SITUATION – TASK – ACTION – RESULT) để diễn giải cho nhà tuyển dụng biết về điểm mạnh của bạn. Đây cũng là một trong những phương pháp mà rất nhiều nhà tuyển dụng áp dụng trong buổi phỏng vấn để tìm kiếm được người phù hợp cho mình.

Danh sách gợi ý một vài điểm mạnh mà bạn có thể sử dụng

Sau đây là danh sách gợi ý cho bạn. Bạn có thể sử dụng chúng làm mẫu cho danh sách điểm mạnh của bạn nhưng hãy nhớ một điều rằng hãy chọn ra những đặc điểm gần với bạn nhất và phải đi kèm với ví dụ mình họa.

Vậy đó, lời khuyên cuối cùng dành cho bạn là hãy áp dụng những từ gợi ý trên một cách thông minh và chọn lọc nhé. Đừng quên nêu ví dụ cụ thể đối với mỗi điểm mạnh bạn đưa ra và cả phương pháp S.T.A.R nữa nhé. Hy vọng bạn sẽ tìm được công việc ưng ý. Đừng quên truy cập vào Việc Làm 24h để tìm kiếm công việc mới phù hợp với bản thân nhé.

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục