PR là gì? 7 bước đơn giản để xây dựng chiến lược PR hiệu quả

Việc tạo dựng và tăng mức độ nhận thức thương hiệu ngày càng khó khăn hơn vì nền kinh tế chưa thật sự hồi phục sau đại dịch Covid-19. Theo Garnet, ngân sách tiếp thị đã giảm xuống còn 6,4% tổng doanh thu của công ty. Cả Google và Facebook đều siết chặt chính sách cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các chiến dịch tiếp thị. Do đó, các doanh nghiệp đang thay đổi hướng tiếp cận sang PR nhằm tạo nên những đột phá mới cho thương hiệu. Vậy PR là gì, làm thế nào để xây dựng chiến lược PR hiệu quả? Hãy cùng Việc Làm 24h tìm hiểu ở bài viết này.

PR là gì?

PR là viết tắt của từ gì? Đó là Public Relations, có nghĩa là quan hệ công chúng. Mục tiêu của PR là xây dựng, tăng mức độ nhận biết thương hiệu thông qua các kênh khác nhau bằng cách sử dụng phương tiện truyền thông xã hội, video, hình ảnh… để tiếp cận khách hàng, thu hút sự chú ý và thay đổi nhận thức của họ về nhãn hàng.

pr là gì
PR là viết tắt của Public Relations

PR có quan trọng không?

Để trả lời câu hỏi này, hãy cùng tìm hiểu về lợi ích mà PR đem lại cho công ty:

Đầu tiên, PR là phương thức giao tiếp hiệu quả với khách hàng thông qua các phương tiện truyền thông giúp nâng cao giá trị và sự tin tưởng của khách hàng vào thương hiệu. Người dùng cần sự tin tưởng để trở thành khách hàng trung thành. Và PR là công cụ giúp tạo dựng niềm tin này bằng việc truyền đạt câu chuyện, ý tưởng hoặc sản phẩm của công ty. 

Thứ hai, PR giúp tăng tần suất hiển thị thương hiệu. Các bài đăng blog, báo điện tử, những câu chuyện truyền cảm hứng về công ty và đánh giá sản phẩm sẽ hiển thị trên các công cụ tìm kiếm trong một thời gian dài. Đây chính là lý do các doanh nghiệp luôn nỗ lực để xây dựng hình ảnh tốt nhằm tăng lượng khách hàng. 

Cuối cùng PR góp phần kết nối với cộng đồng thông qua việc thiết lập mối quan hệ với KOL, Influencer. 

Xem thêm: KOL là gì? Bật mí 7 bước trở thành KOL chuyên nghiệp thu hút triệu fans

pr là gì
PR mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Các hoạt động của PR là gì?

Marketing – PR bao gồm nhiều loại hình khác nhau, do đó bạn cần xác định hoạt động PR phù hợp để mang lại kết quả tốt nhất. Dưới đây là 5 hoạt động phổ biến của PR:

Tổ chức sự kiện

Trong tổ chức sự kiện lại có nhiều loại hình khác nhau như thông cáo báo chí, họp báo, triển lãm, trưng bày sản phẩm, hội thảo, hội nghị, ra mắt sản phẩm mới… Nhìn chung, mục đích của hoạt động này là thông báo, giới thiệu, truyền tải thông điệp, sản phẩm đến khách hàng.

pr là gì
Hội chợ là một trong những hoạt động của tổ chức sự kiện

KOL/Influencer

KOL hay Influencer đã trở thành một chiến thuật quan trọng trong PR khi doanh nghiệp muốn tăng độ nhận diện thương hiệu và doanh thu. KOL/Influencer là đối tượng được công chúng hâm mộ và tin tưởng. Do đó, chọn đúng KOL/Influencer sẽ giúp thương hiệu tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu, xây dựng niềm tin với khách hàng tiềm năng, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và mức độ nhận diện.

pr là gì
KOL/Influencer là đối tượng được yêu mến và tin tưởng từ người hâm mộ

Xem thêm: Influencer là gì? Làm sao để chuyên nghiệp và mang tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội?

Trách nhiệm xã hội (CSR)

CSR trong PR là gì? CSR là viết tắt của từ Corporate Social Responsibility, có nghĩa là trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội. CSR bao gồm nhiều hoạt động khác nhau không chỉ từ thiện, tình nguyện, quyên góp mà còn mang tính lâu dài hơn như sử dụng bao bì thân thiện, giảm lượng carbon ra môi trường… CSR mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:

– Xây dựng, cải thiện lòng trung thành của khách hàng với nhãn hàng. Theo khảo sát của Nielsen có 66% trong 30.000 người khảo sát sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho sản phẩm từ doanh nghiệp có hoạt động vì xã hội.

– Tạo thiện cảm cho khách hàng.

– Truyền cảm hứng, tăng sự tự hào, gắn bó của nhân viên đối với doanh nghiệp. 

Xem thêm: Bật mí 5 ý tưởng giúp gắn kết nhân viên với tập thể dành cho doanh nghiệp

pr là gì
CSR là những hoạt động thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng

Quản trị khủng hoảng

Khủng hoảng thương hiệu là điều không lường trước và có thể xảy ra với bất kỳ doanh nghiệp nào. Xử lý khủng hoảng là vai trò của PR. Bằng nhiều giải pháp khác nhau người làm PR sẽ kiểm soát, ngăn chặn trường hợp này và bảo vệ danh tiếng của thương hiệu.

Truyền thông nội bộ

Truyền thông nội bộ trong PR là gì? Truyền thông nội bộ bao gồm nhiều hoạt động khác nhau nhằm gắn kết, xây dựng, duy trì mối quan hệ tốt đẹp của nhân viên với doanh nghiệp. Từ đó giảm thiểu tỷ lệ chuyển việc, giảm chi phí đào tạo nhân viên mới, thu hút ứng viên tiềm năng. Đồng thời đây cũng là cách tiếp thị – quảng cáo thương hiệu gián tiếp với công chúng thông qua nhân viên công ty.

pr là gì
Truyền thông nội bộ giúp gắn kết nhân viên trong công ty

7 bước để xây dựng chiến lược PR hiệu quả

Bước 1. Hiểu về PR và kỳ vọng của bạn vào PR là gì

Trước khi bắt đầu xây dựng kế hoạch PR, bạn cần hiểu PR là gì và bao gồm những hoạt động nào với chức năng gì. Khi đã nắm bắt được điều này, bạn cần làm rõ tại sao bạn muốn đầu tư vào PR. PR không phải là những hoạt động cố định mà là sự linh hoạt, sáng tạo, hiểu rõ về PR giúp bạn không đi quá xa khỏi mục tiêu.

Bước 2. Nghiên cứu thị trường và đối thủ

Sau khi xác định rõ ràng những kỳ vọng bạn muốn đạt được, hãy nghiên cứu về ngành nghề của doanh nghiệp. Bạn cần phân tích tổng quan về ngành, tìm hiểu đối thủ và tìm cách để nổi bật. Ở bước này, bạn có thể sử dụng mô hình SWOT để hỗ trợ cho việc phân tích:

– S: Strengths (điểm mạnh).

– W: Weaknesses (điểm yếu).

– O: Opportunities (cơ hội).

– T: Threats (Thách thức).

pr là gì
Sử dụng mô hình SWOT để phân tích thị trường và đối thủ

Bước 3. Thiết lập mục tiêu tổng thể

Yêu cầu khi thiết lập mục tiêu trong PR là gì? Đó là rõ ràng và thực tế. Để đạt 2 tiêu chí này, bạn có thể áp dụng nguyên tắc SMART:

– S (Specific): Cụ thể, dễ hiểu.

– M (Measurable): Đo lường được.

– A (Attainable): Có thể đạt được.

– R (Relevant): Thực tế.

– T (Time-Bound): Thời gian hoàn thành.

Dưới đây là một số ví dụ về các mục tiêu bạn có thể đặt ra cho kế hoạch PR của công ty:

– Tăng nhận thức thương hiệu đối với khách hàng tiềm năng.

– Định vị thương hiệu trong thị trường.

– Điều hướng hành vi người dùng bằng việc đưa ra vấn đề dẫn đến giải pháp.

Bước 4. Xác định đối tượng mục tiêu và thông điệp

Việc hiểu rõ về ngành và đối thủ sẽ giúp bạn tìm thấy thông điệp phù hợp với công chúng. Xác định chân dung khách hàng tiềm năng (giới tính, độ tuổi, vị trí địa lý, trình độ học vấn,…) để biết bạn sẽ giao tiếp với ai và hiểu sâu về insight của họ. Ví dụ như hiểu điều gì làm họ đồng cảm, điều nào khiến họ khó chịu… để tạo ra tiếng vang bằng thông điệp của nhãn hàng.

Khi sáng tạo thông điệp, lưu ý nên tránh nói về tính năng, sản phẩm. Thay vào đó hãy tập trung vào những vấn đề thực tế hơn như giải quyết vấn đề khách hàng gặp phải trong cuộc sống, đáp ứng nhu cầu tiềm ẩn… Mục đích của PR là bắt đầu một cuộc trò chuyện để dẫn dắt đến nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ.

pr là gì
Xác định khách hàng mục tiêu để biết bạn sẽ giao tiếp với ai

Bước 5. Chọn chiến thuật

Không có quy định hay hướng dẫn nào để lựa chọn chiến thuật phù hợp cho chiến lược PR của bạn. Lời khuyên ở đây là sự sáng tạo. Bạn có thể sử dụng bất kỳ phương pháp nào, nhưng hãy tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ bền vững và nhân văn với các đối tượng liên quan quan trọng nhất. Một vài chiến thuật PR như: thông cáo báo chí, KOL/Influencer, newsjacking…

pr là gì
Sáng tạo là chìa khóa trong việc lựa chọn chiến thuật PR

Bước 6. Xác định kênh PR là gì

Khi đã có thông điệp và chiến thuật, kế hoạch PR của bạn đã gần hoàn chỉnh. Bước tiếp theo là quyết định kênh phù hợp để khuếch đại thông tin và tiếp cận đối tượng mục tiêu. Ví dụ như: 

– Hệ thống bài viết nổi bật.

– Podcast.

– Truyền hình.

– Mạng xã hội.

Bước 7. Đo lường 

Chắc bạn đã biết đo lường trong PR là chủ đề mơ hồ vì không có KPI hay kế hoạch chung cho tất cả. Các chuyên gia phân loại phương pháp đo lường thành “đo lường cứng” (hard measurements) và “đo lường mềm” (soft measurements). Trong đó hard measurements bao gồm dữ liệu dễ dàng đo lường như số lần hiển thị, số nhấp chuột, số người tiếp cận… Ngược lại, soft measurements lại không rõ ràng và chủ quan, chẳng hạn như: total buzz (tổng thảo luận người dùng thảo luận về thương hiệu), share of voice (thị phần thảo luận)…

pr là gì
Share of voice là một trong những số liệu đo lường cho hoạt động của PR

Kết luận:

Trên đây là những thông tin về PR là gì và cách xây dựng kế hoạch PR hiệu quả. Hy vọng với những chia sẻ này của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h đã giúp bạn đọc hiểu sâu hơn về PR và cách ứng dụng để mang đến hiệu quả tốt nhất. Nếu bạn đang tìm kiếm việc làm PR mới nhất, hãy truy cập Việc Làm 24h ngay nhé!

Xem thêm: Bật mí TOP 10 công việc lý tưởng giúp trả lời câu hỏi con gái nên học ngành gì

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục