Nhà tuyển dụng cần lưu ý gì về chấm dứt hợp đồng lao động theo luật mới nhất

Hợp đồng lao động là kết quả thỏa thuận thống nhất giữa người lao động và người sử dụng lao động. Nếu người lao động hay người sử dụng lao động tự ý chấm dứt hợp đồng lao động phải bồi thường theo điều khoản hợp đồng cho bên còn lại. Vậy những trường hợp nào thì doanh nghiệp được phép chấm dứt hợp đồng?

Hợp đồng lao động là gì?

Theo Bộ luật Lao Động 2019 điều 13, hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, tiền lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trong trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng nội dung vẫn thể hiện về việc làm có trả lương, sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì vẫn được xem là hợp đồng lao động.

Xem thêm: Hợp đồng thử việc là gì? Lương trong hợp đồng thử việc được tính như thế nào?

chấm dứt hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Hợp đồng lao động có nhiều loại khác nhau, có thể kể đến như: hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn… Tùy vào mỗi loại hợp đồng sẽ có nội dung khác nhau về thời hạn, quyền và nghĩa vụ tham gia bảo hiểm, trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động. 

Xem thêm: Các loại bảo hiểm bắt buộc người lao động cần biết khi đi làm giúp đảm bảo lợi ích

Hợp đồng lao động được giao kết dựa trên sự tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực. Khi đồng ý ký kết thì hợp đồng lao động phải được thực hiện bằng văn bản và làm thành 2 bản cho người sử dụng lao động và người lao động. Trừ một số trường hợp như hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu hoặc hợp đồng lao động bằng lời nói với công việc có thời hạn dưới 1 tháng…

chấm dứt hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động được giao kết dựa trên nhiều nguyên tắc.

Khi nào thì chấm dứt hợp đồng lao động?

Căn cứ theo quy định tại Điều 34 của Bộ luật Lao động 2019, các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động bao gồm:

  • Hết hạn hợp đồng lao động (trừ trường hợp khi người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động);
  • Đã hoàn thành công việc theo cam kết ở hợp đồng lao động;
  • Hai bên đồng ý thỏa thuận và quyết định chấm dứt hợp đồng lao động;
chấm dứt hợp đồng lao động
Chấm dứt hợp đồng khi hai bên đồng ý và thỏa thuận.
  • Người lao động bị kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hay trả tự do, bị kết án tử hình hay cấm làm việc được thể hiện trong hợp đồng lao động;
  • Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của tòa án, của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay giấy phép lao động không còn hiệu lực;
  • Người lao động bị mất tích, chết hay mất năng lực hành vi dân sự;
  • Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị mất tích, mất năng lực hành vi dân sự mà không có người đại diện pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
  • Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải;
chấm dứt hợp đồng lao động
Khi người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải, hợp đồng lao động cũng sẽ chấm dứt.
  • Người sử dụng lao động hoặc người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Đối với hợp đồng lao động thử việc, người lao động không hoàn thành nội dung thử việc thể hiện trong hợp đồng hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.
chấm dứt hợp đồng lao động
Trong thời gian thử việc, người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không phải bồi thường.

Xem thêm: Tổng hợp những mẫu đơn xin nghỉ việc không lương dành cho người lao động

Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi chấm dứt hợp đồng theo luật mới nhất?

Bổ sung 3 trường hợp doanh nghiệp được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Để cân bằng quyền lợi giữa các bên, Bộ luật Lao động 2019 đã bổ sung quy định quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động cho người sử dụng lao động bên cạnh quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động. Theo đó, 3 trường hợp bổ sung doanh nghiệp được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng bao gồm:

  • Người lao động tự ý bỏ việc nhưng không có lý do chính đáng từ 5 ngày làm việc liên tục trở lên;
  • Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
  • Người lao động không trung thực trong việc cung cấp các thông tin cá nhân (họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quê quán, học vấn…) khi ký kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng.
chấm dứt hợp đồng lao động
Doanh nghiệp có thể chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động không trung thực khi cung cấp thông tin cá nhân.

Không quy định về số ngày cụ thể mà doanh nghiệp phải thông báo trước khi hết hạn hợp đồng lao động

Theo khoản 1 điều 47 của Bộ luật Lao động 2012, người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người lao động trước ít nhất 15 ngày khi hợp đồng lao động hết hạn . Tuy nhiên, ở Bộ luật Lao động 2019 (theo khoản 1, điều 45) thì người sử dụng lao động không cần thông báo trước mà chỉ có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho người lao động khi hết hạn hợp đồng.

Khi hết hạn hợp đồng, doanh nghiệp chỉ cần thông báo bằng văn bản mà không cần báo trước.

Doanh nghiệp không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động đang mang thai dưới mọi hình thức

Khoản 3 điều 37 Bộ luật Lao động 2019 quy định người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động nữ mang thai, người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Nếu người lao động thuộc các trường hợp trên hết hạn hợp đồng lao động thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới. 

Người lao động là nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi được ưu tiên ký kết hợp đồng mới nếu hết hạn hợp đồng lao động.

Xem thêm: Cách tính tiền dưỡng sức sau sinh mới nhất, người lao động cần chú ý

Ngoài ra, Bộ luật còn quy định doanh nghiệp không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động là nam đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng hay đang trong thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Kéo dài thời gian thanh toán tiền giữa các bên khi quyết định chấm dứt hợp đồng

Theo Bộ luật Lao động 2017, thời hạn thanh toán các khoản tiền là 7 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động. Đối với Bộ luật Lao động 2019 thì thời hạn này là 14 ngày, trừ một số trường hợp được luật quy định nhưng không vượt quá 30 ngày. Các trường hợp được kéo dài thời hạn thanh toán các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên bao gồm:

  • Người sử dụng lao động không phải là cá nhân khi không còn hoạt động;
  • Người sử dụng lao động thực hiện thay đổi cơ cấu, công nghệ hay vì lý do kinh tế;
  • Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
  • Tác động của thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm.
chấm dứt hợp đồng lao động
Thời hạn thanh toán các khoản tiền giữa các bên là 14 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động

Bổ sung thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Theo Bộ luật Lao động 2017, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là hòa giải viên lao động và tòa án nhân dân. Bộ luật Lao động 2019 đã bổ sung thêm hội đồng trọng tài lao động. Như vậy hiện tại sẽ có 3 cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.

chấm dứt hợp đồng lao động

Bộ luật Lao động 2019 đã bổ sung thêm hội đồng trọng tài lao động trong giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Với những thông tin trên, hy vọng nhà tuyển dụng đã cập nhật được các bổ sung mới của Bộ luật Lao động 2019 trong việc chấm dứt hợp đồng lao động. Sự thay đổi đa dạng này của Bộ luật Lao động nhằm mang đến những lợi ích cho cả người lao động và người sử dụng lao động. Mong các nhà tuyển dụng sẽ làm tròn trách nhiệm và giải quyết vấn đề theo cách ổn thỏa nhất. Và đừng quên theo dõi những bài viết mới nhất dành riêng cho nhà tuyển dụng tại chuyên mục Tọa độ săn nhân tài của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h nhé!

Xem thêm: Các quy định khám sức khỏe định kỳ người lao động và nhà tuyển dụng cần nắm

Bài viết liên quan

Cùng chuyên mục