ChatGPT trong tuyển dụng: Bí quyết tối ưu hoá sức mạnh của trí tuệ nhân tạo

Sẽ như thế nào nếu một mô hình trí tuệ nhân tạo như ChatGPT được ứng dụng vào quy trình tuyển dụng? Liệu ChatGPT có thể viết Email, đặt câu hỏi phỏng vấn hay lên lịch tuyển dụng được không? Đâu là những thách thức khi sử dụng ChatGPT trong tuyển dụng? Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi trên qua bài viết dưới đây nhé!

chatgpt trong tuyển dụng

Trong tháng 6/2023, Việc Làm 24h sẽ tổ chức sự kiện “Biến ChatGPT thành trợ lý đắc lực trong tuyển dụng” do các chuyên gia đầu ngành HR & AI trực tiếp chia sẻ, giúp dân HR có thể ứng dụng công nghệ này vào công việc, tối ưu thời gian và công sức tuyển dụng.

Theo dõi Việc Làm 24h thường xuyên để cập nhật thông tin mới nhất.

ChatGPT – biểu tượng công nghệ thông minh trong thời đại mới

ChatGPT là một mô hình xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing – NLP) do OpenAI phát triển. Điểm đặc biệt của chatbot này là có khả năng hỗ trợ giải đáp, xử lý các yêu cầu công việc dựa trên các “đề bài” mà con người đặt ra . Điều này đã khiến cho ChatGPT trở thành công cụ lý tưởng, phục vụ cho nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có tuyển dụng nhân sự. 

ChatGPT trong tuyển dụng
ChatGPT được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau

OpenAI phát triển ChatGPT để hỗ trợ con người thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến ngôn ngữ, như viết truyện, trả lời câu hỏi, lên lịch phỏng vấn,… Vậy nên, dù chỉ vừa xuất hiện trong thời gian ngắn, ChatGPT đã tạo nên “cơn bão công nghệ” trên toàn cầu.

Xem thêm: ChatGPT là gì mà khiến cả thế giới say mê, liệu có thay thế được con người?

Vì sao nên sử dụng ChatGPT trong tuyển dụng?

Với khả năng học hỏi nhanh, tìm kiếm thông tin chuẩn, ChatGPT mang lại rất nhiều lợi ích cho công ty đang lên kế hoạch tuyển dụng.

Cải thiện trải nghiệm cho ứng viên

ChatGPT có khả năng hỗ trợ nhà tuyển dụng đặt câu hỏi và đưa ra câu trả lời thông minh, sáng tạo. Nhờ đó, quá trình phỏng vấn giữa ứng viên và nhà tuyển dụng sẽ trở nên thoải mái, tự nhiên hơn. Với sự hỗ trợ của ChatGPT, nhà tuyển dụng có thể tiếp cận ứng viên hiệu quả. Từ đó, ứng viên sẽ cảm thấy được quan tâm và đánh giá công bằng.

Quy trình tuyển dụng được tự động hoá khi áp dụng ChatGPT trong tuyển dụng

Bạn có thể sử dụng ChatGPT để lập trình những tác vụ tuyển dụng cơ bản, bao gồm:

  • Thu thập thông tin ứng viên.
  • Tạo lịch phỏng vấn.
  • Gửi thông báo.
  • Cung cấp thông tin về quy trình tuyển dụng.

Việc này sẽ giúp bạn giảm bớt gánh nặng của những công việc mang tính thủ công. Đồng thời, sự hỗ trợ của ChatGPT còn giúp nhà tuyển dụng tăng cường hiệu suất và tiết kiệm thời gian.

Xem thêm: Hệ thống quản lý hồ sơ ứng viên ATS là gì? Nhà tuyển dụng có nên dùng?

ChatGPT trong tuyển dụng
ChatGPT trong ứng dụng mang lại nhiều lợi ích thiết thực

Phân loại và sàng lọc ứng viên

ChatGPT trong tuyển dụng còn được dùng để đánh giá và sàng lọc ứng viên. Công cụ này sẽ dựa trên những tiêu chí đã được xác định trước để phân loại. ChatGPT có thể tự động đánh giá ứng viên dựa trên câu trả lời, thông tin ứng viên cung cấp. Từ những thông tin thu thập được, ChatGPT sẽ xác định xem ứng viên có phù hợp với yêu cầu công việc hay không. Không chỉ giúp nhân viên tuyển dụng tiết kiệm thời gian, ChatGPT còn hỗ trợ công ty tìm ra những “viên ngọc quý”.

Phân phối thông tin liên quan

Bạn có thể sử dụng ChatGPT để cung cấp thông tin chi tiết về công ty, vị trí và quy trình tuyển dụng cho các ứng viên. Công cụ này có thể đưa ra những thông tin về lợi ích, môi trường làm việc hoặc những yêu cầu liên quan. Nhờ đó, các ứng viên sẽ nhận được thông tin đầy đủ, chính xác để đưa ra quyết định tốt hơn khi ứng tuyển vào công ty. 

Đảm bảo tính công bằng

Sử dụng ChatGPT trong tuyển dụng sẽ tạo nên sự công bằng, minh bạch. Khác với con người, ChatGPT không có định kiến hoặc cảm xúc cá nhân. Hơn hết, công cụ này cũng không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố không khách quan như tuổi tác, giới tính, tôn giáo, dân tộc,… Điều này giúp đảm bảo rằng các ứng viên được xem xét, đánh giá công bằng, chỉ dựa trên năng lực và kinh nghiệm của họ. 

Dễ mở rộng và tùy chỉnh

ChatGPT có thể được mở rộng, tùy chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu cụ thể của công ty trong quá trình tuyển dụng. Những câu hỏi và tiêu chí đánh giá sẽ được điều chỉnh, thay đổi theo yêu cầu của mỗi đơn vị tuyển dụng. Bên cạnh đó, ChatGPT có khả năng học hỏi từ nguồn dữ liệu lớn. Vì vậy, công cụ này sẽ giúp bộ phận tuyển dụng nâng cao hiệu suất và chất lượng tìm kiếm ứng viên theo thời gian.

ChatGPT trong tuyển dụng
Tối ưu hoá quy trình tuyển dụng bằng ChatGPT

Xem thêm: AI là gì? Cơ hội việc làm trong ngành trí tuệ nhân tạo ra sao?

7 cách ứng dụng ChatGPT trong tuyển dụng

1. Tạo ngân hàng câu hỏi phỏng vấn

Câu hỏi phỏng vấn là một yếu tố không thể thiếu trong quy trình tuyển dụng nhân sự. Bằng cách sử dụng ChatGPT, bạn hoàn toàn có thể tạo ra một “ngân hàng” câu hỏi phỏng vấn vừa mới lạ, vừa thú vị. Ví dụ, bạn chỉ cần nhập vào ChatGPT một câu hỏi như sau: “Hãy tạo cho tôi danh sách 10 câu hỏi cho cuộc phỏng vấn ứng tuyển CFO.”. Lúc này, công cụ sẽ cung cấp cho bạn 10 câu hỏi dành riêng cho vị trí CFO ở nhiều khía cạnh khác nhau. 

ChatGPT trong tuyển dụng
Ngân hàng câu hỏi tuyển dụng gợi ý từ ChatGPT

2. Viết chuỗi Boolean tìm ứng viên

Tạo chuỗi Boolean là một tính năng mới của ChatGPT trong tuyển dụng. Với tính năng này, bạn có thể tìm kiếm ứng viên hiệu quả hơn. Một số biến Boolean của ChatGPT trong tuyển dụng là:

  • has_resume: true nếu mô hình ChatGPT có hồ sơ ứng viên (resume) của ứng viên, false nếu không.
  • is_screening_completed: true nếu quá trình sàng lọc ứng viên đã hoàn thành, false nếu không.
  • is_interview_scheduled: true nếu một buổi phỏng vấn đã được lên lịch cho ứng viên, false nếu không.
  • is_interview_completed: true nếu buổi phỏng vấn đã được hoàn thành, false nếu không.
  • is_reference_check_done: true nếu quá trình kiểm tra thông tin từ nguồn tham khảo đã hoàn tất, false nếu không.
  • is_background_check_passed: true nếu kiểm tra tiền án, hồ sơ cá nhân đã vượt qua, false nếu không.
  • is_offer_extended: true nếu một đề xuất việc làm đã được gửi đến ứng viên, false nếu không.
  • is_offer_accepted: true nếu ứng viên đã chấp nhận đề xuất việc làm, false nếu không.

Bạn có thể đặt ra một câu hỏi như sau: “Hãy giúp tôi tạo chuỗi tìm kiếm Boolean cho LinkedIn để xác định những Content Writers đã từng làm việc cho các brand thời trang. Content Writers phải có kiến thức về thiết kế, thương hiệu thời trang nổi tiếng, làm đẹp và có nhu cầu làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh.”

3. Viết bài ứng tuyển khi áp dụng ChatGPT trong tuyển dụng

Với ChatGPT, bạn có thể viết một Email Marketing để thu hút các ứng viên trực tuyến. Để tạo ra một Email Marketing tuyển dụng hoàn chỉnh, bạn hãy bổ sung thêm các yêu cầu của mình, mô tả công việc, cơ hội phát triển của ứng viên trong tương lai,… Bạn có thể đặt ra một câu hỏi như sau: “Hãy viết cho tôi một Email tuyển dụng vị trí Content Marketing bằng giọng văn chuyên nghiệp nhưng vẫn gần gũi”.

ChatGPT trong tuyển dụng
ChatGPT gửi Email tuyển dụng chuyên nghiệp

4. Nghiên cứu thị trường tuyển dụng nhờ vào ChatGPT trong tuyển dụng

Một tính năng đặc biệt của ChatGPT là hỗ trợ người dùng nghiên cứu thị trường tuyển dụng. Bạn có thể sử dụng công cụ này để tìm kiếm thông tin về nguồn lao động, xu hướng phát triển, những ngành/lĩnh vực đang có nhu cầu tìm kiếm nguồn nhân sự cao,… ChatGPT sẽ cung cấp đầy đủ thông tin để bạn có thể nghiên cứu, tham khảo. Dựa vào đó, bạn có thể triển khai một chiến lược tuyển dụng nhân sự hiệu quả hơn.

Câu hỏi mẫu: “Hãy cho tôi biết tiềm năng phát triển của thị trường lao động Việt Nam năm 2023”.

5. Mô tả công việc cụ thể

Một bản mô tả công việc chi tiết, đầy đủ cũng là một điểm cộng giúp ứng viên có cái nhìn tích cực hơn về công ty. Bạn có thể yêu cầu ChatGPT viết mô tả công việc của một vị trí cụ thể nào đó. Công cụ này sẽ nhanh chóng giúp bạn tạo ra một bản mô tả công việc điển hình một cách dễ dàng. 

Tuy nhiên, để tìm được ứng viên đủ điều kiện cho các vị trí tuyển dụng, bạn cần cung cấp cho ChatGPT nhiều thông tin hơn. Bạn có thể bổ sung thêm những yêu cầu đặc biệt của vị trí công việc, như kinh nghiệm, kiến thức cần biết, chuyên môn, chiến lược kinh doanh, mục tiêu,…

ChatGPT trong tuyển dụng
Mô tả công việc tuyển dụng bằng ChatGPT

Bên cạnh đó, một bản mô tả công việc đơn thuần rất khó để thu hút ứng viên. Vậy nên, bạn cũng có thể yêu cầu ChatGPT bổ sung thêm những yếu tố khác như phúc lợi, văn hoá công ty như được làm việc trong môi trường năng động, hỗ trợ cơm trưa và phí giữ xe, làm việc từ xa,…

6. Sắp xếp lịch hẹn phỏng vấn khi sử dụng ChatGPT trong tuyển dụng

ChatGPT trong tuyển dụng có thể hỗ trợ bạn sắp xếp lịch hẹn phỏng vấn theo một quy trình cụ thể. Bạn chỉ cần cung cấp đầy đủ thông tin về buổi hẹn phỏng vấn, công cụ này thiết lập một quy trình theo từng bước, như:

  • Xác định thời gian phù hợp.
  • Gửi lời mời phỏng vấn.
  • Xác nhận lịch hẹn.
  • Nhắc nhở trước ngày phỏng vấn.
  • Chuẩn bị cho cuộc họp phỏng vấn.
  • Ghi chép và xác nhận cuộc phỏng vấn.

7. Đánh giá ứng viên phỏng vấn

ChatGPT trong tuyển dụng là một công cụ tuyệt vời giúp bạn hiểu rõ mình nên lựa chọn ứng viên nào. Với khả năng lập trình các tiêu chí cụ thể, ChatGPT có thể đọc và phân tích nhanh thông tin trong hồ sơ. Dựa vào đó, công cụ sẽ xác định những ứng viên phù hợp với yêu cầu công việc, chẳng hạn như kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ,…

Một số thách thức khi sử dụng ChatGPT trong tuyển dụng

Tốn kém kinh phí

ChatGPT là một sản phẩm Opensource thô và hiện vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Dù sở hữu những tính năng thông minh và hữu ích nhưng ChatGPT vẫn chưa sẵn sàng để tích hợp hoàn toàn vào quy trình tuyển dụng thực tế. Để tự động hoá hoàn toàn quy trình tuyển dụng và cải thiện trải nghiệm của ứng viên, bạn cần phải tích hợp bộ trả lời tự động cực kỳ tốn kém cho công cụ này.

ChatGPT trong tuyển dụng
Tích hợp ChatGPT vào tuyển dụng là một quy trình tương đối khó khăn

Thiếu khả năng tương tác như con người

ChatGPT về bản chất vẫn chỉ là một công cụ hoạt động dựa trên nguồn dữ liệu có sẵn. Chính vì thế, công cụ này không thể thay thế một nhà tuyển dụng “bằng xương bằng thịt” để tương tác với ứng viên. ChatGPT có thể hỗ trợ rất tốt trong quy trình tuyển dụng. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc ChatGPT có thể kết nối với ứng viên. Những câu hỏi hoặc câu trả lời của ChatGPT vẫn còn khá thô cứng, rập khuôn.

Bên cạnh đó, việc tuyển dụng cũng cần dựa trên nhiều yếu tố khác, như cảm xúc, sự tinh tế, nhạy cảm, cách cư xử,… Đây là điều mà ChatGPT không thể nào bắt chước con người được. Vậy nên, các nhà tuyển dụng chỉ nên sử dụng ChatGPT như một công cụ hỗ trợ thay vì phụ thuộc hoàn toàn.

Không hỗ trợ đưa ra quyết định

Trên thực tế, việc đưa ra quyết định tuyển dụng nhân sự phụ thuộc rất nhiều vào sự phán đoán của con người. ChatGPT chỉ đơn thuần là cung cấp thông tin dựa trên dữ liệu đầu vào. Công cụ này không thể suy nghĩ và đưa ra thêm những ý tưởng mới. Đồng thời, ChatGPT cũng không thể tự đưa ra quyết định lựa chọn ứng viên, điều này chỉ có nhà tuyển dụng mới có thể thực hiện. 

ChatGPT trong tuyển dụng
Có thể gặp bất cập khi sử dụng ChatGPT trong tuyển dụng

Kết luận

Dù vẫn đang trong giai đoạn học hỏi thêm để cải thiện, ChatGPT vẫn là một công cụ “đáng gờm”, có khả năng tự động hóa các tác vụ đơn giản để tối ưu quy trình tuyển dụng truyền thống. Ở thời điểm này, Việc Làm 24h không đặt quá nhiều kỳ vọng rằng ChatGPT sẽ thay thế hoàn toàn con người. Một số công việc, nhiệm vụ chúng ta vẫn phải tự thực hiện để đảm bảo kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, đây vẫn là công cụ cực kỳ hữu ích, giúp những người làm nhân sự làm việc hiệu quả hơn. Việc Làm 24h tin rằng, những nhiệm vụ như tạo ngân hàng câu hỏi, tiếp cận ứng viên, quảng cáo việc làm, tìm kiếm Boolean,…, chính là khởi đầu tuyệt vời mà ChatGPT có thể hỗ trợ cho nhà tuyển dụng.

chatgpt trong tuyển dụng

Trong tháng 6/2023, Việc Làm 24h sẽ tổ chức sự kiện “Biến ChatGPT thành trợ lý đắc lực trong tuyển dụng” do các chuyên gia đầu ngành HR & AI trực tiếp chia sẻ, giúp dân HR có thể ứng dụng công nghệ này vào công việc, tối ưu thời gian và công sức tuyển dụng.

Theo dõi Việc Làm 24h thường xuyên để cập nhật thông tin mới nhất.

Trong tương lai, ChatGPT nói riêng, các ứng dụng công nghệ AI nói chung chắc chắn sẽ có nhiều bước phát triển vượt bậc. Vì vậy, cách tốt nhất để bạn không bị thời đại bỏ lại là bắt đầu tìm hiểu, tiếp cận và sử dụng công nghệ mới ngay bây giờ. 

Xem thêm: ChatGPT Marketing là gì? Liệu ChatGPT có thể soán ngôi Marketers trong tương lai?

Bài viết liên quan

Cùng chuyên mục