Thu hút và giữ chân tài cái nào khó hơn thách thức người làm nhân sự?

Xã hội phát triển, tính cạnh tranh cao, nhân tài vừa là danh xưng người xin việc phải khẳng định với nhà tuyển dụng, vừa là nhân vật khiến nhà tuyển dụng tranh đấu để “giành giựt lẫn nhau”. Xưa quốc gia trọng dụng người tài thì quốc gia phát triển. Nay, thu hút được người tài thì công ty đó chính là công ty thành công. Thu hút và giữ chân người tài là 2 vấn đề rất được nhà tuyển dụng quan tâm và không ngừng phát triển để cải thiện.

Từ việc tung ra chiêu trò, đăng quảng cáo tuyển dụng gây sốc, ưu đãi khủng… mọi thứ đều có chung một mục tiêu là chiêu dụ nhiều người tài về với công ty của mình. Tuy nhiên, giữa thu hút và giữ chân nhân tài, cái nào khó hơn, và cần phải chỉnh chu, tỉ mỉ hơn cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu ngay nhé!

Nguyên tắc trong việc thu hút và giữ chân nhân tài

Lãnh đạo giỏi

Để lãnh đạo được các nhân viên giỏi đòi hỏi nhà quản trị cũng phải có một số phẩm chất đặc biệt, cả về kỹ năng, chuyên môn và phẩm chất đạo đức…

Bên cạnh việc lãnh đạo doanh nghiệp phải có trình độ chuyên môn thì người lãnh đạo còn phải có cái tâm – tâm với doanh nghiệp và với người lao động.

Xem thêm: Bật mí 5 kỹ năng quản lý cần có để trở thành một nhà lãnh đạo thành công, trách nhiệm

Tin tưởng nhân viên chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân tài

thu hút và giữ chân nhân tài
Tin tưởng người khi đã giao việc và giao đúng người đúng việc là hai yếu tố quan trọng nhất.

Tin tưởng người khi đã giao việc và giao đúng người đúng việc là hai yếu tố quan trọng nhất. Một khi đã giao việc thì phải tin tưởng. Nếu không tin hoặc còn phân vân thì tốt nhất đừng nên giao việc cho người đó.

Nhà quản trị không nên ôm đồm mọi việc chỉ vì thiếu tin tưởng vào khả năng hoàn thành công việc của nhân viên. Thay vì làm tất cả mọi việc, hãy chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, vạch ra hướng đi, đích đến để nhân viên hiểu và đảm nhận công việc. Nhà quản trị chỉ nghiệm thu thành quả cuối cùng của nhân viên mà thôi. Làm được như thế chứng tỏ nhà quản trị có niềm tin ở khả năng của nhân viên và người tài mới có cơ hội thực sự để thể hiện năng lực của mình, qua đó cũng sẽ yêu mến và gắn bó với doanh nghiệp hơn.

Xem thêm: 5 đặc điểm sếp tốt khiến nhân viên tận tâm, cống hiến hết mình cho công việc

Có chiến lược phát triển kinh doanh

Để thu hút được người tài thì bản thân công ty phải chứng minh được mình có tiềm năng để nhân viên có thể phát triển. Không ai lại đi đâm đầu vào một công ty sắp phá sản hay có một tương lai bất ổn với số lượng cố phiếu sụt nhanh chóng.

Khi một công ty hoạt động mà không có chiến lược thì khác gì một người đi trên đường mà không xác định mình đi đâu, cứ mặc cho đám đông (thị trường và đối thủ) xô đẩy theo hướng nào cũng được. Không có chiến lược, thế mạnh của công ty cũng chẳng để làm gì, đóng góp của nhân viên cũng luẩn quẩn vòng quanh. Thử hỏi, doanh nghiệp đó có tồn tại được lâu? Và liệu có nhân viên tài năng nào muốn lãng phí kinh nghiệm cũng như kĩ năng làm việc chuyên nghiệp của mình ở một công ty không thấy tương lai như vậy, cho dù có thể họ được trả lương rất cao?

thu hút và giữ chân nhân tài
Để thu hút được người tài thì bản thân công ty phải chứng minh được mình có tiềm năng để nhân viên có thể phát triển.

Phương cách để thu hút và giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp

Chế độ lương bổng và phúc lợi thích hợp

Chế độ phúc lợi, lương thưởng cũng như cơ chế lao động phải phù hợp với các đối tượng trong công ty. Nếu áp dụng sai đối tượng, công ty có thể phải tốn nhiều chi phí cho những người chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, hơn thế, lại không giữ được nhân viên giỏi vì họ cảm thấy các chế độ đó chưa phù hợp với công sức họ bỏ ra. Xây dựng một hệ thống lương và phúc lợi công bằng, đồng nhất và rõ ràng là điều rất quan trọng trong quản trị nhân sự của mỗi doanh nghiệp.

Ngoài ra, các chủ doanh nghiệp nên để ngỏ các cơ hội thăng tiến trong công việc để làm động lực khuyến khích sự cố gắng hết mình cũng như sự gắn bó của nhân viên. Đặc biệt là những nhân viên có tiềm năng. Nếu chọn một người giỏi, năng động vào một công việc ổn định, không có nhiều thử thách và không có cơ hội phát triển cũng như thăng tiến, chắc chắn sớm muộn gì họ cũng cảm thấy chán nản và rời đi.

Xem thêm: Review lương là gì? Bí quyết giúp doanh nghiệp giữ chân nhân sự

thu hút và giữ chân nhân tài
Các chủ doanh nghiệp nên để ngỏ các cơ hội thăng tiến trong công việc để làm động lực khuyến khích sự cố gắng hết mình cũng như sự gắn bó của nhân viên.

Cho nhân tài mà bạn nhắm biết rõ về tiềm lực của bạn

Nếu bạn giỏi bạn phải cho người khác biết. Cũng vì thế mà bạn cần để nhân tài hiểu rõ về bạn, về ổng chủ mà bạn đang có, về chiến lược kinh doanh, về doanh thu bình quân, về những phúc lợi và hứa hẹn thăng tiến. Chỉ có như vậy, bạn mới đủ sức thuyết phục nhân tài mà bạn đang nhắm tới.

Những lời hứa hẹn

Cho phép những lời hứa hẹn, đặt ra các hứa hẹn về cơ hội thăng tiến, về các câu chuyện bên lề thú vị của công ty. Nhưng phải đảm bảo hơn 90% những lời hứa hẹn đó là sự thật.

Giữa thu hút và giữ chân nhân tài, việc nào khó hơn? Vậy làm thế nào để thu hút nhân tài?

Hiện thực hóa những lời hứa hẹn

Doanh nghiệp thành công đầu tiên phải là doanh nghiêp giữ chữ tín. Nếu những lời hứa hẹn với nhân tài lúc tuyển dụng chỉ là lời nói suông thì bạn sẽ nhanh chóng đánh mất họ. Và việc để mất nhân viên sẽ là vết đen không dễ xóa nhòa, dĩ nhiên là rất khó để thu hút thêm những nhân tố khác.

thu hút và giữ chân nhân tài
Việc để mất nhân viên sẽ là vết đen không dễ xóa nhòa, dĩ nhiên là rất khó để thu hút thêm những nhân tố khác

Môi trường làm việc chuyên nghiệp và không áp lực

Đã là chủ doanh nghiệp thì không ai không biết thời gian một nhân viên đi làm tại công ty hay xí nghiệp còn nhiều hơn thời gian ở nhà của họ. Thế nên việc tạo môi trường làm việc tốt cho các nhân viên là điều hết sức cần thiết. Để xây dựng một môi trường làm việc tốt, chuyên nghiệp, các chủ doanh nghiệp cần quan tâm đến yếu tố giao tiếp nội bộ.

Giao tiếp nội bộ ở đây được coi là những quan hệ trong công việc và ngoài công việc tại công ty, không lẫn lộn với nhau. Giao tiếp nội bộ tốt không những giúp doanh nghiệp hạn chế những xung đột có thể xảy ra mà còn làm tăng tinh thần hợp tác giữa các đồng nghiệp. Trong trường hợp giao tiếp nội bộ kém, nhân viên sẽ cảm thấy xa cách, ganh ghét, đua chen và cạnh tranh nhau, do đó sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc giao tiếp với các nhân viên khác, gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất làm việc.

Xem thêm: Công ty gia đình là gì? Vì sao nhiều nhân viên ám ảnh với công ty gia đình?

Tôn trọng nhân viên và cho phép sự thỏa thuận

Nếu nhân viên của bạn muốn thỏa thuận, hãy cho phép họ. Nhưng đảm bảo rằng, những thỏa thuận đó là chấp nhận được. Mềm mỏng với nhân viên là khôn ngoan, nhưng dễ dãi và phụ thuộc là dại. Do đó, cứng mềm là một chuyện, nhưng đúng thời điểm mới là mấu chốt quan trọng.

Hãy để Việc Làm 24h đồng hành cũng các doanh nghiệp trong quá trình tìm kiếm các đội ngũ nhân sự chất lượng, uy tín!

Xem thêm: Bí quyết chọn đúng nhân tài với kịch bản phỏng vấn tuyển dụng chuyên nghiệp

Bài viết liên quan

Cùng chuyên mục