Cách đối phó với những đồng nghiệp hay đùn đẩy công việc tại văn phòng

Một số đồng nghiệp thường “vượt rào” bằng cách chuyển hay đùn đẩy trách nhiệm hay đùn đẩy công việc. Họ sẵn sàng đổ lỗi cho người khác hoặc làm rất ít nhiệm vụ, thậm chí “đá việc” cho người khác. Theo Tạp chí Harvard Business Review, những người “cầu thủ đá việc” này có thể tạo ra một “văn hóa đổ lỗi” cho toàn bộ công ty. Có nhiều cách bạn có thể tự bảo vệ mình khỏi những đồng nghiệp thường xuyên đẩy việc này.

1. Xác định vấn đề

Trước tiên bạn cần xác định xem vấn đề bạn đang gặp phải với đồng nghiệp có nhỏ không. Bởi có thể đồng nghiệp đùn đẩy công việc, mà là đang quá tải với các vấn đề công việc hoặc gia đình. Và người đó không biết rằng họ đang giao quá nhiều nhiệm vụ cho bạn.

đùn đẩy công việc
Dành thời gian nói chuyện với đồng nghiệp về vấn đề giữa bạn và họ.

Dù là do lười biếng hay không, nếu họ liên tục đẩy việc cho bạn thì bạn hãy chủ động giải quyết vấn đề đó. Tất nhiên, không có gì hấp tấp, nhưng bước đầu tiên bạn cần làm là thừa nhận rằng có vấn đề. Sau đó, bước tiếp theo là dành thời gian để nói chuyện và nói cho người đó biết. Trong lúc nói chuyện, hãy khéo léo nhắc nhở đồng nghiệp về ranh giới của mình. Sau đó, điều đó phụ thuộc vào cách phản ứng của đồng nghiệp “lười biếng” này.

2. Quyết đoán hơn

Nếu đồng nghiệp lười biếng thường xuyên “đá việc” hay đùn đẩy công việc cho bạn, thì hãy dứt khoát nói “Không!”. Hoặc trong các trường hợp nhờ vả nhưng deadline công việc quá gấp gáp và khối lượng công việc quá nhiều, cũng hãy cương quyết từ chối. Bạn có thể giúp đỡ đồng nghiệp một hoặc hai lần vì là đồng nghiệp và cùng nhóm. Nhưng một khi nó trở thành thói quen, thì điều đó sẽ lặp lại liên tục. Và bạn sẽ trở thành nạn nhân của một “vấn đề nan giải”.

đùn đẩy công việc
Dứt khoát nói “Không” khi đồng nghiệp liên tục nhờ vả và đùn đẩy công việc.

Bạn cũng có thể khéo léo khước từ lời nhờ vả từ đồng nghiệp đẩy việc bằng cách đưa ra những lí do như: bạn đang có rất nhiều deadlines và nhiệm vụ cần giải quyết và bạn không có thời gian để giúp đỡ họ. Hoặc bạn cảm thấy bạn không đủ tự tin thực hiện công việc đó mà không có sai sót.

3. Đưa ra một số hướng dẫn

Trong một vài trường hợp, có thể đồng nghiệp của bạn thật sự cần sự giúp đỡ. Điều đó không đồng nghĩa với việc bạn sẽ chịu trách nhiệm thay họ, mà bạn có thể hướng dẫn họ cách quản lý nhiệm vụ và công việc một cách hiệu quả và năng suất hơn.

Bạn có thể đồng hành cùng họ để giải quyết các vấn đề phát sinh, nhưng tuyệt đối không ôm tất cả công việc vào mình. 

4. Nói chuyện với nhà quản lý

Nếu bạn đã nói chuyện và không có kết quả gì, trước khi làm điều gì đó như khiếu nại, hãy tìm tư vấn từ bên ngoài. Họ có thể là cố vấn, bạn bè, đồng nghiệp khác, để bạn có thể có được một số quan điểm về tình huống này. Bạn nên cố gắng giải quyết vấn đề với đồng nghiệp đùn đẩy công việc trước khi tìm đến nhà quản lý.

đùn đẩy công việc
Nói chuyện với nhà quản lý nếu bạn thấy tình hình không thể “cứu vãng”.

Sau đó nếu tình huống tệ hại này vẫn tiếp diễn, hãy nói chuyện với sếp của bạn. Việc này đặc biệt quan trọng bởi sự lười biếng của họ đang ảnh hưởng đến công việc kinh doanh và hiệu suất của cả nhóm. Đây không còn là vấn đề giữa các cá nhân nữa mà là vấn đề có thể gây nguy hiểm cho dự án hoặc công ty.

Xem thêm: Mâu thuẫn nội bộ – Quản lý nên giải quyết thế nào?

5. Luôn giữ thái độ tốt

Một đồng nghiệp đá việc có thể ảnh hưởng đến công việc của bạn cũng sẽ ảnh hưởng đến thái độ của bạn. Bạn có thể cảm thấy rằng nếu họ không làm bất kỳ công việc nào, thì bạn cũng sẽ không. Nhưng hành động “nổi loạn” nhỏ này sẽ chỉ khiến bạn bị sếp đánh giá tệ đi. Thay vào đó, hãy làm công việc của bạn, và cố gắng và bỏ qua sự lười biếng của người khác. 

Bên cạnh đó, bạn đừng “ngồi lê đôi mách” và phàn nàn quá nhiều về đồng nghiệp đùn đẩy công việc với đồng nghiệp khác. Vì những nhận xét tiêu cực của bạn có khả năng đến tai người đó và điều đó sẽ chỉ khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Nếu bạn trực tiếp nói chuyện với họ, bạn có thể kiểm soát tình hình tốt hơn, nhưng nếu họ nghe được những câu chuyện phiếm ở văn phòng thì họ sẽ bực bội và sẽ tiếp tục.

Xem thêm: Đau đầu vì xung đột chốn văn phòng: Đây là bí kíp giải quyết được lòng mọi người

Trên đây là những cách giúp bạn “cản phá” những trái bóng của “cầu thủ đá việc” tại văn phòng. Hãy xem xét tình hình thật kỹ để biết cách xử sự khéo léo, để tránh được tình trạng ôm việc vào người mà vẫn giữ được mối quan hệ tốt với đồng nghiệp. Thẳng thắn, chân thành và luôn giữ thái độ tốt sẽ giúp công việc của bạn suôn sẻ và được đánh giá cao hơn.

Đừng quên tìm kiếm cơ hội công việc mới khi có nhu cầu tại Việc Làm 24h nhé.

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục