Các bài kiểm tra đánh giá năng lực giúp doanh nghiệp xác định ứng viên sáng giá

Bạn đang chuẩn bị tham gia buổi phỏng vấn với ứng viên? Bạn bối rối không biết nên sử dụng các bài test đánh giá năng lực nào đáng tin cậy? Đánh giá năng lực là gì? Hãy theo dõi qua bài viết dưới đây của Việc Làm 24h ngay nhé! 

Bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng quan tâm đến năng lực, kỹ năng và kinh nghiệm mà ứng viên sở hữu. Tuy nhiên, để làm được điều đó, nhà tuyển dụng cần phải có những phương pháp riêng để đánh giá khách quan và chính xác những phẩm chất cần thiết mà ứng viên đáp ứng cho công việc. Đây chính là lúc những bài kiểm tra đánh giá năng lực ứng viên trước phỏng vấn được sử dụng. 

đánh giá năng lực là gì
Các bài kiểm tra đánh giá năng lực là gì? 

Bài kiểm tra (test) đánh giá năng lực là gì?

đánh giá năng lực là gì
Vì sao nhà tuyển dụng lại quan tâm đến các bài kiểm tra đánh giá năng lực nhân viên?

Mục tiêu đánh giá năng lực là gì? Mục tiêu nhằm giúp ứng viên nhìn nhận đúng năng lực của bản thân. Đồng thời, các bài test này còn là công cụ hữu ích giúp nhà tuyển dụng đánh giá khách quan và chính xác năng lực của từng ứng viên. 

Tùy vào tính chất đặc thù của công việc mà các bài test đánh giá năng lực ứng viên sẽ có các hình thức và độ khó khác nhau. Nhà tuyển dụng sẽ căn cứ vào kết quả để so sánh và đánh giá. Nhờ đó mà doanh nghiệp sẽ thu hẹp danh sách, khai thác những ứng viên tiềm năng nhất và gửi lời mời tham gia phỏng vấn.

Thông thường, các bài kiểm tra đánh giá năng lực ứng viên được sử dụng nhiều nhất thiên về đánh giá kỹ năng tư duy logic, kỹ năng tính toán nhanh, kỹ năng vận dụng kiến thức chuyên môn để giải quyết vấn đề,…

Vì sao cần test đánh giá năng lực nhân viên?

Tiết kiệm thời gian và chi phí hiệu quả

đánh giá năng lực là gì
Thực hiện kiểm tra đánh giá năng lực nhân viên để sàng lọc hiệu quả

Các bài đánh giá này giúp nhà tuyển dụng tìm đúng người đúng việc, thay vì mất thời gian, chi phí đào tạo và thay thế nhân sự.

Đánh giá khách quan và toàn diện năng lực ứng viên

Nhờ các bài test này, nhà tuyển dụng sẽ có cơ hội phát hiện, khai thác và đo lường những thông tin “ẩn” mà ứng viên chưa thể hiện hết qua hồ sơ xin việc hoặc CV ứng tuyển. Đồng thời, người thực hiện bài kiểm tra sẽ thể hiện chính xác nhất trước nhà tuyển dụng các khả năng chịu áp lực, khả năng tính toán, tư duy logic,… Nhờ đó, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá khách quan và toàn diện hơn về những điểm mạnh và cả điểm yếu mà ứng viên sở hữu. 

Đánh giá mức độ phù hợp với doanh nghiệp

đánh giá năng lực là gì
Các bài kiểm tra đánh giá năng lực nhân viên giúp nhà tuyển dụng tìm ra mảnh ghép phù hợp cho doanh nghiệp.

Các bài kiểm tra đánh giá năng lực ứng viên được thiết kế theo tiêu chuẩn khoa học và cung cấp những thông số quan trọng. Nhờ đó, nhà tuyển dụng có thể cân nhắc các tiêu chí và đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên với doanh nghiệp. 

Mảnh ghép phù hợp với doanh nghiệp không chỉ nằm ở kỹ năng, trình độ và kinh nghiệm chuyên môn, mà còn là khả năng thích nghi với môi trường làm việc. Một ứng viên tiềm năng không phải là người có thành tích nổi bật mà doanh nghiệp thường sẽ lựa chọn những ứng viên tuy có ít kinh nghiệm nhưng lại có khả năng hợp tác tốt và hòa nhập với môi trường làm việc nhanh chóng. 

Hỗ trợ trong việc đào tạo và phát triển năng lực nhân viên

đánh giá năng lực là gì
Các bài kiểm tra đánh giá năng lực nhân viên giúp nhà tuyển dụng có định hướng đào tạo và phát triển nhân viên rõ ràng.

Thông qua các hạng mục đánh giá của bài test, nhà tuyển dụng sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu năng lực, tính cách và những phẩm chất cần thiết để xác định tiềm năng phát triển của nhân viên. Qua đó, nhà tuyển dụng sẽ có các kế hoạch đào tạo và phát triển để cất nhắc nhân viên lên những vị trí phù hợp.

Những biểu mẫu đánh giá năng lực nhân viên trước khi phỏng vấn

Sau khi đã hiểu rõ đánh giá năng lực là gì và ý nghĩa, nhà tuyển dụng có thể cân nhắc yêu cầu ứng viên tự hoàn thành các biểu mẫu đánh giá theo thang điểm hoặc theo mức độ thông qua các câu hỏi như:

  • Câu hỏi hành vi: Đánh giá hành động và cách ứng viên giải quyết vấn đề.
  • Câu hỏi tình huống: Kiểm tra cách tiếp cận và ứng biến của ứng viên qua các tình huống cụ thể.
  • Câu hỏi thăm dò và khai thác thêm nhiều thông tin cần thiết cho công việc.
  • Câu hỏi kiểm tra các kỹ năng quan trọng khác như kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng thuyết phục,…

Sau đó, nhà tuyển dụng có thể sử dụng một số biểu mẫu đánh giá dưới đây và kết hợp với những phương pháp đánh giá khác để đảm bảo độ chính xác cao hơn.

BẢNG ĐÁNH GIÁ ỨNG VIÊN Tên ứng viên:……………………..
Vị trí ứng tuyển:………………….
Ngày:………………………………..
Tiêu chí Câu hỏi Điểm đánh giá chi tiết (1-10) Điểm thô
(1-10)
Ghi chú
Kỹ năng 1 – Câu hỏi 1
– Câu hỏi 2
– ….
Kỹ năng 2 – Câu hỏi 1
– Câu hỏi 2
– ….
Kỹ năng 3 – Câu hỏi 1
– Câu hỏi 2
– ….
Kỹ năng 4 – Câu hỏi 1
– Câu hỏi 2
– ….
Kỹ năng 5 – Câu hỏi 1
– Câu hỏi 2
– ….
Đánh giá chi tiết
Điểm mạnh:……. Điểm yếu:……….. Kết luận:…….

Biểu mẫu đánh giá năng lực ứng viên 1

BẢNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ỨNG VIÊN
Tên ứng viên:……………………..
Vị trí ứng tuyển:………………….
Ngày:………………………………..
TIÊU CHUẨN PHÒNG BAN CHUYÊN MÔN PHÒNG BAN QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC
Họ và tên người phỏng vấn:………………………..
Chức vụ:…………………
Bộ phận:…………………
Họ và tên người phỏng vấn:………………………..
Chức vụ:…………………
Bộ phận:…………………
Không hài lòng Tạm được Hài lòng Tốt Rất tốt Không hài lòng Tạm được Hài lòng Tốt Rất tốt
Khả năng tính toán
Khả năng tư duy logic
Khả năng phản biện
Khả năng tiếp nhận thông tin
Khả năng giải quyết vấn đề
NHẬN XÉT CHUNG
KẾT LUẬN Tuyển – chưa gọi:
Tuyển – gọi
Chờ xét duyệt
Loại
Tuyển – chưa gọi:
Tuyển – gọi
Chờ xét duyệt
Loại
PHÊ DUYỆT CỦA GIÁM ĐỐC 

Biểu mẫu đánh giá năng lực ứng viên 2

Các câu hỏi đánh giá năng lực nhân viên

đánh giá năng lực là gì
Lợi ích của các bài kiểm tra đánh giá năng lực là gì?

Bài test năng lực hành vi

Bài test năng lực hành vi giúp nhà tuyển dụng có thêm căn cứ về tính cách, thái độ, kỹ năng,… để đánh giá và so sánh mức độ phù hợp của các ứng viên với lĩnh vực, vị trí công việc. Nhờ đó, nhà tuyển dụng sẽ nắm được những thông tin về IQ, năng lực chuyên môn và những kỹ năng cần thiết.

1. Bài test tính cách

đánh giá năng lực là gì
Nhiều ứng viên quan tâm đến các bài kiểm tra đánh giá năng lực nhân viên trước khi phỏng vấn

Bài test này giúp nhà tuyển dụng phân loại các nhóm tính cách của ứng viên để tìm ra cách khai thác tính cách phù hợp với ứng viên. Nhờ đó, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cách phản ứng của ứng viên khi đối mặt với những tình huống cụ thể có thể xảy ra trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, không thể tránh trường hợp một số ứng viên chọn đáp án khác với tính cách thật để xây dựng hình tượng mà họ cho là tốt.

Câu hỏi: Bạn sẽ làm gì để giữ bình tĩnh trước những áp lực trong công việc?

  1. Yêu cầu giúp đỡ.
  2. Tạm thời nghỉ ngơi.
  3. Kiểm tra và hoàn thành những công việc có thể thực hiện. 
  4. Khóc

Câu hỏi: Khi được quản lý giao nhiệm vụ khó giải quyết, điều đầu tiên bạn làm là gì?

  1. Yêu cầu giúp đỡ.
  2. Chia bớt nhiệm vụ cho người khác.
  3. Nghiên cứu những giải pháp tiềm năng để giải quyết nhiệm vụ.
  4. Từ chối vì nó vượt qua khả năng của bạn.

Câu hỏi: Theo bạn, bí quyết nào sau đây sẽ giúp bạn luôn được đồng nghiệp yêu mến trong công việc?

  1. Lắng nghe, tôn trọng và góp ý thẳng thắn.
  2. Luôn tươi cười, học cách lắng nghe và khen ngợi.
  3. Giúp đỡ nhiệt tình, đặt câu hỏi và phê bình khi có sai sót.

Xem thêm: Bạn có phải là người sở hữu trí thông minh cảm xúc, kiểm tra EQ ngay hôm nay

2. Bài test kỹ năng

Bài test kỹ năng chính là cơ hội để ứng viên được tỏa sáng với những kỹ năng vượt trội từ kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sắp xếp thời gian, kỹ năng đánh máy,… Do phạm vi kỹ năng khá rộng nên nhà tuyển dụng cần thiết kế những câu hỏi với nội dung đa dạng và phù hợp với lĩnh vực và vị trí làm việc.

Câu hỏi kiểm tra kỹ năng xử lý vấn đề: Dự án mà bạn phụ trách chỉ còn một ngày đến thời hạn, bạn đã hoàn thành 95% công việc và đang tiến hành kiểm tra chi tiết dự án để đảm bảo mang đến kết quả hài lòng nhất cho khách hàng. Tuy nhiên, khách hàng lại yêu cầu bạn thay đổi nội dung dự án. Làm thế nào bạn giải quyết được chuyện này?

Xem thêm: 3 câu hỏi độc đáo nhận diện kỹ năng giải quyết vấn đề của ứng viên

Câu hỏi kiểm tra kỹ năng giao tiếp: Điểm mạnh và điểm yếu trong quá trình giao tiếp với người khác của bạn là gì?

Câu hỏi kiểm tra kỹ năng giao tiếp: Trong quá trình giao tiếp, bạn thường mất bao lâu để gây ấn tượng với đối tượng giao tiếp?

  1. Dưới 1 phút
  2. Từ 1 – 3 phút 
  3. Từ 3 – 5 phút
  4. Trên 5 phút

Bài test năng lực tư duy

đánh giá năng lực là gì
Các câu hỏi đánh giá năng lực là gì? 

Bài kiểm tra đánh giá năng lực tư duy giúp nhà tuyển dụng đánh giá các khía cạnh tư duy của ứng viên như khả năng suy luận, nhận thức và tốc độ xử lý những thông tin khác nhau. Năng lực tư duy của ứng viên tốt đến mức nào? Những câu hỏi kiểm tra dưới đây sẽ cung cấp cho ứng viên cơ hội thể hiện năng lực.

1. Bài kiểm tra khả năng tính toán nhanh

Câu hỏi: A và B cùng có 1210 đô la. Nếu 4/15 số tiền A bằng 2/5 số tiền B thì số tiền B là bao nhiêu?

  1. 460 đô la
  2. 484 đô la
  3. 550 đô la
  4. 664 đô la

Đáp án: B

4/15A = 2/5B

A = (2/5 x 15/4) B = 3/2 B

A/B = 3/2

A:B = 3:2

Vậy số tiền của B = 1210 x 2/5 = 484 đô la

2. Kiểm tra đọc, hiểu và tư duy suy luận

Câu hỏi: Có năm máy bay rời sân bay cùng một lúc. Máy bay B đến đích trước máy bay A & D, nhưng sau máy bay C. Máy bay E đến trước máy bay D nhưng sau máy bay A.

Vậy máy bay nào đến đích cuối cùng?

  1. Máy bay A 
  2. Máy bay B 
  3. Máy bay C 
  4. Máy bay D 
  5. Máy bay E

Đáp án: D

Thứ tự máy bay đến đích lần lượt là C – B – A – E – D. Vậy máy bay D là máy bay đến đích cuối cùng. 

3. Kiểm tra khả năng xử lý tình huống

Nhà tuyển dụng sẽ chủ động đánh giá bài kiểm tra nhân viên là gì?

Câu hỏi: Nếu bạn là trưởng phòng kinh doanh, gần đây bạn đã chia sẻ đến nhân viên kế hoạch thúc đẩy doanh thu mà bạn tin rằng sẽ cải thiện tình hình doanh thu của doanh nghiệp hiệu quả. Một số nhân viên trong bộ phận bạn quản lý đồng ý với quan điểm của bạn và một số thì không. Trong số những nhân viên không đồng ý, có người công khai phê bình ý tưởng đó với giám đốc doanh nghiệp. Bạn sẽ làm gì và tại sao? 

  1. Không phản hồi bất kỳ điều gì để tránh những xung đột không cần thiết.
  2. Khiển trách nhân viên vì đã vượt quyền và tiếp thực thực hiện kế hoạch mà bạn đã đề xuất.
  3. Gặp riêng nhân viên để trao đổi và giải thích rằng hành động vượt quyền là không thể chấp nhận được.
  4. Sự tin tưởng của những nhân viên trong bộ phận bạn phụ trách là yếu tố quan trọng giúp bạn quyết định tiếp tục thực hiện kế hoạch. Đồng thời, bạn có thể thay đổi kế hoạch dựa trên ý kiến đóng góp của nhân viên sao cho hợp lý để giữ cho nhân viên hài lòng.

Đáp án: D

4. Kiểm tra về tư duy biểu đồ

đánh giá năng lực là gì
Mỗi lĩnh vực, ngành nghề sẽ có các bài kiểm tra đánh giá năng lực nhân viên 

Câu hỏi: Dựa theo đáp án A, B, C, D, E, F; hãy chọn hình ảnh phù hợp vào ô trống?

Đáp án: E

Dựa theo màu sắc hình tròn trung tâm theo thứ tự lần lượt từ phải qua trái là hình tròn đen – trắng – xám. Đồng thời, các hình tròn nhỏ bao quanh hình tròn trung tâm từ phải qua trái là 4 – 5 – 6 – 7 – 8 – 9. Vậy chúng ta sẽ chọn hình ảnh có hình tròn trung tâm màu xám và 9 hình tròn nhỏ bao quanh. Tiếp đến các hình tròn nhỏ xung quanh phải đủ 3 trắng – 3 đen – 3 xám. Vì thế đáp án E là chính xác nhất. 

Bài test năng lực chuyên môn

Bài kiểm tra này giúp doanh nghiệp đánh giá và xác nhận kiến thức chuyên môn của ứng viên cần thiết cho vị trí công việc cụ thể mà doanh nghiệp đang tìm kiếm. Nhà tuyển dụng có thể thiết kế bài kiểm tra phù hợp với vị trí tuyển dụng và yêu cầu công việc để đánh giá ứng viên.

Ví dụ: Ứng viên vị trí kế toán sẽ thực hiện các bài kiểm tra kiến thức kế toán kiểm toán,… Hoặc ứng viên vị trí quản lý nhân sự sẽ được tham gia bài kiểm tra kiến thức liên quan đến luật lao động và những chính sách nhân sự bắt buộc,…

Câu hỏi: Theo Khoản 1 Điều 47 Luật Lao Động, người sử dụng lao động muốn chấm dứt hợp đồng lao động thì phải thông báo bằng văn bản ít nhất bao nhiêu ngày trước ngày hợp đồng lao động hết hạn. 

  1. 20 ngày
  2. 25 ngày
  3. 10 ngày
  4. 15 ngày

Đáp án: D 

Lưu ý

đánh giá năng lực là gì
Doanh nghiệp sẽ có cơ hội khai thác thông tin ứng viên từ các bài kiểm tra đánh giá năng lực

Nhà tuyển dụng có thể kết hợp đánh giá năng lực ứng viên với các bài kiểm tra về tâm lý, thể lực, khả năng ngoại ngữ, khả năng tin học,… Hãy đưa ra các bài kiểm tra với nội dung và mức độ phù hợp với vị trí tuyển dụng để nhìn nhận cách ứng viên tiếp cận và xử lý vấn đề. Nhờ đó nhà tuyển dụng có thể khai thác được nhiều thông tin quan trọng và đánh giá năng lực ứng viên khách quan hơn.

Kết luận

đánh giá năng lực là gì
Các bài kiểm tra đánh giá năng lực giúp doanh nghiệp xác định ứng viên “sáng giá”

Hy vọng bài viết trên đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h đã giúp các bạn hiểu bài test đánh giá năng lực là gì và tham khảo những bài test đánh giá năng lực ứng viên phổ biến trong phỏng vấn nhân sự. Quy trình tuyển dụng sẽ được tối ưu khi sử dụng các bài test đánh giá năng lực ứng viên, đồng thời giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian và nguồn lực hiệu quả. Không những thế, các ứng viên trước khi tham gia phỏng vấn có thể tham khảo các bài test đánh giá năng lực này để thể hiện tốt nhất trước mắt các nhà tuyển dụng nhé!

Xem thêm: TOP 10 câu hỏi phỏng vấn qua điện thoại giúp sàng lọc ứng viên dễ dàng!

Bài viết liên quan

Cùng chuyên mục