Bí quyết chọn đúng nhân tài với kịch bản phỏng vấn tuyển dụng chuyên nghiệp

Nhân sự được xem là “nguồn huyết mạch” nuôi dưỡng sự phát triển của một doanh nghiệp. “Nguồn huyết mạch” càng dồi dào, doanh nghiệp càng bền vững và tồn tại lâu dài. Vậy làm thế nào để tuyển dụng nhân sự chất lượng? Câu trả lời dành cho bạn là hãy chuẩn bị một kịch bản phỏng vấn chuyên nghiệp để “đãi cát tìm vàng”. Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu ngay!

Tìm hiểu đôi nét về kịch bản phỏng vấn

Kịch bản phỏng vấn là gì?

Kịch bản phỏng vấn là danh mục các câu hỏi và điểm cần giải quyết mà người phỏng vấn sẽ đưa ra cho người được phỏng vấn. Về cơ bản, phỏng vấn là một cuộc đối thoại, trò chuyện được thực hiện giữa một hoặc một số người về chủ đề cụ thể. Thông qua đó, mọi người sẽ tiếp nhận được thông tin và vấn đề mình quan tâm. Phỏng vấn có thể được thực hiện trực tiếp hoặc thông qua điện thoại hay Internet.

kịch bản phỏng vấn
Kịch bản phỏng vấn trở thành yếu tố không thể thiếu khi tuyển dụng

Thông thường, kịch bản phỏng vấn sẽ chứa những câu hỏi có cấu trúc, được viết trước đó; bán cấu trúc (một số câu hỏi đã được chuẩn bị nhưng có chỗ đặt câu hỏi mở) và câu những câu hỏi sâu sắc hơn (câu hỏi phát sinh dựa trên câu trả lời của người được phỏng vấn).

Kịch bản phỏng vấn tuyển dụng là gì?

Kịch bản phỏng vấn tuyển dụng là loại tài liệu cung cấp một loạt câu hỏi và câu trả lời trong cuộc phỏng vấn. Loại tài liệu này thường được ứng viên cũng như nhà tuyển dụng soạn thảo trước để chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn sắp tới. Dù các ứng viên không biết trước được những câu hỏi, nhưng kịch bản phỏng vấn tuyển dụng vẫn giúp họ cảm thấy thoải mái, tự tin hơn. Trên thực tế, mỗi bộ phận nhân sự sẽ có kịch bản phỏng vấn tuyển dụng khác nhau nhằm tìm ra ứng viên phù hợp. 

kịch bản phỏng vấn
Cả ứng viên và nhà tuyển dụng đều có thể chuẩn bị kịch bản phỏng vấn

Để tạo ra một kịch bản phỏng vấn tuyển dụng, bạn cần đảm bảo nội dung được sắp xếp đúng trình tự, logic. Một kịch bản hoàn hảo sẽ bao gồm cả câu hỏi của nhà tuyển dụng và câu trả lời của ứng viên. 

Cách xây dựng kịch bản phỏng vấn tuyển dụng

Nếu là một đại diện nhân sự, bạn phải biết cách chuẩn bị và viết kịch bản phỏng vấn xin việc chuyên nghiệp. Dưới đây là 5 bước đơn giản giúp bạn thực hiện và hợp lý hoá quy trình phỏng vấn.

Bước 1: Nhận định các yêu cầu của vị trí ứng tuyển

Trước khi bắt đầu viết kịch bản phỏng vấn, bạn cần dành thời gian tìm hiểu các yêu cầu về vị trí tuyển dụng. Thông tin này chính là tiền đề để bạn quyết định đưa ra những câu hỏi cho kịch bản phỏng vấn tuyển dụng. Đồng thời, bạn cũng nên chú ý đến các kỹ năng cốt lõi của ứng viên lý tưởng mình đang tìm kiếm. 

kịch bản phỏng vấn
Xác định yêu cầu về ứng viên khi phỏng vấn

Bước 2: Thông tin chính của ứng viên

Khi soạn kịch bản phỏng vấn tuyển dụng, bạn đừng quên bổ sung thông tin của ứng viên. Các thông tin này bao gồm: vị trí ứng tuyển, tên ứng viên, phương thức liên lạc ứng viên, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng hiện có… 

Bước 3: Viết lời giới thiệu

Trong bước tiếp theo, bạn cần viết lời giới thiệu ngắn gọn. Lời giới thiệu đóng vai trò quan trọng trong cuộc phỏng vấn. Thông qua lời giới thiệu, bạn có thể kết nối tốt hơn với ứng viên, giúp họ đỡ căng thẳng và phần nào hiểu hơn về môi trường làm việc cũng như văn hoá công ty. 

kịch bản phỏng vấn
Hiểu rõ sứ mệnh, tầm nhìn của công ty khi tuyển nhân sự

Bước 4: Chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn

Một trong những nhiệm vụ “ngốn” nhiều thời gian khi viết kịch bản phỏng vấn tuyển dụng là chuẩn bị câu hỏi. Tuỳ vào kỳ vọng của doanh nghiệp, vị trí tuyển dụng đối với ứng viên, bạn có thể chuẩn bị nhiều loại câu hỏi khác nhau, cụ thể như:

Câu hỏi mở

Đây là những câu hỏi có chiều sâu, đòi hỏi tư duy và tính linh hoạt của ứng viên. Câu hỏi mở thường dựa trên kỹ năng mềm, kinh nghiệm sống của người được phỏng vấn. Bên cạnh đó, một số câu hỏi mở còn là “chìa khoá” để ứng viên ghi điểm với nhà tuyển dụng hoặc chúng đóng vai trò như “cầu nối” giúp ứng viên cảm thấy thoải mái và hiểu rõ hơn về doanh nghiệp.

Xem thêm: Bật mí cách thuyết phục nhà tuyển dụng chọn bạn ngay chỉ trong 2 phút

kịch bản phỏng vấn
Có nhiều cách đặt câu hỏi cho ứng viên

Lợi ích của câu hỏi mở là giúp bạn ghi nhận được nhiều dữ liệu có giá trị hơn, nắm rõ quan điểm của từng ứng viên. Một số ví dụ về câu hỏi mở mà bạn có thể đưa vào kịch bản phỏng vấn của mình:

  • Tại sao bạn lại ứng tuyển vào công ty này?
  • Phương pháp làm việc bạn thường xuyên áp dụng là gì?
  • Nếu có thể thay đổi điều gì đó về tính cách của mình, bạn sẽ thay đổi điều gì?
  • Bạn có thể cho tôi biết thành tựu mà bạn đã đạt được trong thời gian qua là gì không?
  • Bạn tự hào nhất về kỹ năng nào của mình?

Câu hỏi đóng

Câu hỏi đóng thường yêu cầu ứng viên trả lời ngắn gọn, xúc tích. Những câu hỏi này có vai trò truyền đạt thông tin thực tế về ứng viên cũng như kinh nghiệm làm việc của họ. Một số nhà tuyển dụng ưa chuộng câu hỏi đóng hơn câu hỏi mở, vì những câu hỏi này nhanh hơn, dễ trả lời hơn và giúp tối ưu buổi phỏng vấn. Một số ví dụ về câu hỏi đóng khi tuyển dụng là:

  • Trước đây, bạn đã làm ở vị trí này bao nhiêu năm?
  • Bạn đã hoàn thành bao nhiêu chiến dịch truyền thông xã hội?
  • Bạn có kinh nghiệm lãnh đạo một team làm việc từ xa không?
kịch bản phỏng vấn
Tạo cảm giác thoải mái cho ứng viên khi phỏng vấn

Câu hỏi “Outside-the-box”

Những câu hỏi “bên ngoài chiếc hộp” hay câu hỏi đột phá giúp bạn đánh giá khả năng sáng tạo hoặc tư duy phản biện của ứng viên. Thông thường, đây là những câu hỏi “hóc búa”, đưa ra cho các ứng viên thử thách.

Ví dụ:

  • Bạn có thái độ như thế nào với ổ gà hoặc cục gạch trên đường đi làm?
  • Bạn sẽ chiến đấu với một con ma cà rồng như thế nào?
  • Có bao nhiêu chiếc xe đạp ở London?

Xem thêm: Các phương pháp tuyển dụng thu hút ứng viên mùa cao điểm mà HR cần biết ngay!

Bước 5: Ghi chú lại những thông tin quan trọng

Sau khi hoàn tất các bước trên, nhiệm vụ cuối cùng của bạn là ghi chú lại những suy nghĩ hoặc thông tin quan trọng trong cuộc phỏng vấn. Khi thực hiện một cuộc phỏng vấn, bạn cần ghi chép lại cẩn thận để phân biệt từng ứng viên. Những thông tin này chính là cơ sở để bạn đánh giá lại khả năng của họ trong giai đoạn tuyển dụng sau này. 

Mẫu kịch bản phỏng vấn xin việc chuyên nghiệp

Mẫu kịch bản phỏng vấn tuyển dụng

  • Người được phỏng vấn: [Họ và tên ứng viên], [số điện thoại], [địa chỉ email].
  • Người phỏng vấn: [Họ và tên người phỏng vấn], [số điện thoại], [địa chỉ email].

Ngày: Thứ…, ngày … tháng … năm …

Địa điểm gặp mặt: Phòng …

Xin chào, tên tôi là [Họ và tên] và tôi là nhà tuyển dụng cấp cao tại [tên công ty]. Hôm nay, tôi sẽ là người trực tiếp phỏng vấn bạn. Như đã đề cập trong email, công ty tôi đang tìm kiếm một Social Media Manager để tham gia bộ phận truyền thông và tiếp thị kỹ thuật số của chúng tôi.

Cuộc phỏng vấn sẽ mất khoảng 30 đến 45 phút. Nếu có thắc mắc gì, bạn cứ mạnh dạn bày tỏ.

  1. Trước khi bắt đầu cuộc phỏng vấn, bạn hãy cho tôi biết thêm thông tin về bạn.
  2. Tại sao bạn quyết định nộp đơn cho vai trò này?
  3. Bạn đã từng thực hiện bao nhiêu chiến dịch truyền thông xã hội?
  4. Bạn sử dụng công cụ nào để lập lịch và tạo nội dung?
  5. Bạn có kinh nghiệm làm việc với những KOLs, KOCs chưa?
  6. Đối với cách đăng bài trên fanpage công ty, bạn có muốn thay đổi hay điều chỉnh gì không?
  7. Bạn có đề xuất nào về các chiến dịch truyền thông sắp tới cho công ty không? Bạn nghĩ chiến dịch truyền thông ấy có đủ sức hút người tiêu dùng không?
  8. Bạn đã có kinh nghiệm làm việc từ xa chưa?
  9. Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?
kịch bản phỏng vấn
Thông tin từ buổi tuyển dụng giúp doanh nghiệp dễ đánh giá ứng viên

Cảm ơn bạn cho câu trả lời của bạn. Nhóm tuyển dụng của chúng tôi có một vài cuộc phỏng vấn nữa được lên lịch cho tuần này, nhưng bạn vẫn có thể chờ phản hồi từ chúng tôi vào thứ Hai tới.

[Kết thúc phỏng vấn].

Mẫu kịch bản gọi điện thoại mời phỏng vấn

  • Ứng viên: Alo
  • Nhà tuyển dụng: Chào [tên ứng viên], tôi là [tên người gọi] gọi từ [ công ty]. Hiện tại, bạn có tiện nghe điện thoại không?
  • Ứng viên: Không vấn đề gì ạ!
  • Nhà tuyển dụng: Cảm ơn bạn! Tôi gọi đến để thông báo cho bạn biết rằng công ty tôi đã xem xét CV của bạn cho vị trí [chức danh công việc] và cảm thấy bạn khá phù hợp với vị trí này. Chúng tôi muốn mời bạn đến buổi phỏng vấn để có thể trao đổi chi tiết hơn được không?
  • Ứng viên: Dạ được ạ!
  • Nhà tuyển dụng: Trong tuần này bạn có thể dành thời gian tham gia không nhỉ? Chúng tôi có các buổi phỏng vấn vào Thứ Hai, Thứ Tư, Thứ Năm hoặc Thứ Sáu, vào lúc 3 giờ chiều.
  • Ứng viên: Vâng, tôi có thể đến vào lúc 3 giờ chiều ngày Thứ Tư.
  • Nhà tuyển dụng: Tốt quá. Vậy tôi sẽ gửi thông tin chi tiết về buổi phỏng vấn, thời gian, địa điểm qua email của bạn nhé.
  • Ứng viên: Dạ!
  • Nhà tuyển dụng: Tôi sẽ gửi đến bạn thông tin chi tiết sớm nhất. Nếu có thắc mắc, bạn đừng ngại phản hồi qua Email nhé! Chúc bạn có một ngày tốt lành.
  • Ứng viên: Cảm ơn anh/chị.
  • Nhà tuyển dụng: Tạm biệt! Hẹn gặp lại bạn tại buổi phỏng vấn nhé!.

[Kết thúc cuộc gọi]

Kịch bản phỏng vấn tuyển dụng được xây dựng nhằm chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn. Việc Làm 24h hy vọng bài viết trên đã giúp bạn phần nào hiểu rõ kịch bản phỏng vấn tuyển dụng là gì và cách xây dựng kịch bản phỏng vấn tuyển dụng chuyên nghiệp, hiệu quả. Chúc bạn thành công với công việc sắp tới nhé!

Xem thêm: Dấu hiệu nào cho thấy bạn đang bị căng thẳng trong công việc?

Bài viết liên quan

Cùng chuyên mục