Hợp đồng thử việc là gì? Lương trong hợp đồng thử việc được tính như thế nào?

Trước khi ký hợp đồng chính thức, các nhà tuyển dụng thường mong muốn ứng viên thử việc để xem họ có đáp ứng được yêu cầu công việc và phù hợp với văn hóa doanh nghiệp hay không. Vậy hợp đồng thử việc là gì? Nên sử dụng mẫu hợp đồng nào? Có điểm gì khác so với hợp đồng lao động chính thức? Người làm việc có đóng bảo hiểm không? Tất cả những thắc mắc này sẽ được Việc Làm 24h giải đáp dưới đây!

Hợp đồng thử việc là gì?

hợp đồng thử việc
Hợp đồng thử việc được sử dụng khi chưa có hợp đồng chính thức.

Khi chưa có hợp đồng chính thức, người lao động nên ký kết hợp đồng thử việc để đảm bảo quyền lợi của mình. Khoản 1 Điều 24 Bộ Luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng thử việc như sau:

“Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc”.

Như vậy, hợp đồng là thỏa thuận làm việc được xác lập giữa người sử dụng lao động với người lao động. Trong mẫu hợp đồng sẽ có những điều khoản quy định thời gian, công việc và mức lương cũng như các điều kiện khác liên quan đến công việc mà hai bên phải tuân thủ.

Trong quá trình thử việc, người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải thực hiện đầy đủ các quy định và nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng.

hợp đồng thử việc
Hợp đồng thử việc quy định cụ thể thời gian chế độ làm việc, đầu công việc đảm nhiệm.

Sau thời gian thử việc, người lao động có thể quyết định tiếp tục ký hợp đồng chính thức, hợp tác gắn bó lâu dài hơn với công ty. Đồng thời, người sử dụng lao động sẽ có căn cứ để xác định xem ứng viên này có phù hợp hay không.

Hợp đồng thử việc khác gì so với với hợp đồng lao động?

Mặc dù đều là các hợp đồng làm việc ký kết giữa người lao động và người sử dụng lao động, nhưng các điều khoản, ràng buộc trên hợp đồng không được quy định quá khắt khe như trên hợp đồng lao động chính thức. 

hợp đồng thử việc
Hợp đồng lao động chính thức có thể bao gồm các điều khoản về thời gian thử việc.

Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Cũng theo quy định của Bộ Luật Lao động thì bên sử dụng lao động và người lao động chỉ được giao kết theo 1 trong 2 loại hợp đồng lao động sau:

  • Hợp đồng lao động xác định thời hạn: có xác định được thời điểm, thời hạn chấm dứt hiệu lực của hợp đồng kể từ khi hợp đồng có hiệu lực nhưng thời gian không quá 36 tháng
  • Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: không xác định được thời điểm, thời hạn chấm dứt hiệu lực của hợp đồng kể từ khi hợp đồng có hiệu lực.

Như vậy, nhà tuyển dụng có thể soạn thảo mẫu hợp đồng riêng hoặc bao gồm thời gian thử việc lao động để giảm thiểu các thủ tục giấy tờ.

Xem thêm: Tìm hiểu các hình thức trả lương phổ biến hiện nay của doanh nghiệp

Mẫu hợp đồng thử việc mới nhất

Không được quy định chặt chẽ như hợp đồng lao động chính thức. Nhưng về cơ bản, chúng ta cũng cần ghi đầy đủ các thông tin quan trọng liên quan tới người lao động, công việc, mức lương và điều kiện làm việc,… như mẫu hợp đồng bên dưới:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———-o0o———-

HỢP ĐỒNG THỬ VIỆC

Hôm nay, ngày … tháng … năm … tại … chúng tôi gồm

BÊN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG:

CÔNG TY/ HỘ KINH DOANH

Mã số thuế:

Địa chỉ:

Đại diện: Chức vụ:

NGƯỜI LAO ĐỘNG:

Họ và tên:

Sinh ngày

CMND/CCCD số:

Địa chỉ:

Thỏa thuận ký kết Hợp đồng thử việc và cam kết làm đúng những điều khoản sau đây:

Điều 1: Nội dung thử việc

Ông (bà) …. làm việc theo loại Hợp đồng thử việc có thời gian là … tháng; kể từ ngày …. tháng …. năm …. đến ngày …. tháng …. năm…

Tại địa điểm:

Chức danh chuyên môn: Chức vụ:

Công việc phải làm:

– …;

– …;

– ….

Điều 2: Chế độ làm việc:

– Thời giờ làm việc: 40 giờ/tuần (sáng từ 8h đến 12h, chiều từ 13h30′ đến 17h30′);

– Được cấp phát những dụng cụ: Cần thiết theo yêu cầu công việc;

– Điều kiện an toàn và vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 3: Nghĩa vụ và các quyền lợi của người lao động:

Quyền lợi:

– Phương tiện đi lại làm việc:

– Mức lương thử việc:

– Phụ cấp: …;

– Hình thức trả lương:..;

– Nghỉ hàng tuần: 02 ngày (Thứ 7 – Chủ Nhật);

– Những thỏa thuận khác: …:

Nghĩa vụ:

– Hoàn thành những nội dung đã cam kết và những công việc trong Hợp đồng thử việc;

– ….;

-…;

– ….

Điều 4: Nghĩa vụ và quyền hạn của người sử dụng lao động:

Nghĩa vụ:

– …;

-…;

– Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn các chế độ và quyền lợi cho người lao động theo hợp đồng này.

Quyền hạn:

– …;

-…;

– ….

Điều 5: Điều khoản thi hành:

– Những vấn đề về lao động không ghi trong hợp đồng thử việc này thì áp dụng theo quy định của nội quy lao động và pháp luật lao động;

– Hợp đồng thử việc này được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản và có hiệu lực kể từ ngày …. tháng …. năm …

NGƯỜI LAO ĐỘNG NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

Xem thêm: Phụ cấp lương là gì? Quy định các khoản phụ cấp theo lương người lao động cần biết

Câu hỏi thường gặp

hợp đồng thử việc
Hợp đồng thử việc có phải đóng bảo hiểm không là điều mà nhiều người lao động thắc mắc?

Có rất nhiều vấn đề liên quan đến hợp đồng thử việc mà cả người lao động và người sử dụng nên nắm rõ để bảo đảm quyền lợi cho mình. Các vấn này này bao gồm thời gian làm việc, lương và các chế độ kèm theo cũng như giải đáp thắc mắc làm việc theo hợp đồng lao động có phải đóng bảo hiểm không.

Xem thêm: Người lao động cần biết chính sách BHXH, tiền lương có hiệu lực từ tháng 10/2022

Thời gian thử việc là bao lâu?

Thời gian thử việc được ghi trong các mẫu hợp đồng lao động dựa vào thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động.

hợp đồng thử việc
Thời gian thử việc bao lâu là do thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Tuy nhiên, tại Điều 25 Bộ Luật Lao động 2019, có quy định về thời gian thử việc dựa vào tính chất, mức độ phức tạp của công việc như sau: 

  • Đối với công việc của một người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp thì thời gian thử việc không quá 180 ngày;
  • Đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên có thời gian thử việc không quá 60 ngày;
  • Đối với công việc có chức danh nghề nghiệp yêu cầu trình độ chuyên môn kỹ thuật bậc trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ thì có thời gian thử việc không quá 30 ngày;
hợp đồng thử việc
Thời gian thử việc khác nhau tùy thuộc vào từng loại công việc.
  • Đối với công việc khác không thuộc các nhóm trên, những công việc, không đòi hỏi trình độ kỹ thuật, chuyên môn cao và cũng không đòi hỏi bằng cấp hay còn gọi là công việc đơn giản, không cần thời gian thử việc dài nên thời gian thử việc thống nhất không quá 6 ngày.

Luật cũng quy định mỗi chức danh công việc chỉ được thử việc một lần và phải bảo đảm các điều kiện như trên. Do đó người sử dụng lao động cần căn cứ và tính chất, đặc điểm công việc mà xác lập thời gian thử việc trên hợp đồng sao cho phù hợp và đảm bảo quyền lợi của cả hai bên.

Lương trong hợp đồng thử việc được tính như thế nào?

hợp đồng thử việc
Lương thử việc không được ít hơn 85% lương làm việc chính thức.

Lao động vẫn được trả lương khi làm theo đúng thời gian, hình thức được ghi trên hợp đồng. Lương thử việc được được quy định cụ thể tại Điều 26 Bộ Luật Lao động như sau:

“Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó”.

Như vậy, tùy thuộc vào thời gian làm việc thỏa thuận trong hợp đồng mà nhà tuyển dụng quyết định mức chi trả, nhưng phải đảm bảo ít nhất bằng 85% mức lương làm việc chính thức.

Xem thêm: Hệ số lương cơ bản là gì? Cách tra cứu hệ số lương cơ bản nhanh chóng, tiện lợi

Khi nào thì được chấm dứt hợp đồng thử việc?

hợp đồng thử việc
Khi hết thời hạn ghi trên hợp đồng thử việc, nếu tiếp tục làm việc cần ký Hợp đồng lao động chính thức.

Theo Khoản 1 Điều 27 Bộ Luật Lao động 2019 và Khoản 1 Điều 7 Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì thời gian chấm dứt được quy định như sau:

  • Đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc được quy định tại Khoản 1, 2 và Khoản 3 của Điều 25 Bộ Luật Lao động 2019 thì trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động sẽ phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động;
  • Đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc được quy định tại Khoản 4 Điều 25 Bộ Luật Lao động 2019 thì khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động sẽ phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động;

Nếu thử việc đạt yêu cầu, sau khi kết thúc thời gian ghi trên hợp đồng, người sử dụng lao động và người lao động sẽ tiến hành ký hợp đồng lao động chính thức.

Tuy nhiên, trong quá trình thử việc, nếu cảm thấy công việc không phù hợp với bản thân, người lao động có thể nghỉ việc. Hoặc người sử dụng lao động cảm thấy người lao động không đáp ứng yêu cầu công việc đã thỏa thuận thì có thể cho người lao động nghỉ việc bất cứ lúc nào mà không cần báo trước và cũng không phải bồi thường.

Làm việc theo hợp đồng thử việc có phải đóng bảo hiểm không?

Theo quy định, khi ký hợp đồng thử việc thì người lao động không phải tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên, nếu thời gian được đề cập trong hợp đồng lao động, người lao động bắt buộc phải đóng bảo hiểm.

Các khoản bảo hiểm phải đóng bao gồm:

  • Chế độ BHXH gồm: Chế độ hưu trí, chế độ bảo hiểm ốm đau và thai sản, chế độ bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (TNLĐ – BNN);
  • Chế độ bảo hiểm y tế;
  • Chế độ bảo hiểm thất nghiệp.
hợp đồng thử việc
Kết thúc thời gian thử việc, người lao động có cơ sở để quyết định tiếp tục gắn bó với công ty hay không.

Trên đây là những điều mà người lao động và người sử dụng lao động cần biết. Mẫu hợp đồng ở mỗi nơi có thể khác nhau, thời gian và mức lương cũng thay đổi tùy theo tính chất công việc.

Kết thúc thời gian thử việc, người lao động có cơ sở để quyết định tiếp tục gắn bó với công ty hay không. Đồng thời nhà tuyển dụng cũng có thể đánh giá được năng lực làm việc, mức độ phù hợp với văn hóa doanh nghiệp để tuyển dụng.

Đừng quên theo dõi Nghề Nghiệp Việc Làm 24h để cập nhật những kiến thức mới nhất về lao động nhé!

Xem thêm: Lương cạnh tranh là gì? Cách deal lương hiệu quả khi JD ghi lương cạnh tranh

Bài viết liên quan

Cùng chuyên mục