Cách xây dựng thang bảng lương đúng chuẩn cho nhân sự

Việc xây dựng thang bảng lương cho nhân sự là một trong những nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo tính công bằng và tạo động lực cho nhân viên. Vậy thang bảng lương là gì? Khi nào thì phải đăng ký thang bảng lương? Nếu bạn đang quan tâm đến hệ thống thang bảng lương cho nhân sự trong công ty, hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu cách xây dựng thang bảng lương.

Thang bảng lương là gì?

thang bảng lương
Thang bảng lương là gì? Cần lưu ý gì khi xây dựng thang bảng lương

Thang bảng lương là hệ thống khung lương để làm căn cứ trả lương và đánh giá tăng lương định kỳ nhằm đảm bảo tính công bằng và minh bạch cho người lao động.

Trong đó:

  • Thang lương là hệ thống các ngạch lương và bậc lương đã được quy định sẵn nhằm làm căn cứ giúp người sử dụng lao động chi trả tiền lương và xét duyệt nâng lương định kỳ cho người lao động. 
  • Bảng lương là tài liệu tổng hợp số tiền thực tế mà người sử dụng lao động trả cho người lao động trong thời gian nhất định, bao gồm các khoản tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, tiền trợ cấp và các khoản khác.

Thang bảng lương cũng là tài liệu quan trọng giúp doanh nghiệp giải trình với cơ quan nhà nước về chi phí lương của doanh nghiệp. 

Lưu ý: Thu nhập mà người lao động nhận được ghi trong bảng lương dựa trên năng suất làm việc cũng như mức độ hoàn thành các công việc được giao.

Xem thêm: Hướng dẫn cách tính lương ngày lễ cho người lao động năm 2023

Khi nào thì phải đăng ký thang bảng lương? Thời hạn đăng ký ra sao?

Căn cứ vào Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14 (có hiệu lực từ 01/01/2021), doanh nghiệp không cần đăng ký thang bảng lương và nộp cho Phòng Lao động Thương binh xã hội. Tuy nhiên, các hoạt động xây dựng thang bảng lương nên được tiến hành nhanh chóng nhằm đảm bảo công khai đến người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp.

Nguyên tắc xây dựng thang bảng lương

Điều 93 Bộ luật lao động 2019 quy định nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động như sau

“1. Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

2. Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.

3. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.

Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.”

Xem thêm: Lương cứng là gì? Hiểu đúng về lương cứng để deal lương chuẩn hơn khi đi làm

Cách xây dựng thang bảng lương đúng chuẩn hiện nay

thang bảng lương

Có phải bạn đang quan tâm cách xây dựng đúng chuẩn?

1. Lưu ý về khi tiến hành xây dựng thang bảng lương

Khi xây dựng hệ thống bảng lương, doanh nghiệp cần lưu ý các quy định tại Điều 90 Bộ Luật lao động năm 2019 như sau:  

  • Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
  • Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
  • Người sử dụng lao động phải đảm bảo trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

2. Mức lương khởi điểm (bậc 1) không được thấp hơn mức lương tối thiểu

Điều 91, Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, khi xây dựng doanh nghiệp cần lưu ý mức lương Bậc 1 (bậc thấp nhất) của doanh nghiệp không được thấp hơn mức lương tối thiểu (được xác lập dựa theo từng vùng và ấn định cụ thể theo tháng, giờ). Nếu là lao động phổ thông (chưa qua đào tạo hoặc học nghề) thì mức lương tối thiểu phải bằng mức lương tối thiểu vùng. 

Căn cứ theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP từ ngày 01/01/2023 mức lương tối thiểu vùng năm 2023 của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động được điều chỉnh như sau:

VùngMức lương tối thiểu thángMức lương tối thiểu giờ
Vùng I4.680.000 VNĐ22.500 VNĐ
Vùng II4.160.000 VNĐ20.000 VNĐ
Vùng III3.640.000 VNĐ17.500 VNĐ
Vùng IV3.250.000 VNĐ15.600 VNĐ

Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh do doanh nghiệp xác định dựa trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm và kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh đó. Nếu người lao động làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm thì mức lương phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương làm việc trong điều kiện bình thường. Đối với trường hợp làm việc trong môi trường đặc biệt độc hại, nguy hiểm thì mức lương phải cao hơn ít nhất 7%.

3. Cập nhật quy định trả lương cho người lao động đã qua đào tạo

Theo Nghị định số 38/2022/NĐ-CP, từ ngày 01/07/2022, tiền lương trả cho người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề (kể cả người lao động được doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

  • Trường hợp doanh nghiệp thành lập từ ngày 01/07/2022 trở đi khi xây dựng thang bảng lương không cần cộng thêm tối thiểu 7% đối với công việc đã qua học nghề, đào tạo nghề.
  • Trường hợp doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/07/2022, nếu trước đó trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, các thỏa thuận khác có nội dung “người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề thì lương cao hơn mức tối thiểu vùng ít nhất 7%” thì doanh nghiệp tiếp tục thực hiện (trừ các bên có thỏa thuận khác).

Xem thêm: Lương tối thiểu vùng là gì, nơi bạn đang sống có mức lương tối thiểu vùng bao nhiêu

4. Cập nhật quy định về khoảng cách giữa hai bậc lương liền kề (Bậc 2)

Không có giới hạn số bậc lương tối đa trong doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp phải xây dựng ít nhất 02 bậc. Người lao động đủ điều kiện nâng bậc lương sẽ nâng lên 01 bậc. Hiện nay các doanh nghiệp thường xây dựng từ 5 – 15 bậc lương. Tùy vào tình hình thực tế mà doanh nghiệp có thể xây dựng nhiều hoặc ít bậc lương hơn; nhóm chức danh, vị trí công việc khác nhau. 

Khoảng cách chênh lệch giữa 02 bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm và phát triển tài năng. Doanh nghiệp được quyền tự quyết định khoảng cách giữa các bậc lương sao cho phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.

Mẫu hệ thống thang bảng lương theo vị trí làm việc

Nhóm chức danh, vị trí công việc Bậc lương
Bậc I Bậc II Bậc III Bậc IV Bậc V
1. Giám đốc
Mức lương 6.000.000 6.300.000 6.615.000 6.945.750 7.293.038
2. Phó Giám đốc; Kế toán trưởng
Mức lương 5.500.000 5.775.000 6.063.750 6.366.938 6.685.284
3. Trưởng phòng nhân sự, trưởng phòng kinh doanh
Mức lương 5.000.000 5.250.000 5.512.500 5.788.125 6.077.531
4. Nhân viên văn phòng, nhân viên nhân sự, nhân viên kế toán, nhân viên kinh doanh, nhân viên kỹ thuật
Mức lương 4.729.400 4.965.870 5.214.164 5.474.872 5.748.615
5. Nhân viên lao công
Mức lương 4.420.000 4.641.000 4.873.050 5.116.703 5.372.538

Kết luận

Việc xây dựng thang bảng lương cho nhân sự là một trong những yếu tố quan trọng giúp đảm bảo tính công bằng và tạo động lực cho nhân viên. Nhưng để xây dựng thang bảng lương phù hợp và hợp lý, các doanh nghiệp cần phải có kiến thức và kinh nghiệm cần thiết. Hy vọng những thông tin hữu ích mà Việc Làm 24h chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu thang bảng lương là gì và cách xây dựng thang bảng lương đúng chuẩn. 

Xem thêm: Kỹ năng cứng là gì, có gì khác với kỹ năng mềm, 5 kỹ năng cứng cần thiết nhất

Bài viết liên quan

Cùng chuyên mục