Tổng hợp lý do xin nghỉ việc thuyết phục, khéo léo khiến cấp trên không thể từ chối

Có nhiều lý do xin nghỉ việc, tuy nhiên xin nghỉ việc lại là một chủ đề nhạy cảm, bởi nếu bạn không đưa ra lý hợp lý sẽ gây mất thiện cảm với sếp cũng như gây bất hòa với đồng nghiệp. Vậy đâu là lý do xin nghỉ việc chính đáng và thuyết phục được cấp trên gật đầu với đơn xin nghỉ việc của bạn? Đừng lo lắng, bài viết dưới đây của Việc Làm 24h sẽ gợi ý giúp bạn những lý do xin nghỉ việc thuyết phục. Đặc biệt là các mẫu đơn xin nghỉ việc cũng như cách viết mail xin nghỉ việc khéo léo khiến bất kỳ vị sếp nào cũng gật đầu đồng ý!

Xem thêm: Hướng dẫn cách viết email chuyên nghiệp, chỉn chu cho mọi tình huống

lý do xin nghỉ việc thuyết phục
Bạn đã biết những lý do xin nghỉ việc thuyết phục cấp trên dễ dàng chưa?

Những lý do xin nghỉ việc khéo léo khiến sếp gật đầu nhanh chóng

1. Đưa ra những lý do bất đắc dĩ

lý do xin nghỉ việc thuyết phục
Lý do xin nghỉ việc phải thật chính đáng và thuyết phục 

Khi tìm lý do xin nghỉ việc, bạn có thể sử dụng những lý do khách quan thể hiện sự bất đắc dĩ như chuyển nhà, chăm người thân, sinh con, kết hôn,… Đặc biệt là với những nhân viên nữ đang trong kỳ mang thai và sinh con, bạn có thể lấy lý do cần nghỉ ngơi và chú ý đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Những công việc nặng nhọc hoặc áp lực cao có nguy cơ ảnh hưởng đến sự khỏe mạnh của mẹ và bé. 

Hoặc bạn có thể sử dụng các lý do cá nhân khiến bạn không thể làm việc ở công ty như sức khỏe yếu, mắc bệnh cần điều trị dài ngày,…. Hoặc nhà quá xa nơi làm việc gây tốn thời gian và chi phí di chuyển. 

Những lý do xin nghỉ việc này đều do tình huống bất đắc dĩ khiến bạn tốn quá nhiều thời gian và không đáp ứng tính chất công việc được. Để không làm ảnh hưởng đến công việc chung, cấp trên cũng dễ dàng thông cảm và chấp thuận với lý do nghỉ việc này mà thôi. 

lý do xin nghỉ việc thuyết phục
Một trong những lý do xin nghỉ việc thuyết phục đó là lý do bất khả kháng

Với những lý do xin nghỉ việc bất đắc dĩ trên, khi soạn đơn xin nghỉ việc, hãy thể hiện rằng bạn dù rất muốn tiếp tục ở lại làm việc tại công ty, nhưng vì những lý do bất đắc dĩ này mà bạn không thể không nghỉ việc được. Hãy thể hiện thái độ nuối tiếc khi không đồng hành cùng công ty, mong muốn cấp trên thông cảm cho hoàn cảnh của bạn và chấp thuận cho bạn nghỉ việc. Ngoài ra, trong quá trình gửi mail xin nghỉ việc hoặc trình đơn nghỉ việc trực tiếp, bạn luôn phải tỏ rõ thái độ mong muốn được cấp trên hiểu cũng như chấp nhận lý do của bạn và tôn trọng mọi quyết định của cấp trên.

2. Thay đổi mục tiêu nghề nghiệp

lý do xin nghỉ việc thuyết phục
Lý do xin nghỉ việc phải thật khéo léo để quá trình thôi việc diễn ra suôn sẻ

Thay đổi định hướng nghề nghiệp tương lai bằng cách đổi vị trí công việc, tự kinh doanh hoặc kinh doanh theo gia đình,… là một trong các lý do xin nghỉ việc chính đáng khiến cấp trên phải đồng ý cho với yêu cầu của bạn. Hãy trình bày trong đơn xin nghỉ việc rằng bạn đã dành nhiều thời gian để nghiêm túc suy nghĩ đến vấn đề này và bạn cảm thấy mình không phù hợp với công việc hiện tại như thế nào. Hãy đề cập đến mong muốn thay đổi nghề nghiệp để phát triển bản thân hơn trong tương lai thật chân thành với sếp.

Tuy nhiên, lý do xin nghỉ việc này chỉ nên sử dụng khi bạn nhận ra được mình thích công việc gì và thực sự mong muốn theo đuổi nó. Không nên dùng điều này làm lý do nghỉ việc nếu bạn chỉ đang chạy theo xu hướng nghề nghiệp. Vì nếu trình bày không khéo sẽ làm cấp trên khó chịu và hình thành suy nghĩ không hay về bạn. Đương nhiên đôi khi không thể tránh khỏi trường hợp cấp trên không đồng ý với đơn nghỉ việc của bạn.

3. Không muốn ảnh hưởng đến công việc chung

lý do xin nghỉ việc thuyết phục
Bạn đã biết những mẫu đơn xin nghỉ việc thuyết phục cấp trên chưa?

Lý do xin nghỉ việc này thường dễ được cấp trên chấp nhận hơn vì trong tình huống này, bạn nghĩ đến lợi ích chung của công ty, chứ không chỉ riêng cho mình. Hãy trình bày thẳng thắn với sếp về năng suất và tinh thần làm việc của bạn giảm sút như thế nào trong thời gian gần đây. Và điều này đã ảnh hưởng đến kết quả công việc chung ra sao bởi nếu lâu dài sẽ ảnh hưởng đến thành tích của đội, nhóm, công ty. Từ đó, sếp sẽ xem xét và ra quyết định duyệt đơn xin nghỉ việc của bạn.

Xem thêm: Bỏ túi 8 kỹ năng làm việc nhóm cần phải biết để làm việc hiệu quả

Hãy trình bày thêm trong đơn xin nghỉ việc rằng bạn sẽ bàn giao công việc trong thời gian sớm nhất để đảm bảo không trì trệ công việc hoặc gây khó khăn cho bộ phận của mình và những bộ phận khác. Ngoài ra, bạn cần bày tỏ lòng biết ơn với sếp và công ty đã giúp bạn có cơ hội phát triển rất nhiều trong thời gian làm việc vừa qua.

2 mẫu đơn xin nghỉ việc thuyết phục cấp trên nhanh chóng

lý do xin nghỉ việc thuyết phục
Phải làm gì để sếp đồng ý với lý do xin nghỉ việc bạn đưa ra?

Mẫu đơn nghỉ việc do sinh con

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——–

ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC

Kính gửi:

  • Ban Giám đốc – Công ty:……….
  • Trường phòng Tổ chức – Hành chính – Quản trị………..
  • Trưởng:………………

Tôi tên:…………………………………………………………………………………………………

Chức vụ:………………………………………………………………………………………………

Đơn vị công tác:…………………………………………………………………………………….

Hộ khẩu thường trú tại số nhà:………….. đường…………. phường(xã)…………. quận(huyện)………. TP(tỉnh)…….

Tôi viết đơn này để xin nghỉ việc tại công ty từ ngày………………………………..

Lý do xin nghỉ việc: Hiện nay bản thân tôi đang mang thai gần đến ngày sinh con. Sau khi sinh con tôi có dự định làm nội trợ tại nhà để săn sóc và đồng hành cùng con trong chặng đường phát triển quan trọng này. 

Tôi đã rất hài lòng và vinh dự được đồng hành cùng công ty XYZ trong suốt 3 năm vừa qua. Trong quá trình làm việc, tôi đã rất may mắn được làm việc với những đồng nghiệp luôn chuyên nghiệp và chân thành. Tuy tôi rất lấy làm tiếc vì sẽ không còn làm việc tại công ty nữa nhưng tôi mong Ban Giám Đốc sẽ hiểu và phê duyệt cho đơn nghỉ việc của tôi. 

Tôi xin được chúc cho Ban Giám Đốc và công ty XYZ sẽ đạt được những thành công như ý trong chặng đường tiếp theo. 

Công việc đã được bàn giao cho:………………………………………………………………

Kính mong Ban Giám Đốc xem xét và giải quyết.

Tôi xin chân thành cảm ơn. 

TP……ngày…….tháng…….năm

Ký tên

Những mẫu đơn xin nghỉ việc nào sẽ thuyết phục được cấp trên?

Mẫu đơn nghỉ việc do địa điểm văn phòng cách nhà xa

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——–

ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC

Kính gửi:

  • Ban Giám đốc – Công ty:……….
  • Trường phòng Tổ chức – Hành chính – Quản trị………..
  • Trưởng:………………

Tôi tên:…………………………………………………………………………………………………

Chức vụ:………………………………………………………………………………………………

Đơn vị công tác:…………………………………………………………………………………….

Tôi làm đơn này, đề nghị Ban Giám đốc cho tôi xin nghỉ việc vì lý do: Trụ sở chính của công ty được đổi từ địa chỉ….. về địa chỉ…. đã hơn 2 tuần nay. Trong quá trình di chuyển qua địa điểm mới để làm việc, khoảng cách từ nhà tôi sang trụ sở mới khoảng hơn 30km và tốn gần 1 tiếng 30 phút để đến đúng giờ làm việc bằng phương tiện xe máy. Hành trình dài và vất vả khi đi làm gây ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian, chi phí và sức khỏe của tôi. Cụ thể là tôi luôn trong trạng thái căng thẳng thần kinh khi tham gia giao thông và bị ảnh hưởng đến quá trình làm việc trong thời gian qua. Đồng thời, tôi cũng mất đến gần 20% tổng thu nhập cá nhân cho việc này. Sau thời gian dài suy nghĩ, tôi quyết định gửi đơn thôi việc để mong Ban Giám Đốc hiểu cho hoàn cảnh của tôi và đồng ý với đơn thôi việc này. 

Tôi rất lấy làm hài lòng và biết ơn vì thời gian được đồng hành cùng chặng đường phát triển của công ty vừa qua. Cảm ơn Ban Giám đốc và Quý công ty đã tạo điều kiện hỗ trợ và giúp đỡ tôi hết mình trong công việc. Tôi cảm thấy rất may mắn vì có cơ hội được làm việc với những đồng nghiệp chân thành và dễ mến trong một môi trường làm việc năng động, thoải mái của công ty. 

Trong thời gian chờ đợi sự chấp thuận của Ban Giám đốc Công ty, tôi xin được tiếp tục làm việc thật nghiêm túc. Đồng thời chủ động bàn giao công việc và tài sản công ty cho người quản lý trực tiếp của tôi là ông/bà ………………………………………

Tôi xin chân thành cảm ơn.

TP……ngày…….tháng…….năm

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ tên)

2 mẫu email xin nghỉ việc thuyết phục cấp trên mà bạn không thể bỏ qua

lý do xin nghỉ việc thuyết phục
Mail xin nghỉ việc nên được viết như thế nào?

Mẫu 1: Lý do xin nghỉ việc do sức khoẻ không cho phép

TIÊU ĐỀ EMAIL: ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC CỦA LÊ THỊ A – NHÂN VIÊN CONTENT MARKETING 

Kính gửi anh/chị Tên người quản lý,

Tôi là Lê Thị A, hiện đang giữ chức vụ Content Marketing tại công ty ABC. 

Tôi rất lấy làm tiếc phải gửi mail này đến anh/chị để thông báo rằng tôi muốn xin nghỉ việc tại công ty vì lý do sức khoẻ không cho phép. 

Thời gian làm việc cuối cùng của tôi là ngày…..

Trong thời gian vừa qua, vì cảm thấy không được khỏe và gặp phải các triệu chứng như….. và ….. Tôi đã phải khám bệnh tại Bệnh viện…. và được chẩn đoán mắc bệnh….., vì thế tôi đang được điều trị theo liệu trình của bác sĩ. Do tình trạng bệnh kéo dài gây ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe nên bác sĩ yêu cầu tôi nghỉ ngơi để đảm bảo kết quả điều trị được diễn biến tốt nhất. Để tránh ảnh hưởng đến công việc, phòng Marketing và công ty ABC, tôi gửi mail này để mong anh/chị phê duyệt cho đơn xin nghỉ việc của tôi. 

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến anh/chị cũng như Quý công ty đã tạo điều kiện để tôi đồng hành cùng Quý công ty trong khoảng thời gian vừa qua. Tôi rất yêu thích công việc và trân trọng những cơ hội được công ty tin tưởng giao phó. Tôi rất trân trọng những kiến thức bổ ích trong công việc như …. mà công ty đã tạo điều kiện giúp tôi trau dồi thêm năng lực của mình. Những kinh nghiệm này chắc chắn sẽ theo tôi trong suốt hành trình nghề nghiệp mai sau.

Tôi có đính kèm giấy khám sức khỏe và đơn thuốc của bác sĩ trong email này. Tôi rất cảm kích nếu anh/chị có thể xem xét và phê duyệt thủ tục xin nghỉ việc của tôi. 

Một lần nữa xin được gửi lời cảm ơn chân thành vì sự giúp đỡ của anh/chị Tên người quản lý. 

Trân trọng,

Ký tên

Có nhiều lý do xin nghỉ việc giúp bạn nhanh chóng được cấp trên phê duyệt

Mẫu 2: Lý do xin nghỉ việc do công việc không phù hợp

TIÊU ĐỀ EMAIL: ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC CỦA LÊ THỊ A – NHÂN VIÊN CONTENT MARKETING 

Kính gửi anh/chị tên người quản lý,

Em là Lê Thị A, hiện đang giữ chức vụ Content Marketing tại công ty ABC. 

Em gửi email này đến anh/chị để thông báo về đơn xin nghỉ việc với vị trí Content Marketing tại công ty vì lý do công việc hiện tại không phù hợp với định hướng sự nghiệp mà em muốn theo đuổi trong tương lai. Ngày làm việc cuối cùng của em sẽ là xx/xx/xxxx. Em rất lấy làm làm tiếc vì sẽ không còn tiếp tục làm việc tại công ty ABC trong thời gian sắp tới. 

Em xin chân thành cảm ơn anh/chị tên người quản lý và công ty đã tạo điều kiện cho em có cơ hội được làm việc với vị trí Content Marketing tại công ty trong thời gian qua. Em lấy làm may mắn khi được làm việc cùng những người anh, người chị và người bạn đồng nghiệp thân thiện và dễ mến của phòng Marketing nói riêng và công ty nói riêng. Em rất cảm kích trước sự hỗ trợ và tạo điều kiện của anh chị tên người quản lý và Ban Giám đốc công ty để em có thể hoàn thành tốt công việc này trong môi trường làm việc vô cùng năng động, thoải mái của công ty. 

Trong hơn 2 năm đồng hành cùng công ty, em đã học được nhiều điều bổ ích như…………. và chắc chắn rằng, những kinh nghiệm này sẽ là hành trang vững chắc theo em ở chặng đường nghề nghiệp tiếp theo trong tương lai.

Trong thời gian làm việc cuối cùng tại công ty, em sẽ cố gắng hoàn thành các công việc còn dang dở và bàn giao công việc cho người thay thế vị trí là bạn Nguyễn Văn B. Nếu anh/ chị cần em giúp gì trong thời gian chuyển giao công việc thì em rất sẵn lòng hỗ trợ.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn anh/chị tên người quản lý và Ban Giám Đốc công ty đã tin tưởng em trong suốt thời gian vừa qua. Xin chúc công ty luôn thành công, thịnh vượng và em hy vọng rằng sẽ vẫn giữ liên lạc với công ty trong tương lai.

Trân trọng,

Ký tên

Kết luận

lý do xin nghỉ việc thuyết phục
Lý do xin nghỉ việc phải đi cùng cách xin nghỉ việc khéo léo

Nếu công việc hiện tại không phù hợp với định hướng nghề nghiệp và không đáp ứng được nhu cầu của bản thân, nhân viên hoàn toàn có quyền xin nghỉ việc. Hiện nay, nhân viên muốn chấm dứt công việc chỉ cần gửi đơn xin nghỉ việc hoặc thông báo trước cho bộ phận nhân sự của công ty, nhà quản lý, sếp,… trong một khoảng thời gian nhất định. Ngoài lý do xin nghỉ việc chính đáng và thuyết phục, cách xin nghỉ việc cũng là một nhân tố quan trọng mà bạn nên cân nhắc để đảm bảo quá trình xin nghỉ việc được diễn ra suôn sẻ.

Nghề nghiệp Việc Làm 24h hy vọng rằng với những lý do xin nghỉ việc thuyết phục trên sẽ giúp bạn nhận được sự gật đầu của những vị sếp dù khó tính nhất. Dù thế nào đi nữa, hãy luôn sẵn sàng với hướng đi mới trong tương lai bạn nhé. Chúc các bạn thành công trên con đường sự nghiệp. 

Xem thêm: Cách trả lời khéo léo câu hỏi: Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục