Thuyên chuyển là hoạt động có thể bắt gặp ở bất cứ môi trường làm việc nào. Bài viết sau của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h giúp bạn hiểu về thuyên chuyển là gì. Từ đó bạn biết cách hành xử đúng mực đồng thời bảo vệ quyền lợi bản thân tốt hơn khi thuyên chuyển.
Thuyên chuyển công tác là gì?
Thuyên chuyển công tác (Job Transfer) là quá trình nhân sự được chuyển từ đơn vị làm việc này sang đơn vị làm việc khác. Thuyên chuyển có thể xem như một sự chuyển đổi theo chiều ngang của công việc; khi nhân sự chỉ thay đổi nơi làm việc nhưng vẫn giữ nguyên trách nhiệm và hưởng nguyên chế độ đãi ngộ như cũ.
Hoạt động thuyên chuyển có thể diễn ra ở bất cứ cơ quan, doanh nghiệp nào: cả trong đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước hay khối doanh nghiệp tư nhân.
Ưu – nhược điểm của thuyên chuyển là gì?
Hoạt động thuyên chuyển mang lại lợi ích cho cả người lao động và đơn vị thuyên chuyển. Cụ thể, các ưu điểm của thuyên chuyển công tác đối với người lao động gồm:
+ Với người lao động:
- Có thêm cơ hội thăng tiến.
- Tích lũy thêm kinh nghiệm.
- Tạo dựng mối quan hệ.
- Giảm sự nhàm chán khi làm việc tại một địa điểm trong thời gian dài.
+ Với đơn vị thực hiện thuyên chuyển:
- Sử dụng nhân sự phù hợp theo yêu cầu.
- Tiết kiệm ngân sách tuyển dụng.
- Đôi khi việc thuyên chuyển được dùng như hình thức đào tạo nội bộ hiệu quả.
Nhược điểm của việc thuyên chuyển công tác:
- Người lao động mất thời gian để làm quen lại với môi trường mới.
- Nguy cơ bỏ việc nếu người lao động không thích ứng được.
Mục đích của thuyên chuyển là gì?
Mỗi doanh nghiệp có những lý do khác nhau đối với việc thuyên chuyển công tác của nhân viên. Trong đó, những mục đích chính của việc thuyên chuyển bao gồm:
- Một số vị trí yêu cầu năng lực chuyên môn, kỹ năng đặc biệt của nhân viên được thuyên chuyển
- Luân chuyển để điều tiết nhân sự giữa bộ phận thiếu nhân sự và bộ phận đang dư thừa nhân sự.
- Giải quyết xung đột nội bộ giữa nhân sự.
- Phá vỡ sự đơn điệu của môi trường làm việc cũ, khích lệ hiệu suất làm việc của nhân viên.
- Đáp ứng theo nguyện vọng của nhân viên do hoàn cảnh gia đình, muốn chuyển tới nơi ở mới.
Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi thuyên chuyển lao động?
Ngoài các cơ quan, đơn vị nhà nước thực hiện việc thuyên chuyển theo kế hoạch, các doanh nghiệp có thể thuyên chuyển lao động theo kế hoạch nhân sự.
Dù mục đích thuyên chuyển là gì, doanh nghiệp cũng cần tuân thủ các quy định sau:
- Trường hợp được phép thuyên chuyển lao động: doanh nghiệp gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, cháy nổ, khắc phục sự cố do lao động…
- Thời gian thuyên chuyển công việc không quá 60 ngày trong 1 năm trừ khi người lao động đồng ý.
- Quy định thuyên chuyển phải thông báo tới người lao động trước ít nhất 03 ngày, rõ ràng về thời gian, vị trí sắp xếp…
- Người lao động nhận lương đúng theo vị trí mới. Trường hợp ít hơn, lương mới phải bằng ít nhất 85% so với lương cũ và không thấp hơn lương tối thiểu. Trong vòng 30 ngày, người lao động sẽ được nhận thông báo lương.
- Nếu thời gian thuyên chuyển dài hơn 60 ngày và người lao động không chấp nhận, doanh nghiệp và người lao động có thể bàn bạc chấm dứt hợp đồng. Trường hợp này, người lao động không phải bồi thường bất cứ khoản tiền nào.
- Doanh nghiệp không được thuyên chuyển người lao động trong các trường hợp sau:
+ Người lao động đang trong thời gian kỷ luật, xem xét xử lý kỷ luật.
+ Người lao động đang bị thanh tra, kiểm tra, truy tố, xác minh, xét xử.
+ Người lao động mắc phải bệnh hiểm nghèo (đã được cơ quan cấp có thẩm quyền xác thực).
+ Lao động nữ mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi.
+ Lao động nam đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi (trường hợp vợ mất hoặc do trường hợp khách quan).
+ Người lao động còn thời gian công tác ít hơn 18 tháng trước khi nghỉ hưu.
Luân chuyển và thuyên chuyển khác nhau ra sao?
Luân chuyển công tác cũng là hoạt động thay đổi về vị trí làm việc. Hoạt động luân chuyển thường diễn ra ở những công ty lớn (có nhiều chi nhánh tại các địa phương khác nhau) hoặc tại các cơ quan nhà nước.
Tuy nhiên, luân chuyển và thuyên chuyển có sự khác nhau về cơ sở pháp lý, mục đích, cách thức. Cụ thể như sau:
Luân chuyển | Thuyên chuyển | |
Căn cứ pháp lý | Luật Viên chức Luật Cán bộ công chức Nghị định về hướng dẫn và thi hành QĐ 98-QĐ/TW ngày 07/10/2017 về luân chuyển cán bộ của Bộ chính trị. | Luật phòng, chống tham nhũng 36/2018/QH14 Nghị định 59/2019/NĐ-CP về điều & biện pháp thi hành bộ Luật về phòng chống tham nhũng. Nghị định 134/2021/NĐ-CP ban hành ngày 30/12/2021 về sửa đổi, bổ sung NĐ số 59/2019/NĐ-CP |
Mục đích | Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ một cách có hiệu quả. | Chủ động phòng ngừa tham nhũng. Đảm bảo phù hợp về nghiệp vụ và chuyên môn. |
Đối tượng | Cán bộ quản lý, lãnh đạo luân chuyển theo yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ có năng lực, triển vọng và trong quy hoạch địa phương, đơn vị, cơ quan trong hệ thống chính trị. Cán bộ luân chuyển không phải là người địa phương và không giữ chức vụ quá 02 nhiệm kỳ liên tiếp ở một đơn vị, địa phương | Cán bộ, viên chức, công chức liên quan đến quản lý ngân sách và tài sản Nhà nước, tổ chức thanh tra và một số vị trí thuộc lĩnh vực hoặc các ngành theo NĐ số 59/2019/NĐ-CP) phải chuyển đổi định kỳ |
Thời hạn | Ít nhất 36 tháng Đối tượng luân chuyển còn thời gian công tác ít nhất 10 năm (2 nhiệm kỳ). | Từ 02 năm đến 05 năm tuỳ theo đặc thù của từng lĩnh vực, từng ngành nghề. |
Quy trình | Được thực hiện theo kế hoạch luân chuyển định kỳ của đơn vị. | Cần có danh mục và kế hoạch được duyệt theo định kỳ. Kế hoạch này cần công khai trong đơn vị, tổ chức |
Xem thêm: Các mẫu đơn xin chuyển công tác đúng chuẩn dành cho mọi ngành nghề
Những điều người lao động nên lưu ý khi thuyên chuyển là gì?
Người lao động có thể xin đề nghị thuyên chuyển công tác tới doanh nghiệp. Khi có nhu cầu muốn được thuyên chuyển, người lao động chuẩn bị hồ sơ gồm:
- Đơn xin chuyển công tác.
- Văn bản / Giấy tờ quyết định chuyển công tác từ đơn vị đang làm việc.
- Văn bản /Giấy tờ đồng ý tiếp nhận từ đơn vị mới.
- Sơ yếu lý lịch dán ảnh kèm xác nhận của địa phương.
- Bản sao về chứng chỉ, bằng cấp.
- Bản sao CCCD, sổ hộ khẩu.
- Bản sao bảng lương (đã có xác nhận từ đơn vị cũ).
Ngoài ra, nếu bạn muốn được thuyên chuyển sang bộ phận khác để có môi trường làm việc phù hợp hơn, sau đây là một vài điểm khác nên lưu ý:
- Đọc và tìm hiểu kỹ về các quy định nội bộ liên quan đến chính sách thuyên chuyển.
- Nên tìm hiểu trước về đơn vị mới bạn muốn chuyển đến.
- Không nên công khai sớm về ý định xin thuyên chuyển khi chưa rõ thông tin, tránh việc mắc kẹt giữa việc chưa được chuyển sang nhưng cả đơn vị cũ lại biết tin bạn “nhấp nhổm” muốn đi.
- Nâng cấp CV để chắc chắn bạn đáp ứng được những yêu cầu tại vị trí mới.
- Có thể lên kế hoạch để tự học, tự đào tạo, thu hẹp khoảng cách với vị trí mới càng nhiều càng tốt trước khi chính thức xin thuyên chuyển
- Tận dụng các mối liên kết nội bộ trong doanh nghiệp để hiểu hơn về vị trí mới, văn hoá làm việc tại bộ phận mới.
- Khi chắc chắn về ý định muốn được thuyên chuyển, cần nói chuyện thẳng thắn với sếp hiện tại. Bạn cần nói rõ lý do muốn dời đi, đồng thời cảm ơn sự giúp đỡ về những kinh nghiệm bạn học hỏi từ bộ phận hiện tại.
- Chủ động đề nghị đào tạo cho người nhận bàn giao.
Lời kết
Những chia sẻ trên từ Vieclam24h.vn mong rằng bạn hiểu được thuyên chuyển là gì. Tóm lại, việc thuyên chuyển không nhất định là do bạn không hài lòng với công việc hiện tại. Thuyên chuyển có thể mang tới cơ hội mới, rộng mở và giúp bạn đổi mới hành trình sự nghiệp, đồng thời đa dạng hoá được lĩnh vực nghề nghiệp trong tương lai.
Việc nắm bắt, chuẩn bị cũng như hành xử lịch sự, khéo léo trong quá trình thuyên chuyển sẽ giúp bạn có được tâm thế tốt hơn và luôn chủ động hơn trên hành trình sự nghiệp.
Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.
Xem thêm: Cách xin nghỉ Tết sớm đúng luật và chuyên nghiệp, sếp nào cũng gật đầu