Brand Archetype là gì? Bí quyết thành công của các thương hiệu hàng đầu thế giới

Đã bao giờ bạn tự hỏi điều gì đứng sau sự thành công của các thương hiệu như khả năng thu hút sự chú ý của khách hàng và trở thành những biểu tượng trong lĩnh vực kinh doanh không? Đó là do các thương hiệu đã xây dựng thành công Brand Archetype – hình mẫu thương hiệu. Vậy Brand Archetype là gì? Bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ giúp các bạn hiểu rõ khái niệm Brand Archetype và tìm hiểu 12 Brand Archetype phổ biến!

Brand Archetype là gì?

Brand Archetype là hình mẫu cốt lõi của thương hiệu, biểu trưng về truyền thống, quan điểm, tính cách, thuộc tính và giá trị riêng của thương hiệu. Hình mẫu này giúp doanh nghiệp xác định và xây dựng nhận thức, tính nhất quán và định hướng cho thương hiệu.

Archetype (Hình mẫu) là thuật ngữ được nhà tâm lý học Carl Jung nêu ra để mô tả 12 khuôn mẫu cốt lõi đại diện cho khuynh hướng bẩm sinh, gây ảnh hưởng đến hành vi và tính cách của con người. Mỗi Archetype có các đặc điểm, giá trị, thái độ, hành vi riêng biệt và được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Vì sao cần áp dụng Brand Archetype cho thương hiệu?

Khi áp dụng Brand Archetype, thương hiệu sẽ xác định rõ những giá trị và tư tưởng cốt lõi. Brand Archetype giúp thương hiệu thiết lập câu chuyện thương hiệu và giá trị cốt lõi đồng nhất, từ đó giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ thương hiệu. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng tác động đến tâm trí và thiết lập sự gắn kết mật thiết với khách hàng. 

Áp dụng Brand Archetype là một bước quan trọng giúp doanh nghiệp nhận diện khách hàng mục tiêu và thu hút được sự quan tâm của họ. Đặc biệt, Brand Archetype giúp thương hiệu tạo nên hình ảnh khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, giúp thương hiệu nổi bật và định vị thương hiệu lâu dài.

Xem thêm: Bí quyết xây dựng thương hiệu cá nhân và những lưu ý dành cho người muốn tỏa sáng!

Điểm danh 12 Brand Archetype đưa thương hiệu lên một tầm cao mới

1. The Innocent – Người ngây thơ

brand archetype
12 Brand Archetype không thể bỏ qua – nhóm người ngây thơ.
  • Đặc điểm: Tập trung vào niềm vui, tươi sáng, hạnh phúc, trong sáng, ngây thơ, đáng yêu và lạc quan trong cuộc sống.
  • Ưu điểm: Thân thiện, gần gũi, dễ tiếp cận, dễ nhớ, khả năng tạo sự tín nhiệm và kết nối với khách hàng.
  • Nhược điểm: Quá thật thà, nghiêm túc và có phần nhàm chán.

Ví dụ: Coca Cola, Dove, McDonald’s, Disney,…

2. The Explorer – Nhà thám hiểm

  • Đặc điểm: Độc lập, tự do, tham vọng, cá tính, tập trung vào sự phiêu lưu, khám phá, sự đổi mới và sự đột phá.
  • Ưu điểm: Tạo động lực, khuyến khích khách hàng mạnh mẽ và cởi mở, đẩy mạnh sự tò mò và sáng tạo.
  • Nhược điểm: Thiếu sự ổn định, không phù hợp với định hướng phổ thông. 

Ví dụ: Jeep, Red Bull, The North Face,…

3. The Sage – Nhà hiền triết (Brand archetype nổi bật không thể bỏ qua)

  • Đặc điểm: Tập trung vào tri thức, trí tuệ, sự khôn ngoan, thông minh, thấu hiểu và muốn lan tỏa sự hiểu biết.
  • Ưu điểm: Tạo sự tín nhiệm và tôn trọng, có thể trở thành nhà tư vấn uy tín, đưa ra các giải pháp thông minh cho khách hàng.
  • Nhược điểm: Khó hiểu, bảo thủ, thiếu cảm xúc và khó tiếp cận với khách hàng trẻ.

Ví dụ: Google, TED, The New York Times,…

4. The Everyman – Người bình thường

  • Đặc điểm: Thân thiện, trung thành, thoải mái, đáng tin cậy, đơn giản, thực tế và muốn kết nối với mọi người.
  • Ưu điểm: Phù hợp với đa số khách hàng, dễ tiếp cận. 
  • Nhược điểm: Thiếu cá tính, sáng tạo và khác biệt, khó tạo nên những ấn tượng đặc biệt với khách hàng. 

Ví dụ: IKEA, Levi, Muji,…

5. The Lover – Tình nhân

brand archetype
Bạn đã hiểu rõ Brand Archetype là gì chưa?
  • Đặc điểm: Tập trung vào tình yêu, sự nồng nhiệt, thân mật, lãng mạn, gợi cảm và kết nối bằng cảm xúc.
  • Ưu điểm: Lan tỏa đam mê và cảm xúc, thường được sử dụng trong các lĩnh vực liên quan đến mỹ phẩm, thời trang và chăm sóc sức khỏe.
  • Nhược điểm: Có thể trở nên quá mức sến súa, mơ mộng và thiếu thực tế.

Ví dụ: Victoria’s Secret, Chanel, Haagen-Dazs,…

6. The Jester – Chú hề (Brand archetype độc đáo, mới mẻ)

  • Đặc điểm: Vui nhộn, hài hước, trò đùa tinh nghịch, mới mẻ, suy nghĩ khác biệt và sự khôi hài.
  • Ưu điểm: Tạo sự thoải mái và năng động, thường được sử dụng trong lĩnh vực giải trí và thực phẩm.
  • Nhược điểm: Có thể bị coi là phù phiếm và thiếu chuyên nghiệp trong một số lĩnh vực.

Ví dụ: Pepsi, M&M’s, Budweiser,…

7. The Hero – Người anh hùng

brand archetype
Brand Archetype giúp doanh nghiệp chạm đến trái tim khách hàng
  • Đặc điểm: Can đảm, mạnh mẽ, táo bạo, kiên trì, quyết tâm, hướng về lý tưởng lớn và khát vọng chiến thắng.
  • Ưu điểm: Tạo động lực, khuyến khích tập trung vào mục tiêu và đánh bại thử thách, thường được sử dụng trong lĩnh vực thể thao và công nghiệp.
  • Nhược điểm: Có thể trở nên quá mức kiêu ngạo và thiếu sự đồng cảm.

Ví dụ: Nike, Adidas, BMW,…

8. The Rebel – Kẻ nổi loạn

  • Đặc điểm: Thách thức mọi định kiến, cá tính, hoang dã, mạo hiểm, nổi loạn và mở đường cho sự thay đổi. 
  • Ưu điểm: Thể hiện tinh thần tự do và sự đột phá của thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh. 
  • Nhược điểm: Có thể bị gắn mác ảnh hưởng xấu.

Ví dụ: Diesel, Virgin, Harley Davidson,…

9. The Magician – Nhà ảo thuật

  • Đặc điểm: Năng động, thông minh, sự kỳ diệu, giàu trí tưởng tượng, sự thần bí.
  • Ưu điểm: Tạo sự tò mò và khao khát được biết thêm thông tin. 
  • Nhược điểm: Tương đối mạo hiểm.

Ví dụ: Apple, Disney, Wizard of Oz,…

10. The Caregiver – Người chăm sóc

brand archetype
Brand Archetype là gì không còn là câu hỏi khó với mọi người
  • Đặc điểm: Sự chăm sóc, quan tâm, nuôi dưỡng, hỗ trợ, vị tha và sự tận tâm.
  • Ưu điểm: Tạo sự tin tưởng và tình cảm với khách hàng, đảm bảo hỗ trợ khách hàng, thường được sử dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và tài chính.
  • Nhược điểm: Trở nên quá mức tận tâm và có thể bị lợi dụng.

Ví dụ: Johnson & Johnson, Pampers, UNICEF,,…

11. The Creator – Người khởi tạo

  • Đặc điểm: Đam mê sáng tạo và thử nghiệm những ý tưởng mới.
  • Ưu điểm: Tạo ấn tượng mạnh mẽ và độc đáo.
  • Nhược điểm: Có thể gây ra sự khó hiểu, mơ hồ và sai lầm, khó duy trì tính sáng tạo và tính mới mẻ trong thời gian dài.

Ví dụ: Lego, Youtube, Adobe,…

12. The Ruler – Người thống trị

  • Đặc điểm: Quyền lực, trách nhiệm, cầu tiến, muốn kiểm soát và cải thiện sự ổn định.
  • Ưu điểm: Tạo sự đáng tin cậy và tôn trọng với khách hàng, khuyến khích lãnh đạo và quản lý hiệu quả, thường được sử dụng trong lĩnh vực tài chính và bất động sản.
  • Nhược điểm: Có thể bị coi là quá kiểm soát và thiếu sự tương tác với khách hàng.

Ví dụ: Rolex, Mercedes-Benz, Microsoft,…

Xem thêm: 5S là gì? Triển khai quy tắc 5S: Giải pháp vàng của mọi doanh nghiệp thành công

Cần lưu ý gì khi xây dựng Brand Archetype

brand archetype
Không thể bỏ qua các lưu ý khi áp dụng Brand Archetype

Việc chọn lựa hình mẫu thương hiệu phù hợp với doanh nghiệp cũng cần phải dựa trên nghiên cứu và phân tích kỹ càng về đối tượng khách hàng mục tiêu, thị trường và đặc thù của ngành nghề.

  1. Hiểu thương hiệu sâu sắc: Đối tượng phục vụ của thương hiệu là ai? Vì sao thương hiệu có thể tồn tại? Động lực từ đâu?
  2. Hiểu rõ mong muốn của khách hàng: Thấu hiểu nhu cầu, mong muốn của khách hàng giúp doanh nghiệp xây dựng câu chuyện thương hiệu và đồng nhất với logo, tagline, slogan,…
  3. Truyền thông sản phẩm đi đôi với câu chuyện thương hiệu: Giúp doanh nghiệp mang những giá trị cảm xúc đến với khách hàng, nhờ đó khơi dậy những cảm xúc tự nhiên của họ.
  4. Thiết lập các kế hoạch truyền thông: Chạm đến trái tim khách hàng với các chiến dịch truyền thông truyền tải các giá trị cốt lõi của thương hiệu.

Hiểu rõ và áp dụng đúng hình mẫu Brand Archetype giúp cho các doanh nghiệp xác định được định hướng phát triển, thu hút được sự quan tâm của khách hàng và tạo dựng được mối liên kết vững chắc giữa thương hiệu và khách hàng. Nếu áp dụng không đúng cách, các hình mẫu thương hiệu có thể gây hiệu ứng ngược và ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp.

Kết luận

Để xây dựng thương hiệu vững mạnh trên thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ về Brand Archetype là gì cũng như tìm hiểu 12 hình mẫu thương hiệu nền tảng. Với những lợi ích vượt trội mà Brand Archetype mang lại, hy vọng bài viết trên của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về Brand Archetype. Đừng quên truy cập website Việc Làm 24h thường xuyên để không bỏ lỡ bất kì công việc phù hợp với mức lương hấp dẫn nhé!

Xem thêm: WIP là gì? Cách đo lường và ứng dụng WIP hiệu quả

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục