Khủng hoảng kinh tế kéo dài khiến tình trạng cắt giảm nhân sự ở nhiều công ty vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại. Nhiều nhân viên đứng ngồi không yên trước nguy cơ bị sa thải và có không ít công ty bất ổn rơi vào tình trạng kinh doanh thua lỗ trầm trọng. Vậy đối với một người đi làm, nếu công ty rơi vào trạng thái thua lỗ và bất ổn thì chúng ta nên làm gì? Đừng lo lắng, bài viết của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ gợi ý giúp bạn.
Dấu hiệu cho thấy công ty bất ổn hay kinh doanh thua lỗ
Bất cứ công ty hay doanh nghiệp nào cũng đều trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, lúc kinh doanh cực thịnh, lúc thua lỗ hay bình ổn. Mặc dù phải dựa vào rất nhiều yếu tố mới có thể đánh giá được tình hình kinh doanh của một công ty, nhưng nếu công ty bạn đang làm có những dấu hiệu sau đây thì có lẽ bạn cần phải cân nhắc:
- Tạm ngừng tuyển dụng nhân sự trong một thời gian dài.
- Nhiều nhân viên giỏi bắt đầu rời đi.
- Việc sa thải và tái tổ chức diễn ra liên tục.
- Mọi người đều không vui vẻ, không khí làm việc căng thẳng.
- Không có ngân sách để làm bất cứ việc gì, hoặc liên tục cắt giảm chi phí hiện tại.
- Lợi ích và các chế độ của nhân viên bị giảm sút hoặc hạn chế.
- Không được tăng lương hoặc chậm tăng lương.
- Tiền lương không được thanh toán đúng hạn.
- Bạn bắt đầu rảnh rỗi, không có nhiều việc để làm như trước.
- Ngày càng ít khách hàng hoặc thay đổi khách hàng chiến lược.
- Công ty không đưa ra được mục tiêu hoặc kế hoạch kinh doanh dài hạn.
- Công ty sắp trải qua quá trình chuyển đổi thương hiệu, hoặc đổi chủ.
Xem thêm: 4 cách giúp bạn đánh giá văn hóa công ty mới ngay từ ngày đầu đi làm
Công ty bất ổn hay kinh doanh thua lỗ là một vấn đề khá nhạy cảm, vì nó có thể ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của chủ doanh nghiệp cũng như nhân viên. Do đó khi đi làm, nhân viên cần tinh tế và khéo léo đánh giá tình hình để không bị động trong mọi tình huống.
Nên làm gì khi công ty bất ổn?
Một thực tế cần phải chấp nhận là về phía nhân viên, chúng ta không thể làm gì có sức ảnh hưởng đến mức vực dậy được một công ty đang kinh doanh thua lỗ. Do đó chúng ta chỉ có thể chuẩn bị tốt cho bản thân để không bị rơi vào thế bị động dù cho tình huống xấu nhất xảy ra là bị sa thải (công ty phá sản).
Dưới đây là một số cách bạn có thể làm để giảm bớt tình trạng lo lắng hiện tại cũng như tìm kiếm các giải pháp cho tương lai:
Ngừng tham gia vào các cuộc tám chuyện nơi công sở
Các cuộc tám chuyện là không thể thiếu ở bất kỳ môi trường làm việc nào. Tuy nhiên trong trường hợp công ty bất ổn hoặc tình hình kinh doanh thua lỗ, việc tám chuyện là rất nhạy cảm và có thể mang lại nhiều ảnh hưởng xấu đến công việc của bạn. Do đó, việc bạn cần làm là ngừng tham gia bình luận ở các drama công sở để tiết kiệm thời gian, và tập lắng nghe nhiều hơn để có thể đánh giá tình hình xung quanh khách quan nhất.
Xem thêm: Drama công sở: Đừng biến chốn văn phòng trở thành thâm cung nội chiến!
Giữ tâm thế bình tĩnh
Trong tình trạng công ty bất ổn, chắc chắn không thể thiếu các lời đồn đại. Thậm chí bạn có thể sẽ nghe thấy rất nhiều lời đồn về việc bị sa thải hay không được trả lương chẳng hạn. Tuy nhiên chúng ta cần phải thật bình tĩnh, tỉnh táo nhìn nhận và đánh giá tình hình. Đừng để bản thân bị ám ảnh bởi những lời đồn mà thể hiện trạng thái bất ổn hoặc có những hành động không chuẩn mực tại nơi làm việc.
Xem thêm: Bẫy thu nhập trung bình là gì? Làm sao thoát khỏi bẫy giậm chân tại chỗ?
Luôn trau dồi kiến thức và kỹ năng của mình
Đây là việc bạn cần thực hiện thường xuyên, không chỉ lúc công ty bất ổn mới cần làm. Luôn cập nhật về nghề nghiệp để trau dồi kiến thức và học hỏi thêm nhiều kỹ năng mới là một trong những chiến lược tốt nhất để cải thiện khả năng được tuyển dụng của bạn. Điều này đòi hỏi bạn phải tiếp tục học tập để theo kịp các tiến bộ công nghệ và xu hướng thị trường.
Không ngừng xây dựng mạng lưới mối quan hệ
Việc thiết lập một mạng lưới liên hệ mạnh mẽ trong ngành sẽ cho phép bạn cập nhật thông tin tuyển dụng và tiếp cận với các cơ hội việc làm liên tục. Điều này sẽ càng hữu ích khi công ty bất ổn bởi vì bạn có thể nghe ngóng được nhiều tin tức cũng như có cơ hội tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia khi cần. Đây cũng là một trong những cách có thể giúp bạn bình ổn tâm trạng và giảm lo lắng trong tình hình căng thẳng hiện tại.
Vì vậy, hãy chăm chỉ tham gia vào các cuộc họp mặt trong ngành, đăng ký các tổ chức dành cho các chuyên gia và nỗ lực kết nối với các cá nhân trong lĩnh vực của bạn.
Xem thêm: Những nguyên tắc ngầm khi giao tiếp, kết bạn với đồng nghiệp nơi công sở
Đừng ngại nói thẳng
Một môi trường làm việc không ổn định chắc chắn sẽ khiến bạn gặp khó khăn. Do đó, khi bạn đủ khả năng để đánh giá được chính xác tình hình, bạn có thể chủ động đề nghị một cuộc nói chuyện với người giám sát để trao đổi về tình hình hiện tại cũng như triển vọng công việc trong tương lai. Có thể sếp của bạn cũng sẽ không có câu trả lời bởi vì họ cũng đang mù mờ như bạn, nhưng việc hỏi thăm tình hình sẽ giúp bạn trở nên chủ động hơn trong việc tìm kiếm thông tin về hướng đi tiếp theo của mình.
Tìm một công việc mới khi nhận thấy công ty bất ổn
Mặc dù nghe có vẻ hơi ích kỷ nhưng trong tình huống công ty bất ổn, bạn buộc phải tìm đường đi cho bản thân trước khi diễn biến xấu nhất xảy ra. Bạn nên tìm kiếm các công việc mới hoặc nghe ngóng thông tin tuyển dụng từ mạng lưới các mối quan hệ của bạn ngay từ bây giờ. Dù sao thì việc có kế hoạch dự phòng cho bản thân vẫn luôn là điều cần thiết, ít nhất nó giúp bạn loại bỏ được phần nào cảm giác bất ổn hiện tại.
Xem thêm: 6 bước giúp bạn tiết kiệm thời gian tìm việc nhanh chóng, hiệu quả
Tìm kiếm sự trợ giúp
Cuối cùng, đừng ngần ngại tìm kiếm sự trợ giúp nếu bạn thật sự cảm thấy bất ổn và mất phương hướng. Sẽ không dễ dàng gì để đối phó với tình trạng lo lắng bất an về công việc, do đó bạn có thể chia sẻ vấn đề với chuyên gia trong lĩnh vực của bạn, hoặc ít nhất là một người mà bạn tin tưởng để họ có thể đưa ra lời khuyên hữu ích.
Bên cạnh việc trấn an tinh thần và giải quyết những cảm xúc tiêu cực hiện tại, bạn còn có thể tận dụng các mối quan hệ đó để nhờ giới thiệu, kết nối một cơ hội nghề nghiệp mới.
Đối mặt với tình trạng công ty bất ổn hay kinh doanh thua lỗ chưa bao giờ là điều dễ dàng với cả chủ doanh nghiệp và người đi làm. Là nhân viên, điều quan trọng là bạn cần phải duy trì sự tích cực và chủ động để cải thiện khả năng được tuyển dụng của mình, mặc dù thực tế nó rất khó khăn và khiến bạn lo lắng.
Bạn vẫn phải chủ động trong việc có một kế hoạch dự phòng, luôn cập nhật kiến thức và kỹ năng, phát triển mạng lưới quan hệ của mình và tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết. Khủng hoảng kinh tế được dự đoán vẫn còn kéo dài, vì vậy chúc các bạn may mắn và luôn tìm thấy được hướng đi phù hợp!
Rất nhiều bài viết về nghề nghiệp, công việc, cuộc sống công sở đã và đang được cập nhật mỗi ngày tại Việc Làm 24h. Mời bạn đón xem nhé!
xem thêm: Làm việc nhanh hơn với những cách tính tổng trong Excel đơn giản