Hệ số trượt giá BHXH là gì, làm sao để nhận tiền trượt giá?

Tiền trượt giá bảo hiểm xã hội là số tiền được tính dựa trên mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bằng cách nhân thêm một hệ số, còn gọi là hệ số trượt giá. Hệ số trượt giá BHXH được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm do Tổng cục Thống kê công bố và thay đổi thường xuyên, theo tình hình phát triển kinh tế xã hội. Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu thêm.

Hệ số trượt giá BHXH là gì?

Hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội hay tiền trượt giá bảo hiểm xã hội và cách tính tiền trượt giá BHXH được quy định cụ thể tại Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Trong đó, hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội là là tên gọi khác của mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập đã đóng bảo hiểm xã hội. Bạn có thể hiểu đơn giản tiền trượt giá BHXH giúp tạo ra sự cân bằng về giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại so với thời điểm trước.

Xem thêm: Cách tra cứu quá trình đóng BHXH đơn giản, nhanh chóng nhất hiện nay

hệ số trượt giá bhxh
Tiền trượt giá BHXH bù đắp chênh lệch giá trị tiền tệ qua các năm

Ví dụ như khi nghỉ hưu ở tuổi 55, mức lương hưu thời điểm đó là 7 triệu đồng, hoàn toàn đủ để bạn có thể chi tiêu. Nhưng sau 10 năm, tức là ở độ tuổi 65, con số 7 triệu đồng đó có thể không còn phù hợp nữa vì giá cả mọi thứ đã thay đổi theo sự phát triển của xã hội.

Do đó, lương hưu của bạn sẽ phải được điều chỉnh dựa trên hệ số trượt giá do Nhà nước và Chính phủ quy định. 

Hệ số trượt giá BHXH là bao nhiêu?

Hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội là một trong những căn cứ quan trọng để xác định xem khoản tiền hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thực nhận là bao nhiêu. Đồng thời, cũng giúp người lao động yên tâm hơn, tránh rơi vào nỗi lo lương hưu không đủ sống thêm 5 năm, 10 năm nữa do đồng tiền mất giá. Sau đó, họ có thể đi đến quyết định sai làm là rút BHXH một lần, đầu tư vào các kênh khác có nhiều rủi ro hơn.

hệ số trượt giá bhxh
Hệ số trượt giá BHXH được điều chỉnh theo tình hình phát triển kinh tế xã hội.

Hệ số trượt giá BHXH được điều chỉnh thường xuyên theo tình hình phát triển kinh tế xã hội. Đơn cử, so với bảng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2022, thì hệ số trượt giá năm 2023 đã được điều chỉnh tăng từ 0,03 cho đến 0,16. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sẽ định kỳ ban hành bảng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội đối với BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.

Xem thêm: Hướng dẫn cách tính BHXH 1 lần cập nhật mới nhất cho người lao động năm 2023

Cách tính tiền trượt giá BHXH

Điều 2, Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH quy định về mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội có ghi rõ cách tính tiền trượt giá BHXH như sau:

hệ số trượt giá bhxh
Hệ số trượt giá BHXH điều chỉnh thu nhập của người lao động

Hệ số tính trượt giá BHXH đối với người tham gia BHXH bắt buộc

Tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm = Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của từng năm * Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng

Trong đó, hệ số tiền trượt giá BHXH hay mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng được thực hiện theo bảng dưới đây.

Năm<199519951996199719981999200020012002200320042005200620072008
Mức điều chỉnh5,264,464,224,093,803,643,703,713,573,463,212,962,762,552,07
Năm200920102011201220132014201520162017201820192020202120222023
Mức điều chỉnh1,941,771,501,371,281,231,231,191,151,111,081,051,031,001,00
hệ số trượt giá bhxh
Người lao động có thể yên tâm về giá trị lương hưu của mình.

Hệ số tính trượt giá BHXH đối với người tham gia BHXH tự nguyện

Thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm = Tổng thu nhập tháng đóng BHXH của từng năm * Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm tương ứng

Trong đó, hệ số tính tiền trượt giá BHXH hay mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng  dưới đây:

Năm20082009201020112012201320142015
Mức điều chỉnh2,071,941,771,501,371,281,231,23
Năm20162017201820192020202120222023
Mức điều chỉnh1,191,151,111,081,051,031,001,00

Hệ số tính trượt giá BHXH với người vừa tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.

hệ số trượt giá bhxh
Người lãnh lương hưu cũng được tính hệ số trượt giá BHXH

Với người lao động vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, thì sẽ áp dụng áp dụng Bảng Hệ số trượt giá BHXH để tính tiền trượt giá BHXH bắt buộc nhưng tiền lương tháng đã đóng BHXH trong công thức sẽ tính theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

  • Áp dụng Bảng hệ số trượt giá BHXH tự nguyện để tính thu nhập tháng đã đóng BHXH tự nguyện. 
  • Áp dụng Bảng hệ số trượt giá BHXH bắt buộc để tính tiền lương tháng đã đóng BHXH bắt buộc và điều chỉnh theo quy định tại Điều 10, Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.

Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH dùng làm căn cứ tính hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần và trợ cấp tuất một lần, thì sẽ được tính theo quy định tại Khoản 4 Điều 11 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và Khoản 4 Điều 5 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.

Ví dụ

Như vậy, hệ số trượt giá sẽ ảnh hưởng đến số tiền bảo hiểm xã hội thực lãnh của người lao động. Ví dụ, anh Nam có thời gian đóng BHXH là  03 năm 04 tháng  với mức tiền lương đóng BHXH như sau:

  • Từ tháng 01/2015  đến tháng 4/2016: 4,5 triệu đồng.
  • Từ tháng 5/2016  đến tháng 12/2016: 4,8 triệu đồng.
  • Từ tháng 1/2017 đến tháng 4/2018: 05 triệu đồng.

Anh Nam muốn rút tiền bảo hiểm xã hội một lần. Số tiền hưởng BHXH một lần được tính như sau:

Mức hưởng = 1,5  x ( Mbqtl x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014)

+   2 x  (Mbqtl x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014)

Trong đó, Mbqtl là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH, được tính theo công thức:

 Mbqtl = (Số tháng đóng BHXH x Tiền lương tháng đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm) : Tổng số tháng đóng BHXH

Nếu anh Nam làm thủ tục nhận tiền trượt giá bảo hiểm xã hội trong năm 2022. Số tiền anh nhận được là:

  • Mbdtl  = (4.500.000 x 1,19 x 12 + 4.500.000 x 1,16 x 4 + 4.800.000 x 1,16 x 8 + 5.000.000 x 1,15 x 12 + 5.000.000 x 1,11 x 4) : 03 năm 4 tháng = 5.462.100 đồng/tháng
  • Mức hưởng BHXH một lần = 5.462.100 x 3,5 năm x 2 = 38.235.000 đồng.

Nếu anh Nam làm thủ tục nhận tiền trượt giá bảo hiểm xã hội trong năm 2023. Số tiền anh nhận được là:

  • Mbqtl  = (4.500.000 x 1,23 x 12 + 4.500.000 x 1,19 x 4 + 4.800.000 x 1,19 x 8 + 5.000.000 x 1,1 x 12 + 5.000.000 x 1,06 x 4) : 03 năm 4 tháng = 5.518.400 đồng/tháng.
  • Mức hưởng BHXH một lần = 5.518.400 x 3,5 năm x 2 = 38.628.800 đồng.

Càng lãnh tiền trượt giá bảo hiểm muộn, số tiền thực lãnh càng tăng. Nhưng xét theo góc nhìn “tiền mất giá theo thời gian”, giá trị lương BHXH nhận được không thay đổi).

Đối tượng nào được áp dụng?

Theo Điều 1 Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH thì đối tượng áp dụng là những người có thu nhập đóng BHXH. Cụ thể là:

  •  Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia BHXH bắt buộc từ ngày 01/01/2016 trở đi, hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.
  • Người lao động đóng BHXH bắt buộc theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.
  • Tiền trượt giá BHXH được tính cho tất cả người lao động có đóng BHXH.
hệ số trượt giá bhxh
Người tham gia BHXH tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.

Như vậy, hệ số ảnh hưởng đến tất cả những ai đang nhận lương, đóng BHXH theo tháng (tự nguyện và bắt buộc). Đồng thời cũng ảnh hưởng tới người đang nhận lương hưu và người muốn nhận trợ cấp 1 lần khi về hưu. Khi hệ số trượt giá tăng thì các khoản tiền BHXH trên cũng sẽ tăng theo.

Xem thêm: Tờ rời bảo hiểm xã hội là gì? Mất tờ rời BHXH có xin cấp lại được không?

Làm sao để lãnh tiền trượt giá bảo hiểm xã hội?

hệ số trượt giá bhxh
Thủ tục nhận tiền trượt giá BHXH được cơ quan BHXH xử lý.

Tiền trượt giá bảo hiểm xã hội là số tiền được tính dựa trên mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động bằng cách nhân thêm một hệ số, còn gọi là hệ số trượt giá BHXH.

Hệ số trượt giá này do nhà nước ban hành căn cứ trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ. Đây được xem là một trong các quy định để cải thiện chế độ cho người lao động đóng BHXH trước sự mất giá của đồng tiền. Khi tính hưởng chế độ, mức tiền lương và thu nhập đóng BHXH của người tham gia sẽ được nhân thêm với hệ số trượt giá BHXH. Hằng năm, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sẽ định kỳ ban hành bảng hệ số đối với BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.

hệ số trượt giá bhxh
Hệ số trượt giá BHXH đảm bảo số tiền đóng BHXH không mất giá theo thời gian.

Do vậy, việc lãnh tiền trượt giá BHXH sẽ được các cơ quan bảo hiểm xã hội tính toán và áp dụng cho những người đang hưởng lương hưu hằng tháng, nhận trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, rút BHXH 01 lần, nhận trợ cấp tuất 01 lần khi người lao động chết,… Người lao động không cần làm hồ sơ, thủ tục nhận tiền trượt giá BHXH. Cơ quan BHXH sẽ tự tính thêm số tiền trượt giá BHXH trong khi giải quyết hồ sơ BHXH cho bạn.

Theo dõi Việc Làm 24h để cập nhật những thông tin mới nhất về lao động để đảm bảo quyền lợi cho mình, bạn nhé!

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Xem thêm: Chế độ ốm đau BHXH tính như thế nào, thủ tục hưởng ra sao?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục