Người lao động cần làm gì trước làn sóng cắt giảm nhân sự cuối năm?

Trong những tháng cuối năm, tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều biến động, ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Và Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy khủng hoảng ấy. Hàng loạt doanh nghiệp phải đối diện với thực trạng sụt giảm doanh thu. Đây chính là tiền đề tạo ra “làn sóng” cắt giảm nhân sự trên diện rộng. Vậy cắt giảm nhân sự là gì? Người lao động cần làm gì trước tình trạng cắt giảm nhân sự cuối năm? Hãy cùng Việc Làm 24h khám phá ngay nhé!

Nỗi lo cận Tết của người lao động

Cắt giảm nhân sự là gì?

Cắt giảm nhân sự được biết đến như quy trình sàng lọc đội ngũ nhân sự của một tổ chức, doanh nghiệp. Quy trình này có thể kèm theo việc cắt giảm đi một bộ phận, đóng cửa chi nhánh hoặc nhà máy. Đồng thời, cắt giảm nhân sự cũng thường kéo theo quyết định tăng cường chức năng của các bộ phận khác trong công ty. Có thể đồng nghĩa với việc cắt giảm chi phí vận hành.

cắt giảm nhân sự
Cắt giảm nhân sự trở thành thực trạng chung của người lao động

Nhiều người thường lầm tưởng cắt giảm nhân sự là sa thải nhân viên. Tuy hai động thái này có vẻ giống nhau, nhưng về bản chất thì hoàn toàn khác nhau. Trên thực tế, cắt giảm là hoạt động mang tính lâu dài, nhất quán. Thông qua việc cắt giảm, bộ máy doanh nghiệp sẽ trở nên “gọn gàng” và vận hành hiệu quả hơn. Đây chính là phương thức “thay máu” mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

Trong khi đó, sa thải chỉ đơn thuần là hành động đuổi việc một hoặc một số nhân viên có thành tích kém, thái độ làm việc thiếu chuẩn mực hoặc chống đối. Đôi khi, việc sa thải nhân viên để giảm chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Trên thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp dùng cụm từ “cắt giảm nhân sự”.

Vì sao doanh nghiệp phải cắt giảm nhân sự?

Khi vận hành một doanh nghiệp, nhà lãnh đạo nào cũng muốn sở hữu một đội ngũ nhân sự hùng hậu, lớn mạnh. Tuy nhiên, khi đứng trên cương vị của nhà quản lý, việc thêm một nhân sự đồng nghĩa với việc tăng thêm một phần chi phí.

cắt giảm nhân sự
Có nhiều nguyên nhân khiến doanh nghiệp cắt giảm nhân sự

Khoản chi phí này chính là doanh thu mà doanh nghiệp kiếm được từ khách hàng của mình. Thế nên, khi doanh nghiệp hoạt động khó khăn, không có khách hàng, lợi nhuận thâm hụt thì việc cắt giảm chính là điều bắt buộc phải làm.

Ngoài ra, có một trường hợp nữa khiến nhà lãnh đạo cắt giảm là doanh nghiệp phải giải thể. Đây là trường hợp mà không nhân sự nào mong muốn. Trong trường hợp này, không chỉ nhân sự mà đến người sử dụng lao động cũng đều bị cắt giảm. 

Vì vậy, tùy vào tình hình thị trường và doanh nghiệp, nhà lãnh đạo sẽ cân nhắc đến việc cắt giảm. Thị trường khó khăn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lúc này, việc cắt giảm là giải pháp cuối cùng để doanh nghiệp duy trì sự tồn tại.

“Làn sóng” cắt giảm nhân sự vào cuối năm

Trong những tháng cận Tết, hàng loạt doanh nghiệp phải đối diện với tình trạng sụt giảm đơn hàng, doanh thu “bèo bọt”. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn ngừng sản xuất, kinh doanh. Điều này khiến cho hàng nghìn người lao động bị giảm giờ làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động. Theo dự kiến, “làn sóng” cắt giảm vì thiếu đơn hàng cuối năm vẫn tiếp tục tăng mạnh vào quý IV năm 2022 và quý I năm 2023.

Xem thêm: Hướng dẫn cách tính lương ngày lễ cho người lao động năm 2023

cắt giảm nhân sự
Cắt giảm nhân sự cuối năm ngày càng tăng

Tình trạng cắt giảm xảy ra chủ yếu ở những ngành sử dụng nhiều lao động phổ thông như dệt may, da giày, đồ dùng điện tử, quần áo,… Trên thực tế, hàng loạt doanh nghiệp thông báo cắt giảm là do tình hình biến động chung của thế giới. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng của tình hình này.

Mục đích của cắt giảm nhân sự là gì?

Trước khi đưa ra quyết định cắt giảm, các doanh nghiệp phải lên kế hoạch thực hiện. Đó là vì cắt giảm nhân sự khi chưa có sự chuẩn bị có thể dẫn đến thảm họa. Nhìn chung, các doanh nghiệp thường cắt giảm để thực hiện một số mục đích sau:

  • Cải thiện hiệu quả công việc chung khi một bộ phận có thể đảm nhiệm tốt nhiều phần việc hoặc máy móc, công nghệ có thể thay thế sức lao động của con người. 
  • Tối ưu hoá chi phí vận hành.
  • Điều chỉnh các nguồn tài nguyên trong việc sản xuất sao cho tương xứng với nhu cầu của thị trường.
  • Tận dụng triệt để nguồn tài nguyên hoặc nhân lực sau khi sáp nhập hoặc liên doanh.
  • Đóng vai trò như một phần trong kế hoạch cắt giảm chi phí nhằm tăng cường lợi nhuận.
  • Là một phần trong kế hoạch cắt giảm quy mô sản xuất (thường bắt nguồn từ nhu cầu của thị trường đối với các sản phẩm của công ty).
cắt giảm nhân sự
Cắt giảm nhân sự không đồng nghĩa với sa thải

Có rất nhiều phương thức, điển hình như công ty thông báo cắt giảm trực tiếp hoặc tuyên bố giải thể bộ phận. Một số doanh nghiệp có kế hoạch cắt giảm nhân sự “vị tha” hơn, như gợi ý “nghỉ hưu sớm” hoặc chuyển sang làm việc ở công ty con. 

Doanh nghiệp tiến hành cắt giảm nhân sự như thế nào?

Thông thường, các đối tượng nằm trong diện cắt giảm của doanh nghiệp là những cá nhân hoặc bộ phận làm việc kém hiệu quả hoặc bị xem là “dư thừa” theo chính sách cải tổ hoạt động và bộ máy của doanh nghiệp. Bên cạnh việc cắt giảm, doanh nghiệp cũng cần đảm bảo những nhân sự, bộ phận khác vẫn tiếp tục làm việc bình thường. 

Phần lớn các doanh nghiệp sẽ cắt giảm theo từng đợt để thuận lợi trong việc bàn giao. Việc cắt giảm nhân sự có thể được thực hiện nhanh chóng trong vài tháng hoặc kéo dài trong vài năm.

Dù cắt giảm có diễn ra như thế nào thì vẫn tạo ra rất nhiều áp lực cho nhân viên. Vì ai cũng lo lắng không biết mình có nằm trong diện bị cắt giảm hay không. Thế nên, để không làm ảnh hưởng đến tinh thần cũng như năng suất làm việc của nhân viên, nhà lãnh đạo cần phải cân nhắc và tiến hành cắt giảm một cách khéo léo. 

cắt giảm nhân sự
Doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ trước khi cắt giảm nhân sự

Trước khi đưa ra quyết định, nhà lãnh đạo phải nghĩ đến hậu quả của việc cắt giảm nhân sự. Khi chấm dứt hợp đồng với các nhân viên, doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng nhiều về danh tiếng. Chính vì thế, bạn phải đảm bảo rằng việc cắt giảm sẽ tạo ra những giá trị lớn hơn việc giữ lại nguồn nhân lực. 

Xem thêm: Quiet quitting và quiet firing là gì? Ảnh hưởng đến thị trường lao động ra sao?

Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo cũng cần xem xét đến chi phí cắt giảm nhân sự. Về cơ bản, cắt giảm nhân sự đồng nghĩa với việc cắt giảm chi phí. Tuy nhiên, việc này cũng gây ảnh hưởng đến năng suất, chi phí tuyển dụng và đào tạo trong tương lai. 

Đối tượng nằm trong diện cắt giảm nhân sự

Bạn cần biết đâu là những đối tượng có khả năng cao nằm trong diện bị cắt giảm. Tạm bỏ qua những biến động ảnh hưởng đến hoạt động chung của doanh nghiệp, trong phần này Việc Làm 24h sẽ giúp bạn phân tích điểm đặc trưng của nhóm nhân viên dễ nằm trong phạm vi bị cắt giảm. 

Nhân viên parttime

Nhân viên parttime hay nhân viên thời vụ là đối tượng có khả năng bị cắt giảm cao nhất. Đây là nhóm đối tượng chỉ làm việc theo thời vụ hoặc theo các dự án nhất định, không có sự ràng buộc nào đối với doanh nghiệp. 

cắt giảm nhân sự
Nhân viên thiếu trách nhiệm có nguy cơ bị cắt giảm nhân sự

Nhân viên thiếu trách nhiệm, hời hợt

Tất nhiên không có một doanh nghiệp nào muốn giữ lại những nhân viên có thái độ làm việc hời hợt, thiếu chuyên nghiệp. Vì vậy, nhóm đối tượng hàng đầu nằm trong phạm vi cắt giảm nhân sự của doanh nghiệp chắc chắn là người có thái độ làm việc kém tích cực, thiếu trách nhiệm. Nếu không làm tốt nhiệm vụ được giao hoặc có thái độ chống đối, bạn chắc chắn sẽ nằm trong quy luật đào thải.

Ngoài ra, những nhân viên thường xuyên khiến doanh nghiệp gặp rắc rối cũng nằm trong top nguy cơ bị cắt giảm. Mục đích của việc cắt giảm nhân sự có thể là cứu vãn lợi nhuận. Tuy nhiên, cắt giảm nhân sự còn được nhiều doanh nghiệp áp dụng để sa thải nhân viên của mình một cách “nhẹ nhàng” nhất.

“Bài toán” thuận lòng người đi, vui lòng người ở lại

Khi đưa ra bất kỳ chiến lược cơ cấu nguồn nhân lực nào, doanh nghiệp đều cần chuẩn bị kỹ càng. Các chiến lược này có thể ảnh hưởng đến nhiều bên, đặc biệt là người lao động – nhóm đối tượng gặp nhiều bất lợi và dễ tổn thương nhất. Để làm “thuận lòng người đi, vui lòng người ở”, bộ phận nhân sự cần có các chiến thuật cụ thể, rõ ràng.

Xem thêm: Review lương là gì? Bí quyết giúp doanh nghiệp giữ chân nhân sự

cắt giảm nhân sự
Cắt giảm nhân sự cần có sự chọn lọc kỹ càng

Xác định chiến lược cắt cảm kỹ càng, có chọn lọc

Để việc điều chỉnh nhân sự diễn ra hiệu quả, tránh các trường hợp thiên kiến, bộ phận nhân sự cần thiết lập những hiệu số đánh giá cụ thể. Hoạt động này nhằm xác định nhóm nhân viên sẽ bị buộc thôi việc.

Các hiệu số này chính là nền tảng cho thấy sự minh bạch, rõ ràng trong việc đưa ra quyết định cắt giảm hoặc tránh khiến nhân viên cảm thấy bất công. Không những thế, bộ phận nhân sự cũng cần tuân thủ các quy định của pháp luật về việc cắt giảm nhân sự để phòng ngừa những trường hợp pháp lý không đáng có. 

Luôn tôn trọng nhân viên

Dù có nằm trong diện bị cắt giảm nhân sự, doanh nghiệp vẫn phải dành cho họ sự tôn trọng nhất định. Bất kỳ người lao động nào cũng dành thời gian làm việc, gắn bó và nỗ lực vì sự phát triển chung của doanh nghiệp.

Thế nên, khi đưa ra quyết định cắt giảm, ban lãnh đạo cần thông báo, trao đổi dựa trên tinh thần thấu hiểu, tôn trọng và lắng nghe nguyện vọng của người lao động. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra hướng giải quyết đẹp lòng người đi, an lòng người ở lại.

Hỗ trợ nhân viên tìm công việc mới

Một trong những giải pháp hỗ trợ nhân viên nằm trong diện bị cắt giảm hiệu quả nhất là giúp họ tìm công việc mới. Với hệ sinh thái công việc đa dạng, Việc Làm 24h có thể hỗ trợ người lao động chuyển đổi nghề nghiệp thuận lợi và dễ dàng hơn. Có thể nói, hỗ trợ nhân viên tìm công việc mới chính là phúc lợi thiết thực nhất mà doanh nghiệp dành cho người lao động của mình.

cắt giảm nhân sự
Mọi đối tượng đều có nguy cơ bị cắt giảm nhân sự

Làm thế nào thoát khỏi “danh sách đen” cắt giảm nhân sự?

1. Đề xuất giải pháp cắt giảm chi phí hợp lý

Là một phần của tập thể, bạn cũng phải có trách nhiệm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Việc tốt nhất bạn cần làm là kiểm tra những khoản chi tiêu không cần thiết trong phạm vi bộ phận của mình. Từ đó, bạn hãy tìm ra những giải pháp cắt giảm sao cho hợp lý.

Trong thời điểm khó khăn của doanh nghiệp, việc đóng góp và đưa ra sáng kiến hỗ trợ ban lãnh đạo là điều cần thiết. Tất nhiên, đây không phải là thời điểm để bạn cống hiến với mục đích tăng lương mà là “kề vai sát cánh” với cấp trên để vượt qua “cơn bão” khủng hoảng.

2. Thể hiện năng lực bản thân

Trong giai đoạn bất ổn của doanh nghiệp, ban lãnh đạo thường rất hiếm dành thời gian quan tâm đặc biệt đến bất kỳ nhân sự nào. Thậm chí, bạn cũng có thể là một trong những đối tượng nằm trong “danh sách đen”.

Vì vậy, để tạo sự chú ý của cấp trên, bạn cần tập trung và nỗ lực hơn trong công việc. Đồng thời, trong khoảng thời gian này, bạn tránh có những ngày nghỉ hoặc kỳ nghỉ dài hạn. Ngoài ra, bạn cũng nên tích cực đóng góp ý kiến, cống hiến hết mình cho công ty. 

cắt giảm nhân sự
Tích cực trau dồi kỹ năng để đối mặt với “làn sóng” cắt giảm nhân sự

3. Đảm nhiệm thêm nhiệm vụ

Bên cạnh công việc bắt buộc, bạn có thể đảm nhận thêm nhiệm vụ dù sếp không giao phó. Đây là giải pháp rất tốt để bạn cho cấp trên nhìn thấy tinh thần trách nhiệm cũng như năng suất làm việc hiệu quả của bản thân. Dù vậy, bạn cũng phải hết sức cẩn thận. Tốt nhất, bạn chỉ nên đảm nhiệm công việc vừa sức của mình để tránh tình trạng làm không xuể hoặc ảnh hưởng đến chất lượng công việc. 

4. Không ngừng hoàn thiện kỹ năng mới

Nếu cảm thấy kỹ năng của mình đã “lạc hậu”, bạn nên tham gia thêm các lớp đào tạo chuyên môn cũng như tham dự những buổi hội thảo chuyên môn. Có thể nói, học hỏi thêm các kỹ năng mềm để hỗ trợ cho công việc hiện tại chính là “sách lược” thông minh nhất bạn có thể làm trong thời điểm này.

Dù nằm trong “danh sách đen”, những kỹ năng cần thiết vẫn giúp bạn nhanh chóng tìm được công việc mới. 

5. Phong thái làm việc chuyên nghiệp

Hiện tại không phải là thời điểm để bạn liên tục kêu ca hoặc phàn nàn về bất kỳ vấn đề gì liên quan đến công việc. Thay vào đó, bạn cần tìm cách cải thiện bầu không khí, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp và chất lượng hơn. Phong thái chuẩn mực, thái độ lịch sự, cách ứng xử chuyên nghiệp chính chính là cách giúp bạn không nằm trong “danh sách đen” bị cắt giảm của doanh nghiệp.

cắt giảm nhân sự
Nâng cấp trình độ nghiệp vụ để cải thiện chất lượng công việc

Kết luận

Nhìn chung, cắt giảm nhân sự là điều mà không một doanh nghiệp hoặc nhân sự nào mong muốn. Vì vậy, để có thể “bám trụ” lâu bền ở vị trí hiện tại, bạn nên dành thời gian trau dồi, rèn luyện kỹ năng mềm cũng như kỹ năng chuyên môn của mình. Ngoài ra, trong giai đoạn này, bạn cũng nên update CV của mình, thiết lập những mối quan hệ với đồng nghiệp và một số doanh nghiệp khác để tránh xảy ra bất trắc. Tốt nhất, bạn nên chuẩn bị trước tâm lý mình sẽ nằm trong “danh sách đen” cắt giảm để có bước dự phòng tốt hơn. 

Qua bài viết trên, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tin rằng bạn đã hiểu rõ về hiện trạng cắt giảm nhân sự. Chúc bạn sớm vượt qua “làn sóng” cắt giảm đầy khó khăn và bất ổn ở thời điểm hiện tại!

Xem thêm: Hội chứng trầm cảm cười: Môi mỉm cười nhưng lòng có thực sự đang vui?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục