Các trường hợp được tạm hoãn hợp đồng lao động bạn cần biết

Trong quá trình làm việc, doanh nghiệp có thể tạm hoãn hợp đồng hoặc buộc tạm dừng theo Bộ luật Lao động năm 2019. Thực trạng này thường xảy ra khi có các tác động ngoại cảnh như dịch bệnh, suy thoái kinh tế. Vậy chính xác tạm hoãn hợp đồng lao động là gì? Các quy định về tạm hoãn thực hiện ra sao? Mời bạn cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu tổng quan về tạm hoãn hợp đồng lao động

Tạm hoãn hợp đồng lao động là gì?

Là quá trình tạm dừng thực hiện hợp đồng lao động trong một khoảng thời gian nhất định. Quá trình này được thực hiện dựa trên những quy định Pháp luật hoặc thỏa thuận giữa hai bên.

tạm hoãn hợp đồng lao động
Tạm hoãn hợp đồng được nhiều doanh nghiệp áp dụng

Căn cứ tại Điều 30 Bộ luật Lao động năm 2019, các bên sẽ thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Người lao động cần thực hiện nghĩa vụ quân sự.
  • Người lao động bị tạm giam, tạm giữ theo các quy định của Pháp luật tố tụng hình sự.
  • Người lao động cần chấp hành các quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc.
  • Người lao động nữ mang thai theo các quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
  • Người lao động được bổ nhiệm trở thành quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ.
  • Người lao động được uỷ quyền để thực hiện các quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với các phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
  • Người lao động được uỷ quyền thực hiện quyền và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
  • Người lao động được uỷ quyền để thực hiện các quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp.
  • Một số trường hợp khác do các bên thỏa thuận.
tạm hoãn hợp đồng lao động
Tạm hoãn hợp đồng lao động phải có sự đồng thuận giữa hai bên

So với Bộ luật Lao động cũ năm 2012, các trường hợp về tạm hoãn thực hiện hợp đồng đã được mở rộng. Những trường hợp này cũng được quy định rõ ràng và cụ thể như sau:

  • Người lao động được bổ nhiệm làm quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
  • Người lao động được uỷ quyền để thực hiện các quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với các phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
  • Người lao động được uỷ quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác.

Các thay đổi này chính là điểm mới được các chuyên gia đánh giá tích cực trong Bộ luật Lao động mới năm 2019. Nhìn chung, tạm hoãn hợp đồng không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đưa ra quyết định thôi việc đối với người động. Thay vào đó, việc tạm hoãn hợp đồng lao động chỉ được thực hiện trong một giai đoạn vì các lý do khách quan.

tạm hoãn hợp đồng lao động
Người lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi tạm hoãn hợp đồng

Một số quy định theo Bộ luật Lao động năm 2019

Quy định chung

Trên thực tế, việc buộc phải tạm hoãn hợp đồng trong bối cảnh kinh tế khó khăn hoặc do các tác động từ dịch bệnh là điều không ai muốn. Đối với những trường hợp này, Pháp luật đã quy định một số điều cụ thể sau để đảm bảo quyền lợi cho cả doanh nghiệp lẫn người lao động, cụ thể như sau:

  • Đơn vị sử dụng lao động không phải trả lương hoặc bất kỳ khoản trợ cấp nào cho người lao động trong quá trình tạm hoãn.
  • Quá trình tạm hoãn hợp đồng sẽ không được tính vào thời gian thực hiện hợp đồng.
  • Đơn vị sử dụng lao động và người lao động không đóng các quỹ Bảo hiểm Xã hội hoặc Bảo hiểm Y tế khi tạm hoãn.

Người lao động được quyền ứng trước tiền lương trong thời gian tạm hoãn theo quy định sau:

  • Tiền lương ứng trước phải đảm bảo thỏa thuận và điều kiện của hai bên.
  • Nếu người lao động thực hiện nghĩa vụ công dân, mức lương ứng trước sẽ phụ thuộc vào số ngày tạm nghỉ việc (tối thiểu 1 tuần, tối đa 1 tháng).

Người lao động được đơn vị sử dụng lao động nhận làm trở lại khi hết thời gian thỏa thuận theo quy định sau:

  • Trong vòng 15 ngày tính từ ngày hết hạn tạm hoãn, người lao động cần có mặt tại nơi sản xuất.
  • Trong vòng 15 ngày tính từ ngày hết hạn, đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm nhận lại người lao động vào làm việc.
  • Người lao động sẽ được bố trí lại công việc như trước hoặc nếu có thay đổi phải có sự đồng ý/trao đổi của hai bên.
tạm hoãn hợp đồng lao động
Hết thời gian tạm hoãn doanh nghiệp cần thực hiện đúng trách nhiệm của mình

Quy định đóng bảo hiểm

Căn cứ tại Khoản 4, Điều 42 Quyết định số 595/QĐ-BHXH quy định như sau:

Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.”

Vậy, doanh nghiệp sẽ không trả lương cho người lao động trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Đồng thời, doanh nghiệp cũng không phải chi trả bảo hiểm cho người lao động trong khoảng thời gian này. Tuy nhiên, tại Khoản 7 Điều 42 Quyết định số 595/QĐ-BHXH, người lao động bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để xem xét, điều tra để kết luận có vi phạm pháp luật hay không, doanh nghiệp vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho người lao động theo quy định như sau:

  • Được quyền tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
  • Phải đóng bảo hiểm y tế mỗi tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng mà người lao động được hưởng theo quy định của Pháp luật.
  • Sau khoảng thời gian tạm giam, tạm giữ nếu người lao động được cơ quan có thẩm quyền xác định bị oan hoặc không vi phạm pháp luật thì doanh nghiệp cần phải:
  • Đóng bù bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn và bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp trên tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
  • Bị truy đóng bảo hiểm y tế dựa trên số tiền lương được truy lĩnh và không tính lãi đối với số tiền truy đóng. 
tạm hoãn hợp đồng lao động
Tạm hoãn hợp đồng được thực hiện theo quy định của Pháp luật

Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động có tội thì doanh nghiệp không thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp và không phải truy đóng bảo hiểm y tế trong thời gian bị tạm giam.

Lưu ý: Nếu không muốn đóng bảo hiểm cho người lao động trong thời gian, doanh nghiệp cần liên hệ với cơ quan bảo hiểm xã hội để thực hiện các thủ tục sau:

  • Đăng ký và điều chỉnh giảm lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm y tế,…, khi bắt đầu tạm hoãn hợp đồng. 
  • Đăng ký và điều chỉnh tăng lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn khi nhận người lao động làm việc trở lại. 

Mẫu tạm hoãn hợp đồng lao động dành cho doanh nghiệp

Mẫu tạm hoãn hợp đồng chung

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Ngày …… tháng …… năm ………..

Tên công ty: ………………………

Số: ………….

THỎA THUẬN TẠM HOÃN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

– Căn cứ Bộ luật lao động năm 2019

– Căn cứ Nghị định số 44/NĐ-CP/2013 ngày 10 tháng 05 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động, Thông tư 30/2013/ TT – BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 44/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về hợp đồng lao động do bộ trường Bộ Lao động – thương binh xã hội ban hành

– Căn cứ hợp đồng lao động giữa ……….. (tên đơn vị) và ông (bà) ……….. ký ngày …………..;

– Xét đơn xin tạm hoãn thực hiện ngày ……….. của ông (bà) …………….. (chức danh, phòng ban đang công tác).

THỎA THUẬN:

Điều 1: Tạm hoãn thực hiện hợp đồng giữa …………… (tên đơn vị) và ông (bà)…………. ký ngày …………… kể từ ngày ………… đến hết ngày ………………….ông (bà) …………….. có trách nhiệm bàn giao công việc đang đảm nhiệm, tài liệu có liên quan theo sự chỉ đạo của ông (bà) Trưởng phòng ………………. (nơi người lao động đang công tác).

Điều 2: Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng, ông (bà) ……………. không được hưởng lương, BHXH, BHYT và các chế độ khác từ ………… (tên đơn vị) …………(tên đơn vị) có trách nhiệm thanh toán tiền lương và các chế độ khác đối với ông (bà)……………… đến hết ngày …………… (1 ngày trước ngày tạm hoãn).

Điều 3: Hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng, ông (bà)…………… phải có mặt tại ……………. (tên công ty). Trong trường hợp quá 15 ngày kể từ ngày hết hạn tạm hoãn, ông (bà) không có mặt tại …………(tên đơn vị) mà không có lý do chính đáng thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động theo quy định điều 38 Bộ Luật lao động 2019

Điều 4: Hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, ………. (tên đơn vị) có trách nhiệm sắp xếp việc làm đối với ông (bà)…………… phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh và nhu cầu cán bộ của …………. (tên đơn vị). Trong trường hợp ông (bà) …………… không đồng ý với sự phân công của …………. (tên đơn vị), hai bên thực hiện chấm dứt Hợp đồng lao động

NGƯỜI LAO ĐỘNG

(Ký và ghi rõ họ tên)

NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

NGƯỜI LAO ĐỘNG

(Ký và ghi rõ họ tên)

NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Mẫu tạm hoãn hợp đồng lao động do dịch Covid-19

TÊN CÔNG TY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……. ngày …… tháng …… năm…..

THỎA THUẬN TẠM HOÃN

THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

– Căn cứ Bộ luật Lao động năm 2012;
– Căn cứ hợp đồng lao động giữa Công ty………… và ông (bà)……….. ký ngày…………..;
– Xét tình hình dịch bệnh Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty…………………..

THỎA THUẬN

Điều 1: Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động giữa Công ty …………… …. và ông (bà)…………. ký ngày …………… kể từ ngày ………… đến hết ngày ………………….

Ông (bà) ……………..có trách nhiệm bàn giao công việc đang đảm nhiệm, tài liệu có liên quan theo sự chỉ đạo của ông (bà) Trưởng phòng ……………….


Điều 2: Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, ông (bà) ……………. không được hưởng lương, BHXH, BHYT và các chế độ khác từ Công ty …………… 

Công ty ….. có trách nhiệm thanh toán tiền lương và các chế độ khác đối với ông (bà) ……………… đến hết ngày ……………

Điều 3: Hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, ông (bà) …………… phải có mặt tại Công ty …………… Trong trường hợp hết hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, ông (bà) không có mặt tại Công ty ………… mà không có lý do chính đáng thì xử lý với hình thức sa thải theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 38 của Bộ luật Lao động.

Điều 4: Hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, Công ty ………. có trách nhiệm sắp xếp việc làm đối với ông (bà) …………… phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh và nhu cầu cán bộ của Công ty …………….

NGƯỜI LAO ĐỘNG NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

tạm hoãn hợp đồng lao động
Lao động nữ mang thai có thể tạm hoãn hợp đồng lao động theo quy định

Tìm hiểu về các quy định tạm hoãn hợp đồng lao động là điều cần thiết đối với người lao động và doanh nghiệp. Qua bài viết trên, Việc Làm 24h tin rằng bạn đã hiểu rõ hơn về việc tạm hoãn hợp đồng lao động. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để đón đọc những bài viết hay và hấp dẫn khác nhé!

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Xem thêm: 10 cách tăng năng suất làm việc đơn giản giúp bạn hoàn thành mọi mục tiêu

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục