Vì sao bạn phải xác lập mục tiêu? Sẽ ra sao nếu sống không có mục tiêu?

Mục tiêu cá nhân quyết định rất lớn đến sự thành công hay thất bại trong cuộc đời mỗi người. Nếu bạn sống mà không có mục tiêu thì sẽ dễ bị mất phương hướng và rơi vào vòng luẩn quẩn, khó thoát ra được. Bạn cần xác định chính xác điều bạn mong muốn và tập trung nỗ lực để đạt được điều đó. Hãy cùng Việc Làm 24h xác lập một mục tiêu khoa học cho bạn nhé!

Tại sao phải xác lập mục tiêu?

Cho dù là những doanh nhân thành đạt, nghệ sĩ nổi tiếng, hay chỉ là nhân viên bình thường… ai cũng đều phải xác lập mục tiêu. Điều đó giúp bạn có được tầm nhìn dài hạn và động lực ngắn hạn. Từ đó giúp bạn tập trung kiến thức, nỗ lực, biết cách sắp xếp thời gian và nguồn lực của mình – khai thác tối đa năng lực của bản thân nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

Tùy vào điều kiện, mỗi người sẽ có mục tiêu riêng

Mỗi người sẽ có một mục tiêu riêng không giống nhau, tùy vào năng lực, sở thích, tính cách, kỹ năng, kinh nghiệm tại từng thời điểm để xác lập một bảng mục tiêu cá nhân hợp lý. Mục tiêu đặt ra không nên quá mơ mộng và phi thực tế vì điều đó sẽ khiến bạn khó có thể đạt được.

Ví dụ bạn đang làm nhân viên văn phòng, bạn xác lập mục tiêu cá nhân là mỗi ngày đầu hoàn thành KPI đặt ra, sau 2 năm mục tiêu của bạn là vị trí trưởng phòng, sau 5 năm sẽ là vị trí phó giám đốc chi nhánh. Khi có được mục tiêu cụ thể bạn sẽ theo đuổi nó, nỗ lực để đạt được. Mục tiêu giống như từng đỉnh núi cao, bạn cần phải leo từ chân núi, trải qua thử thách, khó khăn để lên tới đỉnh. Chờ đợi bạn phía trước chính là vinh quang và thành công ở trên ngọn núi. Khi lên được ngọn núi này bạn sẽ cố gắng để leo lên ngọn núi cao hơn và dần dần trở nên mạnh mẽ, kiên cường.

Chỉ cần nhìn vào sự khác biệt giữa người có mục tiêu và không có mục tiêu bạn sẽ hiểu được lý do vì sao phải xác lập mục tiêu cá nhân cho mình. Người có mục tiêu sẽ luôn vươn lên, người không có mục tiêu sẽ bị đẩy lùi ra phía sau, mất phương hướng, thậm chí lạc lối.

mục tiêu cá nhân
Xác lập mục tiêu cá nhân giúp định vị hướng đi đúng đắn

Lợi ích của việc xác lập mục tiêu cá nhân

Khi đã xác định được những mục tiêu rõ ràng, bạn có thể tìm nhiều phương pháp để đạt được những mục tiêu đó. Bạn cũng sẽ nâng cao sự tự tin của bản thân khi đã biết rõ khả năng đạt được mục tiêu khi đã thiết lập. Bạn sẽ tập trung vào những điều mình cần phải làm và loại bỏ những yếu tố không liên quan và ngăn cản bạn đi đến với mục tiêu mình mong muốn đạt được. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức và đôi khi cả chi phí để đầu tư.

“Cuộc sống không có mục tiêu thì cũng giống như thi đấu mà không cần điểm số”

Bill Copeland – nhà sử học người Mỹ đã nói

Bạn muốn mình trở thành một người giỏi, một người thành công thì chắc chắn bạn phải đưa ra mục tiêu cá nhân cho mình.

Các bước xác lập mục tiêu

Khi xác lập mục tiêu cá nhân bạn cần phải đi theo một trình tự hợp lý, bắt đầu bằng việc xác lập mục tiêu lớn rồi đến mục tiêu nhỏ và hoàn thành nó.

Bước 1: Lập mục tiêu suốt đời

Trước tiên, bạn phải vẽ nên một “bức tranh lớn” về những gì bạn muốn làm trong cuộc sống hoặc trong một khoảng thời gian xác định như 5-10 năm. Hãy xác định các mục tiêu cá nhân cao nhất mà bạn muốn đạt được trong từng giai đoạn. Điều này mang đến cái nhìn tổng thể, định hình tất cả các khía cạnh khác trong việc ra quyết định của bạn. Thử thiết lập một số mục tiêu theo những nhóm dưới đây (hoặc theo những chủ đề quan trọng đối với riêng bạn)

Các nhóm để thiết lập mục tiêu

– Sự nghiệp: Bạn muốn ở vị trí nào trong sự nghiệp của mình? Bạn muốn đạt được thành tựu gì?
– Tài chính: Bạn muốn thu nhập bao nhiêu? Tình hình tài chính của bạn sẽ liên quan đến mục tiêu nghề nghiệp của bạn như thế nào?
– Trình độ học vấn: Bạn cần có những thông tin gì và phải có những kỹ năng gì để đạt được những mục tiêu khác?
– Gia đình: Bạn có muốn trở thành phụ huynh tốt không? Bạn muốn người khác hoặc thành viên trong gia đình nhìn nhận bạn là người như thế nào?
– Thái độ: Có suy nghĩ tiêu cực nào níu giữ bạn không? Cách bạn cư xử có vấn đề gì không? (Nếu có, bạn cần thiết lập mục tiêu để cải thiện hành vi của mình hoặc tìm ra giải pháp)
– Thể chất: Bạn cần làm gì để có được sức khỏe tốt? Bạn cần một kế hoạch rèn luyện như thế nào để đảm bảo năng lượng làm việc, học tập?
– Niềm vui: Bạn muốn hưởng thụ niềm vui như thế nào? Bạn dành thời gian cho bản thân ra sao?
– Cộng đồng: Bạn có mong muốn thế giới trở nên tốt đẹp hơn không? Bằng cách nào?

Bỏ thời gian động não những điều này và chọn ra một mục tiêu hoặc nhiều hơn trong mỗi nhóm chủ đề phản ánh điều bạn muốn làm. Sau đó lọc lại một lần nữa để có mục tiêu bạn cần tập trung vào và nỗ lực để đạt được. Khi thực hiện điều này, hãy chắc chắn những mục tiêu bạn thiết lập chính là những gì bạn muốn, không phải là những gì người khác muốn từ bạn

mục tiêu cá nhân
Lập mục tiêu dài hạn

Bước 2: Thiết lập mục tiêu cá nhân nhỏ hơn

Khi đã thiết lập mục tiêu cho cuộc đời bạn, hãy chia nhỏ mục tiêu lớn đó thành những mục tiêu nhỏ hơn và thiết lập một kế hoạch ngắn hạn bạn cần hoàn thành. Cuối cùng, một khi đã có kế hoạch của mình, hãy bắt đầu tiến hành từng bước trong kế hoạch để đạt được những mục tiêu đã đặt ra.

Hãy bắt đầu quá trình thiết lập mục tiêu bằng cách nhìn vào mục tiêu lớn của cuộc đời bạn. Sau đó thiết lập những điều bạn có thể làm trong vòng 1 năm tới, 6 tháng tới, 1 tháng tới, tuần tới và ngày hôm nay để bắt đầu hướng đến những mục tiêu lớn hơn. Mỗi bước nên dựa trên kế hoạch trước đó.

Sau đó tạo ra những điều cần làm hằng ngày của bạn (To-do-lists) để hướng đến mục tiêu cuộc đời bạn. Ở giai đoạn đầu, những mục tiêu nhỏ của bạn có thể là đọc sách và thu thập thông tin cần làm để đạt được những mục tiêu ở cấp độ cao hơn. Điều này sẽ giúp bạn nâng cao chất lượng và tính thực tế của việc thiết lập mục tiêu.

Cuối cùng xem xét lại kế hoạch của bạn và chắc chắn rằng nó phù hợp với cách bạn muốn sống cuộc đời của mình.

mục tiêu cá nhân
Thiết lập và hoàn thành từng mục tiêu nhỏ

Không bỏ cuộc

Một khi bạn đã quyết định xác định thiết lập mục tiêu cá nhân, hãy giữ cho quá trình diễn ra bằng cách xem xét và cập nhật danh sách việc cần làm của bạn hàng ngày.

Xem xét định kỳ các kế hoạch dài hạn và chỉnh sửa để phản ánh những thay đổi trong thứ tự ưu tiên và kinh nghiệm của bạn. Tốt nhất là nên làm thường xuyên, lặp đi lặp lại, xem xét liên tục.

Bear Bryant – Huấn luyện viên bóng đá nổi tiếng người Mỹ đã viết: “Không bao giờ bỏ cuộc, từ bỏ là cách quá dễ dàng, đặt mục tiêu và làm cho tới khi hoàn thành. Khi đã đạt được, hãy đặt mục tiêu khác và tiếp tục thực hiện. Hãy nhớ đừng bao giờ từ bỏ”. Khi đã lên kế hoạch mục tiêu cá nhân cho mình thì dù có khó khăn bạn cũng cần phải kiên cường, cố gắng để đạt được. Đừng bao giờ cho phép bản thân buông xuôi hay đưa ra lý do để dừng lại và chùn bước.

Khi cuộc sống dồn bạn vào bước đường cùng, hãy đừng hỏi rằng: tại sao là tôi mà hãy nói rằng:cứ thử đi! Tin rằng nếu bạn dám đương đầu, bứt phá thì không mục tiêu nào là không hoàn thành, không khó khăn nào là không vượt qua.

Xử lý phù hợp khi đã đạt mục tiêu

Nếu mục tiêu cá nhân đã đạt được là mục tiêu quan trọng, hãy tự tưởng thưởng cho bản thân một cách thích hợp. Nó sẽ giúp bạn gây dựng sự tự tin bạn đáng có.

– Nếu bạn đạt được mục tiêu quá dễ dàng, hãy xác lập lại mục tiêu tiếp theo khó hơn.
– Khi mất quá nhiều thời gian để đạt được một mục tiêu, hãy xác lập các mục tiêu tiếp theo dễ hơn một chút.
– Nếu có yếu tố khiến bạn cần thay đổi các mục tiêu khác, hãy làm như vậy.
– Nếu bạn nhận thấy thiếu hụt kỹ năng dù đã đạt được mục tiêu, hãy quyết định có nên đưa ra mục tiêu khác để sửa lỗi đó không.

Hãy thường xuyên điều chỉnh những mục tiêu cá nhân và nếu mục tiêu đó không còn quan trọng với bạn nữa, hãy xem xét thay thế nó bằng mục tiêu khác phù hợp hơn.

Xem thêm: 7 kỹ năng cần thiết dân văn phòng nhất định phải biết

Xác lập mục tiêu cá nhân bằng phương pháp SMART

Mỗi người vào từng thời điểm sẽ có các mục tiêu khác nhau cho cuộc đời của mình, có người muốn đạt mục tiêu về sự nghiệp, có người muốn tiền bạc, có người lại muốn tình yêu, gia đình… Vì vậy cho nên mẫu thiết lập mục tiêu cá nhân cũng tương ứng mà khác nhau. Để mang lại hiệu quả cao nhất thì bạn nên áp dụng nguyên tắc SMART trong quá trình thiết lập mục tiêu của mình.

  • S – Specific (Cụ thể): Mục tiêu đề ra phải cụ thể rõ ràng.
  • M – Measurable (Khả năng đo lường): Mục tiêu phải đo lường được thì mới hiệu quả.
  • A – Achievable (Tính thực tế): Mục tiêu phải đảm bảo về tính thực tế, tức là phải nằm trong khả năng cho phép và có thể thực hiện được.
  • R – Relevant (Tính liên quan): Mục tiêu cần bám sát mục đích của cá nhận bạn cũng như tính liên quan mật thiết đến thời gian, công sức bỏ ra để hoàn thành nó.
  • T – Time-bound (Kỳ hạn): Khi xác lập mục tiêu phải đặt ra thời gian cụ thể để có thể đảm bảo thực hiện mục tiêu đó.

Khi xây dựng mục tiêu cá nhân theo nguyên tắc SMART bạn sẽ luôn điều chỉnh để bản thân không đi lệch hướng. Đặc biệt nó khiến bạn có được động lực lớn hơn, biết được thứ muốn và cần đạt được theo từng thời điểm.

mục tiêu cá nhân
Nguyên tắc Smart được áp dụng trong quá trình thiết lập mục tiêu

Xem thêm: Phương pháp SMART là gì? Cách cực hữu ích ứng dụng SMART vào công việc

Lời kết

Với những phương pháp về xây dựng, thiết lập mục tiêu cá nhân được đề cập trên đây, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h hy vọng đã mang lại cho bạn thông tin, kiến thức bổ ích để áp dụng vào quá trình xây dựng mục tiêu của mình. Cuộc sống không phải luôn bằng phẳng, để đạt được mục tiêu không hề dễ dàng nên bạn hãy luôn kiên cường, đừng bao giờ bỏ cuộc, phía cuối con đường luôn là ánh sáng rộng mở.

Đồng thời, để tăng cường khả năng thành công, ứng viên cần chú trọng đến việc xây dựng một CV chất lượng, hấp dẫn nhà tuyển dụng. Đừng quên rằng Vieclam24h.vn cũng cung cấp công cụ tạo CV online với nhiều mẫu template đa dạng, giúp ứng viên dễ dàng tạo ra CV chuyên nghiệp và nhanh chóng, giúp họ kết nối hiệu quả với doanh nghiệp trong quá trình tìm kiếm việc làm.

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục