Biên bản bàn giao tài sản là gì? Các mẫu biên bản bàn giao tài sản đúng chuẩn 

Biên bản bàn giao tài sản là văn bản pháp lý quan trọng được sử dụng phổ biến hiện nay. Bạn hiểu thế nào là biên bản bàn giao tài sản? Biên bản có phải là biên bản giao nhận tài sản? Trong bài viết này, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ hướng dẫn các bạn cách lập biên bản đúng luật và các mẫu biên bản bàn giao tài sản đúng chuẩn hiện nay như biên bản giao nhận tài sản cố định, công ty, tài sản nội bộ,… Cùng theo dõi nhé!

Biên bản bàn giao tài sản là gì?

biên bản bàn giao tài sản
Biên bản bàn giao là gì?

Biên bản bàn giao tài sản hay biên bản giao nhận tài sản là văn bản xác nhận sự chuyển giao tài sản giữa các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp này cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khác. 

Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay thì việc bàn giao thường không được lập bằng biên bản mà thường qua hình thức lời nói. Việc này khiến quá trình giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh liên quan đến bàn giao tài sản gặp nhiều khó khăn khi không thể xác minh tài sản thực tế mà các bên đã bàn giao.

Xem thêm: Biên bản bàn giao công việc là gì? Cách bàn giao công việc hiệu quả cho người mới

Mục đích lập biên bản giao nhận tài sản là gì?

biên bản bàn giao tài sản
Mục đích của biên bản giao nhận tài sản là gì?

Biên bản bàn giao tài sản xác nhận bên bàn giao đã chuyển quyền sở hữu tài sản sang cho bên nhận. Sau khi các bên bàn giao xong, bên nhận bàn giao sẽ có trách nhiệm pháp lý về việc sử dụng, lưu trữ, quản lý tài sản đó tùy theo mục đích đã được quy định trong biên bản.

Bên cạnh đó, do liên quan đến công tác quản lý tài sản nên biên bản cần được lưu trữ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia. Điều này nhằm giúp quá trình xác minh, xử lý tranh chấp diễn ra nhanh chóng, thuận tiện hơn khi phát sinh sai lệch sổ sách, chứng từ kế toán.

Các trường hợp cần sử dụng

Khi mà việc chuyển giao tài sản, hàng hoá, giấy tờ, công việc,… giữa các chủ thể diễn ra hàng ngày thì việc lập biên bản sẽ giúp tránh những rủi ro như thoái thác trách nhiệm sau khi giao nhận giữa các bên. Đây sẽ là chứng nhận các bên đã tiến hành bàn giao, sẽ được lập thành hai bản và mỗi bên giữ một bản để làm cơ sở pháp lý.

Biên bản bàn giao thường được lập trong các trường hợp sau:

  • Khi hoàn thành việc xây dựng, mua sắm, cung ứng, bán hàng, thanh lý tài sản.
  • Khi được người khác tặng, biếu, nhận góp vốn, thuê, viện trợ,… để đưa vào sử dụng, bảo quản, lưu trữ, quản lý tại đơn vị khác.
  • Khi người lao động nghỉ việc, chuyển công tác, tai nạn lao động, nghỉ thai sản, nghỉ ốm đau,… đều phải lập biên bản lại cho người kế nhiệm đảm nhận công việc của mình sau đó.
  • Khi thế chấp tài sản.
  • Khi bảo vệ tài sản của nhà nước, bệnh viện, trường học hoặc các đơn vị hành chính sự nghiệp,…

Xem thêm: 3 thói quen tốt giúp bạn thành công trong sự nghiệp, khởi động năm mới thuận lợi

Biên bản giao nhận tài sản có giá trị pháp lý như thế nào?

biên bản bàn giao tài sản
Giá trị pháp lý của biên bản giao nhận tài sản là gì?

Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, việc bàn giao phải được lập thành biên bản có đầy đủ chữ ký của các bên tham gia bao gồm bên bàn giao tài sản và bên nhận bàn giao. Khi có bất kỳ tranh chấp xảy ra, toà án sẽ bảo vệ quyền lợi của các bên dựa trên biên bản đã được lập.

Nếu không có biên bản, sẽ rất khó khăn để giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan đến việc chứng minh số lượng tài sản thực tế đã bàn giao. Chính vì vậy mà việc lập biên bản lại có ý nghĩa pháp lý quan trọng.

Biên bản giúp thông tin đầy đủ và chính xác về tài sản được bàn giao, đồng thời cả bên bàn giao tài sản và bên nhận bàn giao được quy định những ràng buộc trách nhiệm rõ ràng. Do đó, nếu có bất kỳ sai sót nào phát sinh thì sẽ dễ dàng biết được bên nào phải chịu trách nhiệm. 

Những nội dung nào cần có?

biên bản bàn giao tài sản
Những nội dung quan trọng trong biên bản giao nhận tài sản là gì?

Nội dung sẽ có những điểm khác nhau phụ thuộc vào hình thức và tài sản cần bàn giao. Thông thường, các mẫu sẽ gồm những nội dung chính sau đây:

  1. Quốc hiệu tiêu ngữ: Đặt giữa văn bản

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 

Độc lập – tự do – hạnh phúc

  1. Tên văn bản: được viết in hoa, nằm giữa văn bản
  2. Địa điểm và thời gian lập: Ghi rõ địa điểm và ngày tháng năm tiến hành bàn giao.

Ví dụ: TP HCM, ngày 01 tháng 01 năm 2023 

  1. Các bên tham gia: Ghi rõ thông tin bên giao và bên nhận bao gồm Họ và tên, chức danh, vị trí, bộ phận, phương thức liên lạc…
  2. Nội dung tài sản được bàn giao: Ghi đầy đủ tên tài sản, đơn vị, số lượng, tình trạng thực tế, giá trị tài sản hiện tại,… dựa theo các nguyên tắc đánh giá tài sản mà các bên thống nhất.
  3. Lời cam kết, đảm bảo: Ghi cụ thể trách nhiệm bắt buộc của các bên tham gia bàn giao.
  4. Chữ ký hoặc đóng dấu xác nhận (nếu có) của các bên tham gia. Đối với các văn bản bàn giao tài sản giá trị lớn, có thể cần đến chữ ký của người làm chứng quá trình bàn giao (bên thứ 3).

Một danh sách thống kê chi tiết các tài sản đang sử dụng, quản lý theo tên, đơn vị, số lượng, chủng loại, giá trị sử dụng và tình trạng thực tế của mỗi loại tài sản giúp bạn tiết kiệm thời gian. Đồng thời, các bạn có thể áp dụng phương pháp tính giá trị tài sản bàn giao theo sổ sách, chứng từ kế toán và tiến hành bàn giao tài sản theo thủ tục đã được quy định.

Các bạn cũng có thể liệt kê các khó khăn, thách thức có thể xảy ra trong quá trình quản lý tài sản để người nhận bàn giao đưa ra các phương án xử lý phù hợp.

Các mẫu biên bản bàn giao tài sản phổ biến hiện nay

biên bản bàn giao tài sản
Có những mẫu biên bản giao nhận tài sản nào phổ biến hiện nay?

Mẫu 1: Biên bản bàn giao nội bộ

TÊN CƠ QUAN: …… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: ……/BB Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN BÀN GIAO TÀI SẢN

Giữa ………….…………….. (bên giao) và ………………….………. (bên nhận)

Hôm nay ngày …. tháng … năm … tại …… đã tiến hành cuộc họp bàn giao tài sản giữa …………….. (bên giao) và ……………. (bên nhận) thực hiện theo …………………….…..của …………………..……….. ngày … tháng … năm …

I/ THÀNH PHẦN THAM DỰ:

  1. Bên giao:

– Ông/Bà: ………………………………… Chức vụ: ………………………………

– Ông/Bà: ………………………………… Chức vụ: ………………………………

– Ông/Bà: ………………………………… Chức vụ: ………………………………

  1. Bên nhận:

– Ông/Bà: ………………………………… Chức vụ: ………………………………

– Ông/Bà: ………………………………… Chức vụ: ………………………………

– Ông/Bà: ………………………………… Chức vụ: ………………………………

Chủ tọa: Ông/Bà …………………………………..…………………………………

Thư ký: Ông/Bà ………………..…………………..…………………………………

II/ NỘI DUNG BÀN GIAO:

Bên …………. đã thực hiện bàn giao tài sản cho bên ……… theo bản thống kê sau:

STT Tên tài sản Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú
1
2
….
Tổng cộng:

Tổng giá trị: Bằng số …………………………………………………………………

Bằng chữ ………………………………………………………………………………

Kể từ ngày … tháng … năm … số tài trên sẽ do bên ………… chịu trách nhiệm quản lý.

Biên bản này được lập thành 04 bản có giá trị như nhau, trong đó, bên giao giữ 02 bản và bên nhận giữ 02 bản.

CHỮ KÝ BÊN GIAO CHỮ KÝ BÊN NHẬN


Thư ký cuộc họp Chủ tọa cuộc họp

Mẫu 2: Biên bản bàn giao tài sản công ty

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—o0o—

BIÊN BẢN BÀN GIAO TÀI SẢN, CÔNG CỤ

Hôm nay, ngày …./…../…, tại………………………………………………. chúng tôi gồm:

Người bàn giao:…………………Bộ phận:………………….MSNV…………………………

Người nhận bàn giao:…………………Bộ phận:………………….MSNV…………………

Lý do bàn giao ………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

Cùng bàn giao tài sản và công cụ với nội dung như sau:

STT Mã tài sản, công cụ Tên tài sản, công cụ Đơn vị Số lượng Tình trạng
1
2
3
4
….
Tổng cộng

Người bàn giao cam đoan toàn bộ các tài sản và công cụ nêu trên đã được bàn giao đầy đủ. Biên bản này được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

Người bàn giao Người nhận bàn giao Quản lý

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu 3: Biên bản bàn giao tài sản cố định

TÊN CƠ QUAN: …… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: ……/BB Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN BÀN GIAO TÀI SẢN

Căn cứ Nghị định số ……ngày … tháng … năm … về………………………….

Căn cứ Quyết định số ………..ngày … tháng … năm … của ……….về việc …………………………………………………………………………………………..

Hôm nay, ngày … tháng … năm ….., tại ……., việc bàn giao và tiếp nhận tài sản được thực hiện như sau:

THÀNH PHẦN THAM GIA BÀN GIAO, TIẾP NHẬN

  1. Đại diện bên giao (Tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp bàn giao):

Ông/Bà: …………………………….…… Chức vụ:……………………………………

Ông/Bà: …………………………….…… Chức vụ:……………………………………

  1. Đại diện bên nhận (Tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp tiếp nhận):

Ông/Bà: …………………………….…… Chức vụ:……………………………………

Ông/Bà: …………………………….…… Chức vụ:……………………………………

  1. Đại diện bên chứng kiến (nếu có) (Tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp chứng kiến):

Ông/Bà: …………………………….…… Chức vụ:……………………………………

Ông/Bà: …………………………….…… Chức vụ:……………………………………

NỘI DUNG BÀN GIAO, TIẾP NHẬN

  1. Danh mục tài sản bàn giao, tiếp nhận:
STT Danh mục tài sản (cụ thể theo từng loại tài sản) Đơn vị tính Số lượng Nguyên giá (đồng) Giá trị còn lại (đồng) Giá trị đánh giá lại (đồng) Ghi chú
1 2 3 4 5 6 7 8
A Trụ sở làm việc
1 Địa chỉ 1
2 Địa chỉ 2
B Xe ô tô
1 Xe ô tô 1 (tên loại xe, biển số xe,…)
2 Xe ô tô 2 (tên loại xe, biển số xe,…)
….
C Máy móc và thiết bị
1 Máy móc và thiết bị 1
2 Máy móc và thiết bị 2
….
D Tài sản khác
Tổng cộng:
  1. Các hồ sơ liên quan đến quyền quản lý và sử dụng tài sản bàn giao:

…………………………………………………………………………………………………………….

  1. Trách nhiệm của các bên giao nhận:

a) Trách nhiệm của Bên giao:

…………………………………………………………………………………………………………….

b) Trách nhiệm của Bên nhận:

…………………………………………………………………………………………………………….

  1. Ý kiến của các bên tham gia bàn giao và tiếp nhận:

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

CHỮ KÝ BÊN GIAO CHỮ KÝ BÊN NHẬN


Thư ký cuộc họp Chủ tọa cuộc họp

Một số lưu ý khi lập biên bản giao nhận tài sản

biên bản bàn giao tài sản
Cần lưu ý gì khi lập biên bản giao nhận tài sản?

Biên bản bàn giao tài sản mang ý nghĩa pháp lý quan trọng, cho phép người lập và người nhận điều chỉnh vai trò lưu trữ, bảo quản những tài sản mới và theo dõi những tài sản còn lại dễ dàng. Do đó khi lập biên bản bàn giao tài sản, mọi người cần lưu ý một vài điều sau:

  • Nêu rõ địa điểm và thời gian tiến hành lập biên bản và bàn giao tài sản.
  • Ghi rõ thông tin cá nhân và thông tin liên lạc giữa các bên bàn giao tài sản đầy đủ, chính xác và rõ ràng. 
  • Ghi rõ trách nhiệm và cam kết giữa các bên tham gia.
  • Ghi đầy đủ, rõ ràng và chính xác những thông tin quan trọng của tài sản cần bàn giao như: Tên tài sản, chủng loại, số lượng, thông số nhận dạng, giá trị hiện tại, tình trạng thực tế,…
  • Có đầy đủ chữ ký hoặc con dấu xác nhận của các bên tham gia, trong một vài trường hợp cần thiết nên có cả chữ ký của người làm chứng (bên thứ ba)…

Kết luận

Hy vọng bài viết mà Việc Làm 24h chia sẻ này sẽ giúp các bạn nắm được những thông tin quan trọng về biên bản bàn giao tài sản và cách lập biên bản bàn giao tài sản chuẩn nhất hiện nay. Tùy vào mục đích sử dụng mà các bạn có thể tham khảo mẫu biên bản bàn giao tài sản phù hợp như biên bản giao nhận tài sản cố định, biên bản bàn giao tài sản công ty, biên bản bàn giao tài sản nội bộ,… Nếu các bạn quan tâm đến các văn bản hành chính khác thì đừng bỏ qua những bài viết mới nhất của Việc Làm 24h để cập nhật những công việc hấp dẫn cùng thông tin hữu ích này nhanh nhất nhé!

Xem thêm: 7 bí quyết cực hiệu quả giúp vượt qua những lo lắng khi bắt đầu công việc mới

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục