Quy chế lương, thưởng và phụ cấp là một trong những yếu tố quyết định doanh nghiệp có giữ chân được người lao động hay không. Song, không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách triển khai quy chế này sao cho hiệu quả. Trong bài viết sau đây, Việc Làm 24h sẽ đề cập chi tiết về chính sách lương, thưởng để nhà quản lý và người lao động cùng nắm!
1, Quy chế lương, thưởng và phụ cấp là gì?
Quy chế lương, thưởng và phụ cấp đề cập đến những quy định, quy tắc quan trọng có liên quan đến lương, thưởng, các phúc lợi xã hội hay đãi ngộ nhân sự khác trong doanh nghiệp. Đây được xem là một phần không thể thiếu trong việc triển khai chính sách nhân sự và đòi hỏi cao về tính công bằng, minh bạch. Bởi lẽ, một doanh nghiệp triển khai quy chế lương thưởng hấp dẫn sẽ giữ chân được nhân sự giỏi để củng cố nguồn lực cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
Cụ thể, một mẫu quy chế lương thưởng, phúc lợi sẽ bao gồm những nội dung sau:
- Mục đích, phạm vi áp dụng.
- Cơ cấu lương: Lương phụ cấp, lương cơ bản, lương hiệu quả công việc.
- Hình thức, thời hạn trả lương.
- Quy định về khoản thưởng định kỳ & đột xuất.
- Quy trình về đánh giá và xét duyệt.
- Các điều khoản phúc lợi khác.
2, Tầm quan trọng của việc xây dựng quy chế lương trong doanh nghiệp
Xây dựng quy chế lương, thưởng được xem là việc làm cần thiết đối với mọi doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có quy mô lớn và số lượng nhân sự đông đảo. Bởi lẽ, công đoạn này đóng vai trò quan trọng như sau:
- Đảm bảo sự minh bạch, rõ ràng: Lương thưởng là những quyền lợi mà người lao động (NLĐ) được nhận tương ứng với những đóng góp cho doanh nghiệp. Tuy vậy, để đảm bảo có các đánh giá chuẩn xác, thưởng phạt kịp thời thì doanh nghiệp phải triển khai chính sách lương thưởng công bằng. Lúc này, quy chế lương sẽ làm giảm thiểu những tranh chấp và tăng sự gắn bó của NLĐ với công ty.
- Khích lệ nhân sự làm việc: Khi xây dựng cơ chế lương thưởng rõ ràng, tinh thần của nhân viên sẽ được khích lệ đáng kể. Bên cạnh đó, họ cũng nắm được những tiêu chí để nỗ lực nhằm đạt được mức lương cao hơn.
- Thu hút, giữ chân nhân tài: Một quy chế lương hấp dẫn sẽ giúp doanh nghiệp chiêu mộ được những nhân sự chất lượng cao. Bởi lẽ, họ nhận thấy được rằng những đóng góp của mình cho doanh nghiệp sẽ được ghi nhận xứng đáng.
- Hỗ trợ quản lý tài chính, tận dụng nhân lực hiệu quả: Thông qua cơ chế lương thưởng, doanh nghiệp có thể kiểm soát chặt chẽ tình hình ngân sách, quy chế, khoản chi trả. Đồng thời, nhà quản trị cũng đề ra được phương án sử dụng nguồn lực đáp ứng mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
3, Cơ sở pháp lý của quy chế lương
Toàn bộ quy chế lương, thưởng tại doanh nghiệp đều phải chấp hành nghiêm túc quy định và chính sách pháp luật hiện hành về xây dựng, áp dụng chính sách lương thưởng cho người lao động.
Theo đó, quy chế cần tuân thủ những điều luật về quyền lợi người lao động, thời hạn trả lương, mức lương tối thiểu, trích thuế doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và những điều luật khác. Những văn bản pháp lý làm cơ sở căn cứ là:
- Luật Lao Động 2019.
- Luật Doanh Nghiệp 2020.
- Nghị định số 145/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành về việc Quy định chi tiết & hướng dẫn thi hành một số điều ở Bộ luật Lao động liên quan đến điều kiện lao động, quan hệ lao động.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần xem xét tình hình thực tế tại doanh nghiệp như quy chế tổ chức, điều lệ, ngành nghề kinh doanh, quan hệ điều hành và những yếu tố đặc thù để có phương án triển khai chính sách lương thưởng phù hợp.
4, Quy trình xây dựng quy chế lương
Để triển khai quy chế lương thưởng được thuận lợi, sau đây là các bước mà doanh nghiệp cần tuân thủ:
- Tập hợp toàn bộ thông tin chính sách về lương thưởng hiện có ở tổ chức.
- Phân tích công việc dựa theo vị trí và chức danh.
- Thiết lập mục tiêu cũng như các tiêu chí đánh giá.
- Thiết kế hệ thống lương thưởng dành cho nhân sự.
- Triển khai, kiểm tra sửa đổi và bổ sung
- Đào tạo, truyền thông đến toàn thể nhân sự.
Bước 1: Thu thập và đánh giá thông tin về chính sách lương thưởng hiện tại ở tổ chức
Nhà quản lý cần tiến hành thu thập toàn bộ chính sách về lương thưởng của tổ chức ở thời điểm hiện tại, đánh giá lại những thông tin về quy định pháp luật, độ cạnh tranh, thị trường lao động và khả năng tài chính của doanh nghiệp.
Bước 2: Phân tích công việc theo vị trí, chức danh một cách chi tiết
Cơ chế lương thưởng cần đảm bảo triển khai đúng đối tượng cũng như yêu cầu công việc. Để làm được điều này, doanh nghiệp đòi hỏi phải phân tích kỹ công việc, những yêu cầu về kỹ năng cũng như kinh nghiệm cho từng vị trí để đưa ra mức lương cơ bản phù hợp.
Bước 3: Thiết lập mục tiêu, tiêu chí đánh giá
Tiếp theo, doanh nghiệp cũng cần xác định mục tiêu cũng như các tiêu chí để đánh giá mức độ đáp ứng công việc. Những tiêu chí này bao gồm đóng góp chuyên môn, kết quả hoàn thành KPI, khả năng làm việc nhóm,…
Bước 4: Thiết kế quy chế lương thưởng
Căn cứ mục tiêu cũng như tiêu chí đánh giá về nhân sự, doanh nghiệp sẽ tiến hành thiết kế cơ chế lương thưởng. Song, quá trình này cần đảm bảo các yếu tố như mức lương cơ bản, khoản phụ cấp, khen thưởng đặc biệt, thưởng hiệu suất,… kèm điều kiện và phần trăm được hưởng.
Bước 5: Đánh giá, đo lường mức độ hiệu quả và đưa ra cải tiến
Khi đã ban hành và thiết lập quy chế lương thưởng, nhà quản trị cần đo lường hiệu quả liên tục và đánh giá mức độ phù hợp để đảm bảo minh bạch, công bằng và phù hợp với điều kiện tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, cơ chế lương thưởng phải đảm bảo tính dài hạn, ổn định để doanh nghiệp phát triển.
Bước 6: Đào tạo, truyền thông tới toàn thể nhân sự
Toàn thể nhân sự của công ty cần nắm rõ quy chế lương của doanh nghiệp để yên tâm công tác, hạn chế xung đột. Do đó, doanh nghiệp sẽ dành ra một khoảng thời gian để đào tạo và thông báo đến các phòng ban, nhân viên.
5, Mẫu quy chế lương tham khảo
Để nhà quản trị có thể hình dung rõ về cơ chế lương thưởng, sau đây là mẫu quy chế lương mới nhất dành cho người lao động:
6, Kết luận
Trên đây là phổ biến chi tiết về quy chế lương, thưởng và phúc lợi trong doanh nghiệp để nhà quản trị tham khảo. Qua đây, doanh nghiệp sẽ triển khai được cơ chế lương thưởng hợp lý để giữ chân người lao động. Mặt khác, công tác quản trị và sử dụng nguồn lực cũng được lên kế hoạch hiệu quả hơn.