EVP là gì? 5 bước xây dựng EVP hiệu quả cho doanh nghiệp

EVP được đánh giá là một trong những “vũ khí” lợi hại nhất một doanh nghiệp có thể sử dụng để thu hút và giữ chân nhân tài. Vậy EVP là gì? Làm sao để xây dựng EVP cho doanh nghiệp hiệu quả, nhân văn? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu kỹ hơn về EVP. 

EVP là gì?

EVP là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Employee Value Proposition – nghĩa là định vị giá trị nhân viên. Đây là một trong những khái niệm cơ bản trong Employer Branding – thương hiệu tuyển dụng của doanh nghiệp.

EVP được dùng để mô tả mối quan hệ về cảm tính cũng như lý tính của một nhân sự khi làm việc trong doanh nghiệp cũng như cách để doanh nghiệp tác động tích cực tới ứng viên tiềm năng và các nhân sự hiện tại.

evp là gì
EVP là gì?

EVP gồm các yếu tố hữu hình như: lương, thưởng, chính sách đãi ngộ, chương trình đào tạo… và những yếu tố vô hình thuộc về giá trị của một doanh nghiệp như: môi trường làm việc, văn hoá doanh nghiệp, gắn kết nội bộ…

Cùng với thương hiệu tuyển dụng, EVP chính là sự khác biệt khiến ứng viên muốn tới và gắn bó lâu dài cùng doanh nghiệp.

Vì sao doanh nghiệp cần EVP? 

Như vậy, bạn đã hiểu sơ lược EVP là gì. Trong thực tế, EVP không chỉ là “nam châm” thu hút nhân tài, còn là “chất keo” gắn kết những nhân viên lâu năm đi cùng doanh nghiệp. 

Một khảo sát của Gartner với 30.000 nhân viên tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ (*) đã cho thấy:

  • EVP cải thiện tỷ lệ nhân viên mới cam kết lên tới 29%.
  • Giảm tỷ lệ nhân sự nhảy việc xuống dưới 70%.
  • Giảm 50% chi phí tuyển dụng. 
  • Với những nhân sự quan tâm tới EVP, tỷ lệ nhân sự được giới thiệu, giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường tuyển dụng cao hơn 50%.
evp là gì
Ngoài ra, tác động mang tới cho doanh nghiệp từ EVP là gì?
  • Tiếp cận được thêm nhiều ứng viên: EVP giúp tăng tính nhận diện thương hiệu và đưa thương hiệu tuyển dụng của doanh nghiệp lên tầm cao mới trong thị trường lao động. Sức mạnh EVP sẽ giúp định vị doanh nghiệp trong mắt ứng viên trở thành một “miền đất hứa” hấp dẫn. 
  • Truyền cảm hứng cho nhân sự nội bộ: quá trình xây dựng EVP trong doanh nghiệp thường bao gồm cả lắng nghe nhân sự để hiểu được những gì người lao động thực sự quan tâm. Điều này giúp doanh nghiệp thấu hiểu nhân sự tốt hơn, gần gũi hơn với nhân viên, từ đó xây dựng niềm tin và tăng sự cam kết với nhân viên. 
evp là gì
EVP giúp doanh nghiệp truyền cảm hứng cho nhân sự nội bộ. 
  • Gây ấn tượng với ứng viên tiềm năng: EVP hiệu quả sẽ không mang tính đại trà mà tập trung đúng vào tâm lý của nhóm người lao động mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới. Ví dụ những doanh nghiệp đã muốn thu hút các ứng viên là nhà thiết kế sẽ có các chế độ không giống với doanh nghiệp muốn thu hút kỹ sư phần mềm.
  • Giảm cạnh tranh về thu nhập: nếu ứng viên đánh giá cao EVP của doanh nghiệp, mức kỳ vọng của họ về thu nhập sẽ giảm hơn so với các đơn vị có EVP được đánh giá thấp hơn. Ngay cả khi bạn không đề nghị mức lương thuộc nhóm cao nhất trên thị trường, doanh nghiệp của bạn vẫn có thể cạnh tranh với các đối thủ khác và thu hút những ứng viên tốt sẵn sàng đầu quân.
evp là gì
EVP hiệu quả giúp doanh nghiệp gây ấn tượng với ứng viên tiềm năng. 

EVP gồm những gì?

Để xây dựng nên EVP hiệu quả, bạn cần hiểu rõ các thành phần cơ bản tạo nên EVP là gì? Cụ thể, đó là 5 yếu tố sau:

  • Thu nhập: bao gồm lương và thưởng.
  • Phúc lợi: các chế độ ngày nghỉ (nghỉ lễ, nghỉ phép, nghỉ ốm, nghỉ thai sản…), bảo hiểm, chế độ chăm sóc sức khỏe, chế độ cho người thân…
  • Cơ hội phát triển nghề nghiệp: được đào tạo, được hướng dẫn tư vấn chuyên sâu, được đánh giá, phản hồi…
  • Môi trường làm việc: cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ…
  • Văn hoá doanh nghiệp: mối quan hệ tích cực và sự gắn kết giữa cá nhân với các phòng ban. 

Ngoài ra, trong bối cảnh hiện đại, EVP còn những yếu tố khác tuỳ theo đặc thù doanh nghiệp.

evp là gì
Nhờ có EVP, công việc trở thành trải nghiệm nghề nghiệp mang tới sự hài lòng cao hơn cho nhân viên. 

Xây dựng EVP cho doanh nghiệp

Như vậy, bạn đã hiểu tầm quan trọng của EVP là gì cũng như những thành tố cơ bản tạo nên EVP. Sau đây, Việc Làm 24h gợi ý cho bạn các bước xây dựng EVP cho doanh nghiệp hiệu quả. 

Bước 1: Phân tích dữ liệu

Dữ liệu đầu vào đóng vai trò vô cùng quan trọng, Bạn cần đứng ở góc độ của nhân sự hoặc ứng viên tiềm năng để đánh giá lại tổng thể các chế độ hiện tại.

Từ đó, phát hiện những điểm còn bất cập, chưa đáp ứng nhu cầu của người lao động và ứng viên. Tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp, từng đặc thù ngành nghề, nhân sự và ứng viên có mối quan tâm khác nhau. 

Ví dụ: với các doanh nghiệp công nghệ, nhân sự sẽ quan tâm tới trang thiết bị được cấp, các phần mềm và nền tảng công nghệ ứng dụng trong công việc.

evp là gì
Phân tích dữ liệu là bước đầu tiên để xây dựng EVP doanh nghiệp.

Bước 2: Nghiên cứu

Sau khi đã có đầy đủ dữ liệu, bạn tổng hợp và phân loại các thông tin này, đánh giá mức độ quan trọng của từng nhóm.

Giai đoạn này có thể cần việc thực hiện khảo sát để thu thập đánh giá thực tế từ người lao động và ứng viên. Một số gợi ý như: 

  • Đánh giá mức độ hài lòng về doanh nghiệp trên thang điểm 10.
  • Chế độ nào bạn hài lòng nhất khi nhận được
  • Chế độ nào bạn sử dụng nhiều nhất
  • Bạn có sẵn lòng giới thiệu ứng viên cho doanh nghiệp?

Bên cạnh đó, bạn cần nghiên cứu EVP của các đối thủ cạnh tranh để đánh giá mức độ hấp dẫn của EVP hiện tại. Bạn có thể tìm hiểu EVP đối thủ qua website, fanpage hoặc các thông tin trên bài đăng tuyển dụng của đối thủ, thậm chí phỏng vấn nhân sự cũ từng làm việc tại công ty đối thủ để biết chi tiết. 

Bước 3: Phân tích và tiến hành xây dựng EVP

Từ kết quả của bước hai, bạn đã lựa chọn được những chế độ hoặc lợi ích quan trọng với doanh nghiệp. Tiếp đó bạn gặp gỡ hoặc phỏng vấn các cấp quản lý để xác nhận các chế độ đã tìm hiểu được. Những câu hỏi bạn có thể đặt ra cho các cấp quản lý như sau:

  • Chế độ nào (hoặc lợi ích nào) đang được nhân sự tận dụng (hoặc sử dụng) nhiều nhất?
  • Chế độ nào mà các ứng viên mong muốn nhiều nhất?
  • Lý do khiến nhân viên thích và muốn gắn bó với doanh nghiệp nhất?
  • Làm việc tại doanh nghiệp này khác biệt gì so với làm việc tại các doanh nghiệp khác?

Từ những phân tích này, bạn tiến hành xây dựng EVP cho doanh nghiệp dựa trên những yếu tố cốt lõi được quản lý, nhân viên lẫn ứng viên đánh giá là quan trọng nhất. 

Bước 4: Thực thi

Sau khi xây dựng xong EVP, các thông tin này cần được công bố tới toàn thể nhân viên và thực thi nghiêm túc.

Thông tin về EVP cũng cần được đăng tải đầy đủ trên website doanh nghiệp, các trang thông tin, trang tuyển dụng, bài đăng, video…

Bạn có thể đưa EVP vào nội dung truyền thông cho doanh nghiệp như trong các thông cáo báo chí, các bài viết về sự kiện hoặc các tin bài về doanh nghiệp. 

Bước 5: Điều chỉnh

Để EVP hiệu quả, cần liên tục sửa đổi để phù hợp với sự thay đổi của môi trường và biến động thời đại. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp tiến hành điều chỉnh EVP hàng năm nhằm mang tới chế độ đãi ngộ tốt nhất cho nhân viên, thu hút và giữ chân người tài. 

Bộ phận nhân sự cần thường xuyên thực hiện khảo sát định kỳ nhằm đo lường hiệu quả của chính sách EVP hiện tại cũng như phát hiện ra những điểm nào cần thay đổi để điều chỉnh kịp thời. Việc làm khảo sát về EVP còn giúp tăng sự minh bạch trong quản lý, tạo mối quan hệ tốt giữa nhân sự với doanh nghiệp.

Xem thêm: Vén màn ngành HR: Vị trí công việc và các yêu cầu kỹ năng cần có ra sao?

Các lưu ý khi xây dựng EVP doanh nghiệp

Những điểm cần chú ý khi xây dựng EVP là gì? Phần lớn doanh nghiệp hiện nay gặp hai vấn đề chính khi xây dựng EVP: 

  • Không có sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh
  • EVP hấp dẫn nhưng không thực tế, không trùng khớp với mong muốn của nhân sự hoặc ứng viên.

Do đó, khi xây dựng EVP, bạn cần lưu ý:

evp là gì
Từ kết quả phân tích, bạn đã lựa chọn được những chế độ hoặc lợi ích quan trọng với doanh nghiệp. 
  • EVP phù hợp với mong muốn thực tế của nhân viên và ứng viên
  • EVP phản ánh chính xác văn hoá doanh nghiệp, tránh việc ứng viên bị hấp dẫn bởi “sự hào nhoáng” của EVP nhưng “vỡ mộng” khi vào làm thực tế. 
  • EVP cần diễn đạt đơn giản, dễ hiểu bất cứ ai cũng có thể nắm rõ.

Ngoài ra, các doanh nghiệp trên thế giới hiện nay đang hướng tới xây dựng EVP nhân văn – hướng tới con người nhiều hơn, tăng sự hài lòng và hiệu quả công việc. Một số đặc điểm của EVP nhân văn như: giúp tăng cường gắn kết sâu trong nội bộ, cung cấp cho nhân sự lựa chọn linh hoạt, đa dạng, tạo ra cơ hội phát triển cá nhân, khuyến khích sự cởi mở và chia sẻ mục tiêu chung…

Lời kết

Với sự đa dạng của ngành nghề hiện nay, khi một nhân sự có thể thực hiện nhiều công việc cùng lúc với nhiều nguồn thu nhập khác nhau, chỉ cạnh tranh bằng lương sẽ không đủ cạnh tranh trong cuộc chiến nhân sự trước đối thủ. 

Bài viết hy vọng đã giúp bạn hiểu được EVP là gì, tầm quan trọng của EVP, các yếu tố tạo nên EVP cũng như cách thức xây dựng EVP cho tổ chức hiệu quả. Đừng quên thường xuyên theo dõi Việc Làm 24h để cập nhật thêm các kiến thức bổ ích về nghề nhân sự, cùng các cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn nhé!

Xem thêm: Các phương pháp tuyển dụng thu hút ứng viên mùa cao điểm mà HR cần biết ngay!

Bài viết liên quan

Cùng chuyên mục