Trong thời đại Internet ngày càng phát triển, thương mại điện tử đã và đang thay đổi cách chúng ta mua sắm và kinh doanh. Không còn bị giới hạn bởi không gian và thời gian, người dùng trên toàn cầu đã có thể trao đổi hàng hóa và dịch vụ dễ dàng, nhanh chóng qua những nền tảng thương mại điện tử tiện lợi. Với sức ảnh hưởng khủng khiếp, thương mại điện tử lan rộng khắp toàn cầu và hứa hẹn bùng nổ mạnh mẽ trong tương lai. Được xem như một mô hình thương mại điện tử mang tính đột phá, C2C đã chinh phục người tiêu dùng bằng tính tiện lợi và tầm ảnh hưởng mạnh mẽ. Vậy C2C là gì? Đặc điểm của mô hình kinh doanh C2C là gì? Hãy cùng Việc Làm 24h khám phá ngay nhé!
C2C là gì?
C2C (Customer-to-Customer) là mô hình kinh doanh thương mại điện tử cho phép các cá nhân trực tiếp giao dịch và trao đổi hàng hóa, sản phẩm hoặc dịch vụ với nhau thông qua bên thứ ba là các nền tảng bán hàng trực tuyến hoặc các trang web đấu giá trung gian.
Các trang web làm trung gian cho giao dịch C2C thường cung cấp các dịch vụ hỗ trợ như hệ thống đánh giá và nhận xét từ người dùng trước đó, cung cấp các tùy chọn thanh toán an toàn, đảm bảo tính xác thực và đáng tin cậy của người dùng,…. Các mô hình C2C nổi bật hiện nay có thể kể đến Tiki, Shopee, Lazada, Sendo,…
Bên cạnh đó, các sàn thương mại điện tử có thể kết hợp với một bên cung cấp dịch vụ khác như MoMo, AirPay,… cho vấn đề thanh toán, Giao hàng tiết kiệm hoặc Giao hàng nhanh,… cho vấn đề vận chuyển. Nhờ vào sự tiện lợi và đáng tin cậy của các nền tảng này, mô hình C2C đã trở thành xu hướng phổ biến, tạo điều kiện cho các cá nhân tham gia kinh doanh và trao đổi hàng hóa linh hoạt.
Xem thêm: Cross Selling là gì? Tuyệt chiêu bán hàng khiến khách hàng rút hầu bao
Đặc điểm mô hình kinh doanh C2C là gì?
1. Cạnh tranh về mặt hàng kinh doanh
Mô hình C2C là mô hình kinh doanh cho phép các cá nhân đóng vai trò là người bán. Các cá nhân tham gia C2C không phải là doanh nghiệp sản xuất và thường sở hữu những sản phẩm độc đáo, đặc biệt mà không thể tìm thấy ở các cửa hàng truyền thống. Điều này tạo ra sự khan hiếm cho các sản phẩm của họ, làm cho những mặt hàng thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, do người bán trong C2C là cá nhân nên thường linh hoạt trong việc quyết định về giá cả và điều kiện giao dịch, do đó, người mua sẽ có nhiều lựa chọn đa dạng hơn. Điều này vừa giúp người mua tìm được sản phẩm phù hợp với nhu cầu và sở thích cá nhân vừa thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các cá nhân khác nhau.
2. Tỷ suất lợi nhuận của người bán cao hơn
Trong mô hình C2C, các cá nhân bán hàng trực tiếp cho nhau thông qua các nền tảng trực tuyến hoặc trang web mà không có sự tác động từ doanh nghiệp trung gian như các cửa hàng bán lẻ, nhà phân phối hay nhà sản xuất,… Do đó, tỷ suất lợi nhuận không bị giảm bởi các khoản chi phí trung gian.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng việc tỷ suất lợi nhuận cao hơn cũng đồng nghĩa với việc các cá nhân phải tự chịu trách nhiệm quản lý, đảm bảo chất lượng sản phẩm, và xây dựng lòng tin từ phía người mua. Mô hình C2C cũng đòi hỏi các người bán phải nắm vững thị trường và giá cả để đảm bảo cạnh tranh hiệu quả và thu hút được khách hàng.
3. Xây dựng dựa trên lòng tin giữa người mua và người bán
Trong mô hình C2C, không có sự can thiệp của bên thứ ba để kiểm tra, đánh giá và xác nhận chất lượng sản phẩm. Người mua phải dựa vào thông tin mô tả và đánh giá của người bán trên trang web hoặc nền tảng thương mại điện tử để đưa ra quyết định mua hàng. Ngoài ra, quá trình thanh toán cũng có thể gặp phải những vấn đề như việc trả tiền trước mà không nhận hàng hoặc việc nhận hàng không đúng theo đúng mô tả ban đầu.
Trong mô hình C2C, sự tin tưởng giữa người mua và người bán là yếu tố quan trọng nhất. Để đảm bảo môi trường giao dịch lành mạnh và đáng tin cậy, các nền tảng C2C thường cung cấp hệ thống đánh giá và nhận xét từ người dùng. Việc này giúp người mua có cái nhìn tổng quan về người bán và sản phẩm, cũng như ngược lại, giúp người bán xây dựng uy tín và lòng tin từ cộng đồng người tiêu dùng.
Xem thêm: Khám phá những công cụ livestream bán hàng chốt đơn thành công 100%
Những hoạt động chính của mô hình kinh doanh C2C là gì?
Đấu giá (Auction)
Cá nhân được quyền đăng sản phẩm cần đấu giá lên các nền tảng thương mại điện tử hoặc trang web đấu giá. Đồng thời thiết lập thời gian và mức giá khởi điểm (thường thấp hơn giá bán cố định), đây là giá mà người mua đầu tiên phải đưa ra nếu họ muốn tham gia đấu giá. Những người mua khác có thể cạnh tranh bằng cách đưa ra các mức giá cao hơn nhau. Người đưa ra giá cao nhất sau khi đấu giá kết thúc sẽ được trao quyền sở hữu sản phẩm đó.
Đấu giá trong mô hình C2C tạo ra sự cạnh tranh và cảm giác hứng thú trong quá trình mua sắm. Nó cũng mang lại lợi ích cho cả người mua và người bán, giúp người mua mua được sản phẩm với mức giá hấp dẫn và người bán có thể tận dụng mô hình này để tối ưu hóa giá trị của sản phẩm cung cấp. Một trong những trang đấu giá toàn cầu là eBay đã làm rất tốt điều này.
Giao dịch trao đổi (Bartering)
Đây là hình thức giao dịch mà trong đó hai bên tham gia trao đổi hàng hóa, sản phẩm hoặc dịch vụ mà không sử dụng tiền mặt. Thay vào đó, cá nhân thỏa thuận trao đổi sản phẩm của mình để đổi lấy những gì họ muốn nhận lại từ đối phương. Tất nhiên, các vật phẩm khi trao đổi phải có mức giá tương đương nhau.
Dịch vụ hỗ trợ (Support Services)
Do các giao dịch trong mô hình C2C thường xuyên diễn ra giữa những người xa lạ với nhau, có thể không đảm bảo uy tín và chất lượng. Vì vậy, các dịch vụ hỗ trợ ra đời nhằm giải quyết vấn đề này. Các hệ thống thanh toán trực tuyến như PayPal, ZaloPay, Momo, Aripay,… cung cấp các dịch vụ thanh toán an toàn và thuận tiện cho người mua và người bán. Bên cạnh đó, các dịch vụ vận chuyển và giao nhận hàng hóa như Viettel Post, Giao hàng nhanh, J&T Express,… cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ giao dịch C2C.
Một số trang web và ứng dụng mô hình C2C yêu cầu người dùng cung cấp thông tin xác thực như số điện thoại, địa chỉ email hoặc tài khoản mạng xã hội. Điều này giúp hạn chế nguy cơ lừa đảo và đảm bảo rằng các tài khoản và thông tin người dùng là chính xác.
Bán tài sản ảo (Virtual Asset Selling)
Mô hình C2C cũng cho phép cá nhân mua bán tài sản ảo, ví dụ như các vật phẩm, đồ trang trí, hoặc trang phục ảo trong các trò chơi trực tuyến. Người dùng có thể đem những tài sản ảo này để trao đổi và buôn bán với nhau.
Xem thêm: Bùng nổ doanh thu với 6 cách bán hàng online hiệu quả cho người mới bắt đầu
Tiềm năng phát triển của mô hình kinh doanh C2C là gì?
Số lượng sản phẩm được bán bởi người tiêu dùng tăng lên liên tục, trong khi chi phí sử dụng bên thứ ba ngày càng giảm là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường C2C. Mô hình kinh doanh C2C ngày càng thu hẹp khoảng cách giữa người mua và người bán, được dự đoán sẽ phát triển trong tương lai.
Nhu cầu mua sắm trực tuyến gia tăng: Xu hướng mua sắm trực tuyến đang ngày càng phổ biến và phát triển mạnh mẽ ở thời điểm hiện tại. Mô hình C2C tận dụng được lợi thế này và tạo ra một không gian mua sắm với hàng ngàn sản phẩm, thương hiệu độc đáo, đa dạng và đầy tiện ích.
Tích hợp công nghệ mới: Hiện nay, các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, blockchain, Internet of Things (IoT),… được tích hợp vào mô hình C2C để cải thiện trải nghiệm người dùng, xử lý thanh toán, quản lý chất lượng sản phẩm,… Bên cạnh đó, các nền tảng thương mại xã hội như Facebook Marketplace và Instagram Shopping cho phép người dùng mua sắm trực tiếp từ các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ.
Cơ hội kinh doanh cho cá nhân và doanh nghiệp nhỏ: Mô hình C2C cho phép các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ có cơ hội tiếp cận thị trường lớn và quảng bá sản phẩm.
Thúc đẩy thương mại xã hội: Mô hình C2C đóng góp vào việc xây dựng cộng đồng mua sắm và trao đổi hàng hóa trực tuyến. Sự tương tác giữa người mua và người bán thúc đẩy sự kết nối và giao lưu giữa các cá nhân có cùng sở thích, đam mê.
Mở rộng thị trường toàn cầu: Mô hình C2C không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý, cho phép người mua và người bán từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau tham gia, kiến tạo ra thị trường thương mại toàn cầu hoá.
Một số ví dụ về mô hình C2C là gì?
Sàn giao dịch trực tuyến: Các sàn giao dịch trực tuyến như Shopee, Tiki, Chotot, Lazada, Sendo,… là những ví dụ điển hình về mô hình C2C tại thị trường Việt Nam. Trên các sàn này, người dùng có thể đăng tin rao bán sản phẩm của mình hoặc mua sắm từ những người khác.
Các nhóm mua bán trên mạng xã hội: Các nhóm mua bán trên Facebook, Zalo, hay các diễn đàn trực tuyến cũng là ví dụ về mô hình C2C tại Việt Nam. Người dùng có thể tham gia nhóm và đăng các bài viết rao bán hàng hoặc tìm kiếm sản phẩm mà họ quan tâm.
Ứng dụng di động: Ngoài các sàn giao dịch trực tuyến, ứng dụng di động như GrabFood, BAEMIN, Be, Gojek,… cũng mang tính chất C2C. Người dùng có thể đặt món ăn từ các nhà hàng thông qua ứng dụng và nhận được dịch vụ giao hàng từ tài xế công nghệ.
Mua bán sản phẩm cũ: Các trang web và ứng dụng như Sendo, Shopee,… cũng cho phép người dùng mua bán sản phẩm đã qua sử dụng dễ dàng.
Các trang web đấu giá: Một số trang web đấu giá như ebay, Amazon Liquidation Auctions, Walmart,… cũng hoạt động theo mô hình C2C.
Kết luận
Hy vọng những thông tin hữu ích mà Nghề Nghiệp Việc Làm 24h chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm, đặc điểm và cơ chế hoạt động của mô hình kinh doanh C2C. Có thể nói, mô hình kinh doanh C2C là một sự đột phá đáng kinh ngạc trong lĩnh vực thương mại điện tử, thay đổi hoàn toàn cách mà chúng ta tiếp cận mua sắm và kinh doanh trực tuyến. Với tiềm năng phát triển không ngừng của công nghệ thông tin và sự lan tỏa mạnh mẽ của Internet, C2C đã mang đến những cuộc giao thương sôi động và đầy đa dạng trên khắp các châu lục và vùng lãnh thổ.
Xem thêm: Flex là gì? Làm sao thoát flexing đồng nghiệp hay khoe khoang?