Brand Awareness là gì? 15 bí kíp tăng giúp tăng Brand Awareness nhanh chóng

Bạn đã từng nghe tới việc những người tự nhận bản thân họ là các tín đồ Apple, những fan của Nike… Vì sao khi nghĩ tới mua bột giặt, với nhiều người luôn là OMO, mua nước rửa chén, luôn là Sunlight. Đó chính là điều mà Brand Awareness có thể mang đến: biến thương hiệu trở thành lối sống và thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Vậy Brand Awareness là gì? Làm sao để tăng Brand Awareness? Mời bạn cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết. 

Brand Awareness là gì?

Brand Awareness nghĩa là mức độ nhận diện của một thương hiệu. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ mức độ quen thuộc, khả năng được ghi nhớ của thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng.

Đây cũng là đích đến mà mọi doanh nghiệp đều mong muốn khi triển khai các chiến dịch quảng bá thương hiệu tới khách hàng mục tiêu. Mức độ nhận diện cao thường là những thương hiệu xu hướng, phổ biến hoặc đáng chú ý. 

Phân loại Brand Awareness

Để hiểu kỹ hơn về Brand Awareness, bạn có thể xem 3 cách phân loại Brand Awareness phổ biến hiện nay.

Brand recognition

Đây là bước đầu tiên trong quá trình xây dựng nhận diện thương hiệu, đó là nhận biết thương hiệu. Giai đoạn này, khách hàng sẽ biết tới sự tồn tại của thương hiệu và có thể phân biệt với thương hiệu khác. Tuy nhiên, khách hàng có thể chưa có nhu cầu hoặc chưa sẵn sàng mua sản phẩm.

Ví dụ: khi mới ra mắt, người tiêu dùng sẽ biết Tide là một loại bột giặt khác bên cạnh OMO.

Brand recall 

Cụm từ này có nghĩa là gợi nhớ đến thương hiệu. Ví dụ, sau khi khách hàng biết được Tide cũng là một loại bột giặt có đặc tính tẩy trắng, mỗi lần nghĩ tới bột giặt, bên cạnh OMO, người tiêu dùng bắt đầu nghĩ tới Tide.

Thông qua các chiến dịch Brand Recall, thương hiệu xuất hiện nhiều hơn, và bắt dầu gắn với sản phẩm hoặc dịch vụ mỗi khi khách hàng liên tưởng, nghĩ về sản phẩm hoặc dịch vụ này. 

Xem thêm: 12 kỹ năng Brand Marketing quan trọng của người làm brand chuyên nghiệp

Top of mind

Khi nghĩ về sản phẩm hoặc dịch vụ, khách hàng thường sẽ lựa chọn sản phẩm hoặc thương hiệu xuất hiện trong tâm trí họ nhiều nhất. Đó là lý do các doanh nghiệp thực hiện các chiến dịch truyền thông tiếp thị liên tục, thường xuyên để trở thành vị trí Top of mind trong tâm trí khách hàng.

brand awareness
Sản phẩm lọt top of mind sẽ có khả năng được lựa chọn cao hơn khi mua hàng. 

Vì sao Brand Awareness quan trọng?

Như vậy hẳn bạn đã hiểu Brand Awareness là gì? Việc xây dựng Brand Awareness tốt sẽ giúp doanh nghiệp gây dựng tiếng vang, vượt trội hơn so với đối thủ.

Cụ thể, những giá trị Brand Awareness mang tới cho thương hiệu như sau:

Tăng niềm tin của người tiêu dùng

Một khi người tiêu dùng gắn bó với thương hiệu, khả năng cao họ sẽ lặp lại quá trình mua hàng, đồng thời giảm bớt sự cân nhắc trước khi mua, thậm chí giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ cho người thân, bạn bè. Đây cũng chính là cách giúp thương hiệu có được những khách hàng trung thành. 

brand awareness
Tăng Brand Awareness giúp thương hiệu tăng niềm tin với người tiêu dùng. 

Tăng giá trị thương hiệu (Brand Value)

Giá trị thương hiệu xác định bởi các trải nghiệm cùng nhận thức của khách hàng về thương hiệu của bạn. Trải nghiệm tích cực, nhận thức tích cực tương đương với việc giá trị của thương hiệu cũng tích cực hơn. Cụ thể, khi giá trị thương hiệu tăng lên:

  • Giá sản phẩm hoặc dịch vụ cao hơn do giá trị cảm nhận của khách hàng cao hơn 
  • Giá cổ phiếu của doanh nghiệp cao hơn 
  • Doanh nghiệp có khả năng mở rộng việc kinh doanh tốt hơn thông qua phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ 

Như vậy, xây dựng nhận diện thương hiệu tích cực, liên tục quảng bá các trải nghiệm của khách hàng tích cực là nền tảng tạo giúp doanh nghiệp nên giá trị thương hiệu. 

brand awareness
Tăng Brand Awareness cũng giúp doanh nghiệp gia tăng giá trị thương hiệu.

5 bước để xây dựng Brand Awareness hiệu quả

Để xây dựng Brand Awareness từ con số 0, sau đây là 5 bước cơ bản doanh nghiệp nào cũng có thể bắt đầu thực hiện.

Bước 1: Hiểu khách hàng mục tiêu

Để xây dựng Brand Awareness hiệu quả, bạn cần hiểu rõ đối tượng mục tiêu phù hợp mà thương hiệu và sản phẩm hướng tới. Đâu là giá trị họ quan tâm, đâu là điều khiến họ thấy thu hút, chú ý?

Việc hiểu đúng nhóm khách hàng mục tiêu sẽ giúp bạn điều chỉnh, lựa chọn được những thông điệp truyền thông phù hợp. 

Bước 2: Đặt plan và KPI phù hợp

Sau khi đã hiểu rõ đối tượng khách hàng mục tiêu, bạn cần lên kế hoạch về các kênh sẽ triển khai để tăng Brand Awareness là gì và có thể đánh giá sự tăng trưởng nhận diện thương hiệu của khách hàng qua các kênh này dựa theo chỉ số nào?

Điều này đồng nghĩa với việc thiết lập các chỉ số hiệu suất quan trọng nhằm đánh giá hiệu quả. Đó có thể là lượt truy cập trang web, lượt tương tác trên trang mạng xã hội, lượt tìm kiếm, xu hướng đề cập…

Bước 3: Triển khai các chiến dịch tăng trưởng Brand Awareness 

Sau khi đã hoạch định được kế hoạch triển khai và chỉ số đo lường, bước tiếp theo là bắt đầu triển khai các chiến dịch xây dựng nhận diện thương hiệu cho sản phẩm. 

Chiến dịch cần có mục đích rõ ràng: quảng bá diện rộng trên các kênh nào, chỉ số dự kiến mang về là bao nhiêu… 

Lưu ý rằng trong những chiến dịch nâng cao nhận thức thương hiệu, không nên đặt ra những mục tiêu khó hơn như tăng doanh số bán hàng hoặc tăng chuyển đổi về lượt đăng ký…

brand awareness
Các chiến dịch tăng trưởng Brand Awareness cần đặt mục tiêu rõ ràng và triển khai rộng trên đa kênh.

Bước 4: Theo dõi, tối ưu 

Trong quá trình triển khai, quảng bá, bạn cần liên tục đo lường ROI trên nhận thức thương hiệu cũng như các chỉ số quan trọng đã đặt ra từ đầu. Mọi chiến dịch tiếp thị đều cần phải được tối ưu hóa để mang về hiệu quả trên mức chi phí phù hợp.

Khác với các số liệu như doanh số bán hàng, lượng khách tiềm năng… việc theo dõi, tối ưu nhận thức của khách hàng về thương hiệu đôi khi sẽ khó để đo lường. Do đó bạn cần lựa chọn kỹ những chỉ số muốn theo dõi, đánh giá lại liên tục trong và sau thời gian thực hiện chiến dịch.

brand awareness
Cần theo dõi các chỉ số của chiến dịch, đo lường ROI để tối ưu chiến dịch cho hiệu quả. 

Làm sao để tăng Brand Awareness?

Bên cạnh các bước trên, sau đây là một số cách giúp doanh nghiệp có thể tăng Brand Awareness.

  • Tạo ra những câu chuyện thương hiệu hấp dẫn, đáng tin cậy.
  • Thực hiện các chiến dịch CSR gắn kết thương hiệu hơn tới cộng đồng.
  • Cho phép nhân viên trở thành những đại sứ thương hiệu tự nhiên, chân thực.
  • Hiểu khách hàng mục tiêu – mang lại đúng giá trị họ cần.
  • Tạo ra những chiến dịch nhận diện thương hiệu mạnh mẽ, đồng bộ trên các kênh Marketing, truyền thông, PR, mạng xã hội, đối tác…
  • Tận dụng hiệu quả các kênh podcast, mạng xã hội, newsletter…
  • Thường xuyên tương tác với các follower trên mạng xã hội, website… và đưa ra các chương trình khuyến khích họ giới thiệu.
  • Đăng nội dung đều đặn, định kỳ
  • Tiếp cận tới những người có ảnh hưởng (Influencers) trong ngách thị trường của bạn. 
  • Thực hiện các chiến dịch tăng nhận diện thương hiệu trên đa kênh.
  • Thường xuyên thu thập phản hồi của khách hàng.
  • Lặp lại những câu chuyện tích cực về doanh nghiệp, thương hiệu.
  • Tạo mối quan hệ thân thiết, hiệu quả với đối tác và các nhà đầu tư.
  • Cung cấp những dịch vụ miễn phí thu hút khách hàng.
  • Tài trợ các sự kiện hoặc tham gia hội chợ.
  • Sử dụng những content miễn phí nhưng hữu ích để đưa thương hiệu tới gần với khách hàng theo cách tự nhiên nhất. 
brand awareness
Có nhiều cách giúp doanh nghiệp tăng Brand Awareness. 

Cách đo lường độ nhận biết của thương hiệu

Làm sao để đánh giá các hoạt động gia tăng Brand Awareness bạn thực hiện có đang hiệu quả? Đó là thông qua việc đo lường mức độ nhận diện của thương hiệu.

Các chỉ số định lượng 

  • Direct traffic – lượng truy cập trực tiếp

Đây là lượng người truy cập trực tiếp vào website của thương hiệu trực tiếp, không thông qua các trang trung gian như quảng cáo, dẫn link… Bạn có thể theo dõi chỉ số này qua nhiều công cụ theo dõi website (Google Analytics, Alexa.com, Similarweb.com, Jetpack, Google Search Console, AWStats, Quantcast, StatCounter…) từ đó dễ dàng có được các thông tin về người truy cập: độ tuổi, khu vực, giới tính, thời gian lưu lại website, hành vi trên web (xem bài viết nào, quan tâm sản phẩm hoặc dịch vụ nào…)

brand awareness
Theo dõi các chỉ số website để biết được khách hàng có thường xuyên quan tâm tới thương hiệu hay không.
  • Site traffic numbers – lượng truy cập website

Đây là chỉ số tổng cho biết tổng lượng khách truy cập vào website của thương hiệu bao gồm cả truy cập trực tiếp hoặc truy cập từ các nguồn khác.

Chỉ số này giúp bạn đánh giá kênh truyền thông nào hiệu quả, từ đó điều chỉnh chiến lược để tăng chuyển đổi.

  • Social engagement – chỉ số tương tác trên mạng xã hội

Chỉ số trên được thể hiện qua lượt theo dõi, lượt like và lượt chia sẻ bài viết trên các kênh mạng xã hội. 

brand awareness
Các chỉ số tương tác của khách hàng với thương hiệu trên mạng xã hội cũng là một trong các thước đo.

Những thước đo định tính

  • Thứ hạng tìm kiếm Google: thứ hạng xuất hiện thương hiệu của bạn khi gõ các từ khóa liên quan tới sản phẩm hoặc dịch vụ càng cao chứng tỏ thương hiệu càng dễ xuất hiện trong tâm trí người tiêu dùng khi họ tìm kiếm
  • Social listening – lắng nghe phản hồi về thương hiệu trên mạng xã hội.Việc nắm bắt được cộng đồng đang nói như thế nào về doanh nghiệp sẽ giúp người làm thương hiệu có các phản ứng kịp thời và đưa ra chiến dịch truyền thông phù hợp.
  • Nhận thức về nhãn hiệu: thông tin này có được từ phản hồi (feedback) của khách hàng trực tiếp về sản phẩm hoặc dịch vụ.
brand awareness
Người làm thương hiệu cần thường xuyên thu thập, lắng nghe phản hồi của khách hàng. 

Lời kết

Trên đây, Việc Làm 24h đã giới thiệu tới bạn những thông tin về Brand Awareness. Bài viết hy vọng giúp bạn hiểu rõ hơn về Brand Awareness, từ đó ứng dụng vào công việc để đạt được hiệu quả tốt hơn trong các chiến dịch gia tăng nhận thức thương hiệu cho doanh nghiệp.

 Xem thêm: WIP là gì? Cách đo lường và ứng dụng WIP hiệu quả

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục