Bạn có phải là người sở hữu trí thông minh cảm xúc, kiểm tra EQ ngay hôm nay

EQ là từ viết tắt của Emotional Quotient, còn gọi là chỉ số trí tuệ cảm xúc. Chỉ số nay đánh giá mức độ phản ứng và khả năng sáng tạo tiềm tàng trong mỗi con người. Vậy trí tuệ cảm xúc là gì, kiểm tra EQ như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây với Nghề Nghiệp Việc Làm 24h.

Trí tuệ cảm xúc (EI) là gì?

EI là Emotional Intelligence, đề cập đến khả năng nhận thức, kiểm soát và đánh giá cảm xúc. Một số nhà nghiên cứu cho rằng EI có thể được rèn luyện, trong khi những người khác cho rằng điều này thuộc về bẩm sinh.

Khả năng thể hiện và kiểm soát cảm xúc là điều cần thiết, nhưng khả năng hiểu, diễn giải và phản ứng với cảm xúc của người khác cũng rất quan trọng. Hãy tưởng tượng thế giới mà bạn không thể hiểu được khi nào người khác cảm thấy buồn hoặc tức giận. Các nhà tâm lý học gọi khả năng này là trí tuệ cảm xúc, và một số chuyên gia thậm chí còn cho rằng EQ có thể quan trọng hơn cả IQ góp phần trong sự thành công của con người.

Xem thêm: Các bài kiểm tra IQ nổi tiếng, dân văn phòng có thể làm để test trí tuệ

kiểm tra eq
Kiểm tra EQ có cần thiết không?

Dấu hiệu của trí tuệ cảm xúc là gì?

Dưới đây là một số dấu hiệu chính của trí tuệ cảm xúc, bao gồm:

  • Khả năng xác định và mô tả những gì mọi người đang cảm thấy
  • Nhận thức về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân
  • Sự tự tin và chấp nhận bản thân
  • Khả năng từ bỏ sai lầm
  • Khả năng đón nhận và linh hoạt với sự thay đổi
  • Cảm giác tò mò mạnh mẽ, đặc biệt là về những người khác
  • Cảm giác đồng cảm và quan tâm đến người khác
  • Thể hiện sự nhạy cảm với cảm xúc của người khác
  • Nhận trách nhiệm về sai sót của bản thân
  • Khả năng quản lý cảm xúc trong những tình huống khó khăn
kiểm tra eq
Kiểm tra EQ sẽ giúp biết được chỉ số EQ 

Cách kiểm tra EQ

Hiện nay có một số đánh giá khác nhau để đo lường EQ. Các bài kiểm tra EQ được chia làm 2 loại: bài tự test EQ và bài kiểm tra khả năng.

Các bài tự test EQ là phổ biến nhất vì chúng dễ thực hiện và cho ra điểm số nhanh chóng. Trong các bài kiểm tra EQ, người thực hiện trả lời các câu hỏi bằng cách đánh giá hành vi của họ. Ví dụ: đối với câu “Tôi thường cảm thấy rằng tôi hiểu được người khác đang cảm thấy như thế nào”. Người thực hiện sẽ mô tả câu này là không đồng ý, khá đồng ý, đồng ý hoặc rất đồng ý. Bạn có thể tự test EQ của bản thân tại đây.

Mặt khác, các bài kiểm tra khả năng liên quan đến việc mọi người phản ứng với các tình huống và sau đó đánh giá kỹ năng mềm của họ. Những bài kiểm tra như vậy thường được đánh giá bởi bên thứ ba.

4 cấp độ của trí tuệ cảm xúc

Nhận thức cảm xúc

Bước đầu tiên để hiểu cảm xúc là nhận thức chính xác chúng là gì. Trong nhiều trường hợp, điều này có thể liên quan đến việc hiểu các tín hiệu phi ngôn ngữ như ngôn ngữ cơ thể, nét mặt…

Lý luận bằng cảm xúc

Bước tiếp theo liên quan đến việc sử dụng cảm xúc để thúc đẩy hoạt động tư duy và nhận thức. Cảm xúc giúp ưu tiên những gì chúng ta chú ý và phản ứng. Thông thường, con người phản ứng một cách cảm tính với điều thu hút sự chú ý của họ.

kiểm tra eq
Con người phản ứng một cách cảm tính với điều thu hút sự chú ý 

Hiểu về cảm xúc

Những cảm xúc mà chúng ta nhận thức có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Nếu ai đó đang bộc lộ sự tức giận, người quan sát phải giải thích nguyên nhân gây ra sự tức giận và ý nghĩa của nó. Ví dụ: khi sếp của bạn tỏ ra tức giận, điều đó có nghĩa là họ không hài lòng với công việc của các thành viên, hoặc do trên đường đi làm đã gặp vấn đề với chiếc xe…

Quản lý cảm xúc

Khả năng quản lý cảm xúc hiệu quả là một phần quan trọng của EQ. Đây cũng là mức độ cao nhất. Điều tiết cảm xúc và phản ứng thích hợp cũng như đáp lại cảm xúc của người khác là tất cả các khía cạnh quan trọng của quản lý cảm xúc. 

4 cấp độ này được sắp xếp theo mức độ phức tạp của quy trình nhận thức và thể hiện cảm xúc. Ví dụ, các cấp độ thấp liên quan đến nhận thức và thể hiện, trong khi cấp độ cao hơn đòi hỏi sự tham gia có ý thức nhiều hơn và liên quan đến việc điều chỉnh cảm xúc.

kiểm tra eq
Kiểm tra EQ để hiểu được trí tuệ cảm xúc của bản thân

Lợi ích của trí tuệ cảm xúc 

Trong những năm gần đây, mức độ quan tâm đến việc dạy, học trí tuệ cảm xúc có xu hướng tăng. Nhiều tổ chức giáo dục đã áp dụng EI trong chương trình giảng dạy. Có thể thấy EI đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày như thế nào. Trí tuệ cảm xúc là điều cần thiết để con người giao tiếp với nhau. Hiểu được cảm xúc là chìa khóa cho các mối quan hệ, cải thiện sức khỏe và tăng khả năng giao tiếp.

Dưới đây là một số lợi ích dễ nhìn thấy nhất khi sở hữu trí tuệ cảm xúc:

Suy nghĩ trước khi phản ứng

Những người có EQ cao biết rằng cảm xúc có thể rất mạnh mẽ nhưng cũng dễ xoa dịu. Khi một sự kiện có tác động mạnh xảy ra, ví dụ như tức giận với đồng nghiệp, thay vì bộc lộ sự tức giận ấy ngay lập tức thì họ sẽ dành một ít thời gian trước khi phản ứng. Điều này giúp họ xoa dịu cảm xúc và suy nghĩ lý trí hơn về các yếu tố dẫn đến cuộc tranh cãi. Và họ sẽ có phản ứng phù hợp với trường hợp ấy.

Nhận thức về bản thân tốt hơn

Khi có chỉ số EQ cao, con người không chỉ giỏi suy nghĩ về cảm giác của người khác mà còn rất giỏi trong việc hiểu được cảm xúc của chính mình. Khả năng tự nhận thức giúp mọi người xem xét nhiều yếu tố khác nhau tạo nên cảm xúc của bản thân.

Đồng cảm với người khác

Chỉ số EQ cao giúp chúng ta suy nghĩ và đồng cảm với cảm giác của người khác dễ hơn. Điều này thường liên quan đến việc cân nhắc xem bạn sẽ phản ứng như thế nào nếu ở tình huống tương tự. 

Những người có trí tuệ cảm xúc mạnh mẽ có thể xem xét quan điểm, kinh nghiệm và cảm xúc của người khác. Họ sẽ sử dụng thông tin này để giải thích tại sao mọi người lại cư xử như vậy. Từ đó giúp họ thấu hiểu và cải thiện các mối quan hệ của bản thân.

kiểm tra eq
Chỉ số EQ cao giúp chúng ta suy nghĩ và đồng cảm với cảm giác của người khác

Cách sử dụng trí tuệ cảm xúc

EI có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Một số cách để rèn luyện trí tuệ như:

  • Chấp nhận những lời chỉ trích và chịu trách nhiệm
  • Biết cách vượt qua nỗi dằn vặt về những lỗi lầm của bản thân
  • Tập nói không khi bạn cần
  • Có thể chia sẻ cảm xúc của bạn với người khác
  • Giải quyết vấn đề theo những cách phù hợp với mọi người
  • Có sự đồng cảm với người khác
  • Lắng nghe người khác
  • Hiểu lý do cho những việc bạn làm
  • Không phán xét người khác

Làm thế nào để cải thiện EI?

Nghe

Nếu muốn hiểu cảm xúc của người khác, điều đầu tiên là phải chú ý. Hãy dành thời gian để lắng nghe những gì mọi người đang cố gắng nói với bạn, cả bằng lời nói và các biểu hiện khác. Ngôn ngữ cơ thể mang rất nhiều ý nghĩa. Khi bạn cảm thấy mình hiểu được cảm xúc của người khác, hãy xem xét các yếu tố tạo nên điều ấy.

kiểm tra eq
Lắng nghe để tăng khả năng thấu hiểu

Đồng cảm

Tiếp thu cảm xúc là điều quan trọng, nhưng bạn cũng cần đặt mình vào vị trí của người khác để thực sự hiểu quan điểm của họ. Bắt đầu bằng việc tưởng tượng bạn sẽ cảm thấy như thế nào trong hoàn cảnh của họ. Những hoạt động như vậy sẽ giúp bạn xây dựng được nền tảng hiểu biết về cảm xúc trong tình huống cụ thể. 

Suy luận

Khả năng suy luận cảm xúc là một phần quan trọng của EI. Xem xét cảm xúc ảnh hưởng như thế nào đến quyết định và hành vi của bạn. Khi bạn đang suy nghĩ về cách người khác phản ứng, hãy đánh giá vai trò của cảm xúc đối với họ.

Tại sao họ lại cảm thấy như vậy? Có yếu tố nào tiềm ẩn đã góp phần tạo nên những cảm giác này không? Làm thế nào để cảm xúc của bạn khác với họ? Khi khám phá những câu hỏi như vậy, bạn có thể thấy rằng việc hiểu vai trò của cảm xúc đối với cách con người suy nghĩ và hành xử sẽ trở nên dễ dàng hơn.

kiểm tra eq
Khả năng suy luận cảm xúc là một phần quan trọng của EI

Trên đây là các thông tin về trí tuệ cảm xúc và bài kiểm tra EQ Việc Làm 24h gửi đến bạn đọc. Hy vọng các bạn sẽ có những thông tin giá trị về bản thân sau khi thực hiện bài kiểm tra EQ. Từ đó có những ý tưởng để rèn luyện và sử dụng trí tuệ cảm xúc tốt hơn. Đừng quên đón đọc những bài viết mới từ Việc Làm 24h nhé!

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục