Nền kinh tế đang có những dấu hiệu suy thoái đã gây không ít khó khăn cho người lao động. Do đó làm gì khi suy thoái kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của nhiều người hiện nay. Vậy bạn đã biết mình nên làm gì và những ngành nào vẫn sẽ đứng vững trước tác động của suy thoái kinh tế chưa? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này qua bài viết sau.
Chu kỳ suy thoái kinh tế là gì?
Chu kỳ suy thoái kinh tế là sự biến động định kỳ trong hoạt động kinh tế của một quốc gia hoặc toàn cầu. Trong một chu kỳ, nền kinh tế trải qua các giai đoạn khác nhau bao gồm tăng trưởng, suy thoái và phục hồi. Trong đó, suy thoái kinh tế là giai đoạn giảm tốc độ tăng trưởng hoặc sụp đổ của hoạt động kinh tế. Khi kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao và thu nhập giảm, dẫn đến sự suy giảm của nhu cầu tiêu dùng.
Chu kỳ suy thoái kinh tế là một hiện tượng tự nhiên, thường xuyên xuất hiện trong hệ thống kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên độ dài và cường độ của mỗi chu kỳ có thể thay đổi dựa trên nhiều yếu tố khác nhau.
Suy thoái kinh tế nên đầu tư gì?
Làm gì khi suy thoái kinh tế là nỗi lòng của rất nhiều người khi đứng trước tương lai ảm đạm của nền kinh tế. Tất cả dường như ở trạng thái “ngủ đông” nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ ngừng kiếm tiền hay dừng mọi hoạt động.
Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, việc đầu tư vào giáo dục, kỹ năng và sức khỏe bản thân trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Đây không chỉ là những nguyên tắc thiết yếu để vượt qua khó khăn tài chính ngay lúc này mà còn là cách để xây dựng tương lai ổn định và thành công.
Những kiến thức, kỹ năng, sức khỏe tốt sẽ là nguồn lực quý báu giúp bạn đối mặt, vượt qua mọi thách thức trong sự nghiệp và cuộc sống. Dưới đây là một số lý do tại sao đây lại là những khoản đầu tư đáng giá trong thời kỳ suy thoái kinh tế:
1. Giáo dục
– Nâng cao trình độ học vấn: Đầu tư vào giáo dục sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp. Học vấn cao cũng tăng cơ hội có được vị trí công việc tốt hơn và thu nhập cao hơn.
– Phát triển kỹ năng mềm: Các kỹ năng như giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề đều quan trọng trong mọi ngành nghề. Đầu tư vào những kỹ năng này giúp bạn trở thành người làm việc hiệu quả, có giá trị đối với nhà tuyển dụng.
– Học kỹ năng nghề nghiệp mới: Nếu bạn đang thất nghiệp hoặc muốn thay đổi ngành nghề, việc học một kỹ năng nghề nghiệp mới có thể giúp bạn chuyển sang ngành nghề khác và thích nghi với thời kỳ suy thoái kinh tế.
– Tìm kiếm mentor: Hợp tác với người có kinh nghiệm và kiến thức sẽ giúp bạn học hỏi những điều bổ ích đồng thời mở rộng mạng lưới quan hệ.
2. Tăng cường sức khỏe
– Chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập thể dục thường xuyên: Sức khỏe là tài sản quý giá. Do đó, một trong những câu trả lời quan trọng cho câu hỏi làm gì khi suy thoái kinh tế đó là chính là tập thể dục đều đặn, thực hiện chế độ ăn cân đối. Điều này sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, năng lượng, tinh thần làm việc và khả năng hồi phục trong mọi hoàn cảnh.
– Tư duy tích cực: đầu tư vào sức khỏe tinh thần bao gồm việc duy trì tư duy tích cực, giải quyết căng thẳng và xây dựng sự tự tin. Sức mạnh tinh thần sẽ giúp bạn vượt qua thử thách cũng như tìm ra giải pháp trong tình huống khó khăn.
Nên chọn ngành nào để tránh tác động của suy thoái kinh tế?
Khi nền kinh tế đi xuống, thu nhập của nhiều người sẽ bị ảnh hưởng. Do vậy, tìm việc làm gì khi suy thoái kinh tế để đảm bảo thu nhập cũng là một câu hỏi lớn được đặt ra. Dưới đây là 8 ngành có thể trụ vững trong suy thoái kinh tế mà bạn có thể tham khảo:
1. Chăm sóc sức khỏe
Dù tình hình kinh tế như thế nào, chăm sóc sức khỏe vẫn là ưu tiên. Do đó có thể nói y tế là lĩnh vực không ngừng phát triển và không chịu ảnh hưởng lớn từ biến động kinh tế. Điều này cho thấy tầm quan trọng của ngành y tế không chỉ trong việc duy trì sức khỏe cộng đồng mà còn tạo ra cơ hội việc làm bất kể hoàn cảnh nào.
2. Thực phẩm và đồ uống
Dù không phát triển mạnh như thời kỳ hưng thịnh, nhưng đây vẫn là ngành trụ vững khi suy thoái kinh tế, chỉ là cách thức mua sắm của người dùng sẽ thay đổi. Thay vì thường xuyên sử dụng các dịch vụ hoặc ăn uống ở các nhà hàng đắt đỏ, người dùng có thể tìm cách cắt giảm chi phí bằng cách tự nấu ăn ở nhà. Họ sẽ chuyển hướng sang mua các thực phẩm thông thường, thậm chí mua theo số lượng lớn để được giảm giá.
Do đó các doanh nghiệp trong ngành này sẽ biết cách lèo lái công ty vượt qua thử thách, duy trì ổn định trong thời kỳ khó khăn. Vì vậy, thực phẩm và đồ uống vẫn là một lựa chọn không tồi nếu bạn đang tìm câu trả lời cho câu hỏi làm gì khi suy thoái kinh tế.
3. Giáo dục
Ở giai đoạn suy thoái kinh tế, ngành giáo dục thường có sự ổn định, thậm chí là tăng trưởng. Nhiều người cho rằng đây là thời điểm thích hợp để nâng cao kiến thức, trau dồi bản thân chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi kinh tế trong tương lai. Do đó họ sẽ lựa chọn các dịch vụ trực tuyến cung cấp các chương trình đào tạo chuyên sâu, linh hoạt về thời gian và chi phí hợp lý.
Những khóa học này thường thu hút một lượng lớn người học muốn cải thiện kỹ năng, mở rộng kiến thức mà không cần đầu tư chi phí quá nhiều. Chính điều này tạo ra sự cân bằng linh hoạt giữa cung và cầu, giúp ngành giáo dục trụ vững, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường trong thời kỳ kinh tế khó khăn.
4. Dịch vụ tài chính
Dù là quản lý rủi ro tài chính, chuẩn bị hồ sơ thuế hay kiểm toán tài khoản… các cá nhân làm trong lĩnh vực này sẽ luôn tìm thấy một thị trường đầy tiềm năng. Các khách hàng vẫn có nhu cầu dù trong hoàn cảnh kinh tế như thế nào. Nếu bạn là một kế toán tự do, đây chính là thời điểm để bạn tìm kiếm nhiều khách hàng hơn và có nguồn thu nhập ổn định.
Đối với các công ty tài chính, họ cũng sẽ tập trung vào việc mở rộng hoạt động kinh doanh trong thời điểm này. Mặc dù tốc độ tăng trưởng có thể chậm hơn so với thời kỳ kinh tế phát triển nhưng vẫn có những cơ hội mới cho ngành tài chính.
5. Công nghệ thông tin
Đây là một lựa chọn tiềm năng cho những ai đang muốn chuyển ngành hay phân vân không biết làm gì khi suy thoái kinh tế. Hiện nay, ngành công nghệ thông tin rất có tiềm năng và thậm chí ngày càng quan trọng. Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, nhiều doanh nghiệp chuyển sang mô hình trực tuyến, bán hàng qua mạng… tạo ra nhu cầu lớn về phần mềm, trang web và các giải pháp thanh toán trực tuyến. Hoặc nhu cầu đảm bảo các giải pháp công nghệ do sự gia tăng học trực tuyến của các nền tảng giáo dục.
6. Vận tải và hậu cần
Bất kể bạn là tài xế xe tải, làm việc tại nhà kho hay giám sát viên ở công ty hậu cần thì đây vẫn là một công việc ổn định. Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, các doanh nghiệp vẫn cần vận chuyển nguyên vật liệu để sản xuất hay giao thành phẩm cho khách hàng. Mặc dù số lượng đơn hàng có thể giảm nhưng nhìn chung đây vẫn là ngành an toàn trong bối cảnh suy thoái kinh tế.
7. Đồ ăn tiện lợi
Đồ ăn ngon, giá cả phải chăng từ các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh, tiệm bánh, tiệm kem… vẫn thu hút khách hàng trong thời kỳ kinh tế khó khăn. Vì bên cạnh ăn uống, đây còn là cách mà mọi người xả stress khi tụ họp cùng bạn bè, người thân. Kiểu thực phẩm này còn phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng do đó vẫn đảm bảo thu nhập ở bối cảnh suy thoái kinh tế.
8. Du lịch
Dù trong thời kỳ kinh tế đi xuống nhưng nhiều người vẫn rất thích đi du lịch. Điều này thuộc về nhu cầu thư giãn, thoát khỏi áp lực hàng ngày và tìm kiếm trải nghiệm tích cực. Do đó các công ty du lịch thường sẽ có những chiến lược phù hợp để đi qua thời kỳ này như gói du lịch giá rẻ, tập trung vào du lịch trong nước hơn…
Suy thoái kinh tế không phải là điều chúng ta mong muốn nhưng lại là chu kỳ tự nhiên. Do đó, mỗi người đều nên học cách chấp nhận và thích nghi trước bối cảnh này. Với những thông tin từ bài viết trên, hy vọng đã giúp bạn đọc có những ý tưởng mới cho nỗi băn khoăn làm gì khi suy thoái kinh tế. Để tìm việc phù hợp đi qua thời kỳ khó khăn này, hãy truy cập Việc Làm 24h ngay nhé!
Xem thêm: VUS tuyển dụng vị trí nào? Hồ sơ ứng tuyển ra sao?