Dân văn phòng cần cẩn thận với 4 dấu hiệu của các bệnh tâm lý thường gặp

Dân văn phòng là lực lượng lao động xuất hiện khi nền kinh tế hội nhập và công nghệ phát triển. Điều này mang đến cơ hội lớn về nhiều mặt nhưng không thể ngó lơ những tiềm ẩn tiêu cực ở nơi làm việc. Một trong số chúng là các bệnh tâm lý – “căn bệnh của thời đại công nghệ”. Vậy chúng là gì, dấu hiệu và cách phòng chữa như thế nào? Hãy cùng Việc Làm 24h theo dõi ở bài viết dưới đây.

4 dấu hiệu của các bệnh tâm lý thường gặp

Trầm cảm

Đây là một trong những vấn đề liên quan đến sức khỏe phổ biến nhất ở dân hành chính – văn phòng. Những người mắc chứng trầm cảm thường cảm thấy không có mục đích, mệt mỏi, bồn chồn và tinh thần kiệt quệ.

Không có con số chính xác nào về số người mắc trầm cảm khi làm việc. Điều này xuất phát từ 2 nguyên nhân. Đầu tiên, nhân viên có xu hướng che giấu các triệu chứng do sợ bị mất việc. Thứ hai là không phải doanh nghiệp nào cũng cung cấp các phương án hỗ trợ điều trị sức khỏe tinh thần đầy đủ.

các bệnh tâm lý
Những người mắc chứng trầm cảm thường cảm thấy không có mục đích sống.

Lo lắng

Trầm cảm và rối loạn lo âu đều có chung rất nhiều triệu chứng, như: tinh thần mệt mỏi, cáu kỉnh, căng thẳng và thiếu tập trung. Ngoài ra, lo lắng quá mức cũng gây ra các biểu hiện như đau đầu, đau bụng, đau cổ và vai…

Mất tập trung

Đây là một trong những triệu chứng có trong hầu hết các bệnh tâm lý. Trầm cảm, lo lắng, rối loạn lưỡng cực đều dẫn đến tập trung kém, tâm trí phân tán mà không có dấu hiệu báo trước. Các chứng rối loạn này được đặc trưng bởi trí tưởng tượng hoạt động quá mức, không có khả năng tập trung và bồn chồn. Chính sự mất tập trung này dẫn đến các sai sót, ra quyết định kém, năng suất làm việc thấp.

Thay đổi hành vi

Những thay đổi trong hành vi có thể là dấu hiệu sớm nhất cho thấy sức khỏe tâm thần đang gặp vấn đề. Áp lực công việc có thể khiến một người nảy sinh thái độ lo lắng hoặc giảm tính kiên nhẫn, hay cảm thấy cáu kỉnh và gây gổ với đồng nghiệp không cần thiết.

Sự thay đổi hành vi thường gặp nhiều nhất ở những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực. Ở trạng thái hưng cảm, họ có thể làm việc với năng suất “phi thường”, sáng tạo cao, có những ý tưởng tuyệt vời. Ngược lại, khi ở trạng thái chán nản, năng suất giảm mạnh, năng lượng cạn kiệt và các ý tưởng dần mất đi sự sáng tạo.

Những thay đổi trong hành vi có thể là dấu hiệu sớm nhất cho thấy sức khỏe tâm thần đang gặp vấn đề

Các triệu chứng thể chất

Khi mắc các bệnh tâm lý, các triệu chứng thể chất đôi khi có thể là dấu hiệu để nhận diện sớm nhất.

Đau cơ là biểu hiện của các bệnh tâm lý như: lo lắng và trầm cảm.

Đau cổ và đau vai là triệu chứng phổ biến của rối loạn lo âu. 

Các bệnh tâm lý thường gặp ở dân văn phòng

Stress trong công việc, mối quan hệ thường là những nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh tâm lý ở nơi làm việc. Có thể kể đến một số căn bệnh thường gặp như: rối loạn lưỡng cực, trầm cảm, rối loạn âu lo, rối loạn ám ảnh cưỡng chế. 

Rối loạn lưỡng cực là gì?

Rối loạn lưỡng cực hay còn được gọi là bệnh hưng cảm. Đây là một dạng rối loạn não gây ra những thay đổi bất thường trong tâm trạng, hành vi và khả năng thực hiện các hoạt động, công việc hàng ngày.

Dễ bị phân tán sự tập trung là một trong những triệu chứng của rối loạn lưỡng cực

Dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn lưỡng cực 

  • Thay đổi tâm trạng
  • Cực kì khó chịu
  • Một thời gian có cảm giác “sung sướng”, quá vui hoặc phấn chấn
  • Thay đổi hành vi
  • Tốc độ nói rất nhanh, những ý tưởng thay đổi liên tục
  • Dễ bị phân tán sự tập trung
  • Khả năng đảm nhận nhiều công việc hơn, gia tăng các hoạt hơn bình thường
  • Bồn chồn quá mức
  • Ít ngủ, không mệt
  • Hành vi bốc đồng, xu hướng tham gia các hoạt động có nguy cơ cao

Xem thêm: Rối loạn lưỡng cực là gì? Bí kíp giúp dân công sở vượt qua bệnh tâm lý này

Trầm cảm là gì?

Đây là chứng rối loạn cảm xúc, khiến người mắc trầm cảm luôn cảm thấy tiêu cực, buồn bã, không có hứng thú. Nếu trầm cảm kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, suy nghĩ và hành động của người mắc chứng này.

các bệnh tâm lý
Người mắc trầm cảm luôn cảm thấy tiêu cực, buồn bã, không có hứng thú

Các triệu chứng và dấu hiệu của trầm cảm

  • Thay đổi tâm trạng
  • Cảm thấy buồn bã, tuyệt vọng trong thời gian dài
  • Không còn hứng thú với những hoạt động đã từng đam mê, yêu thích
  • Thay đổi hành vi
  • Cảm thấy chán nản và mọi thứ như chậm lại
  • Khó tập trung, khó ghi nhớ 
  • Gặp vấn đề khi đưa ra quyết định
  • Trở nên cáu kỉnh
  • Thay đổi thói quen về giấc ngủ, ăn uống, sinh hoạt khác
  • Có suy nghĩ, ý định về cái chết, tự tử

Xem thêm: Bóng ma trầm cảm gây hoảng sợ cho dân văn phòng: Làm sao để vượt qua?

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì?

Tên viết tắt của rối loạn ám ảnh cưỡng chế là OCD – Obsessive Compulsive Disorder. Đây là tình trạng sức khỏe tâm thần liên quan đến sự ám ảnh, cưỡng chế hoặc cả 2.

các bệnh tâm lý
OCD là Obsessive Compulsive Disorder, chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Triệu chứng và dấu hiệu của OCD

  • Dấu hiệu về sự ám ảnh
  • Những người mắc chứng OCD thường có những suy nghĩ, lo lắng bao gồm:
  • Lo lắng về bụi bẩn, bệnh tật, virus…
  • Lo sợ sẽ làm hại bản thân hoặc người khác bằng lời nói xúc phạm, thô tục…
  • Luôn luôn muốn mọi thứ ngăn nắp, trật tự và được sắp xếp theo quy luật
  • Cảm giác có âm thanh, hình ảnh luôn xuất hiện trong đầu
  • Cảm thấy rất khó chịu, bứt rứt khi không gian bừa bộn hoặc một ai đó để đồ đạc không đúng ý
  • Dấu hiệu về cưỡng chế
  • Thường xuyên rửa tay, cơ thể hoặc đồ vật
  • Sắp xếp mọi thứ theo trật tự, quy luật
  • Chạm vào đồ vật với số lần nhất định
  • Mua hoặc sưu tầm những vật dụng, đồ đạc giống nhau
  • Đề phòng, chú ý tới người lạ vì sợ họ sẽ làm hại đến bản thân hoặc mọi người xung quanh

Xem thêm: Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì? Biểu hiện và cách chữa của bệnh tâm lý này

Rối loạn lo âu là gì?

Lo lắng là trạng thái tự nhiên của con người khi gặp những tình huống căng thẳng. Tuy nhiên khi không thể kiểm soát được sự lo âu và cơ thể thường phải chịu các triệu chứng khó chịu kèm theo thì đây là chứng rối loạn lo âu. 

các bệnh tâm lý
Rối loạn âu lo khiến người mắc chứng bệnh này không thể kiểm soát sự lo lắng

Triệu chứng và dấu hiệu của rối loạn lo âu

Triệu chứng chính của chứng rối loạn lo âu là sợ hãi, lo lắng quá mức và không thể kiểm soát. Một số dấu hiệu thường gặp như:

  • Hoảng loạn, sợ hãi, cảm thấy không an toàn
  • Khó ngủ, lo lắng trong khi ngủ
  • Khó giữ bình tĩnh khi gặp những tình huống căng thẳng hay vấn đề
  • Triệu chứng của cơ thể: có biểu hiện lạnh, đồ mồ hôi, khó thở hoặc thở nhanh hơn bình thường, tim đập nhanh, khô miệng, buồn nôn, chóng mặt…
  • Suy nghĩ ám ảnh về một vấn đề
  • Có những hành vi lặp lại nhiều lần như: rửa tay, kiểm tra khóa cửa…

Xem thêm: Rối loạn lo âu là gì? Dân văn phòng cần làm gì khi bị lo âu quá mức?

Chữa các bệnh tâm lý bằng cách nào?

Đối với các bệnh tâm lý, việc chữa trị thường bắt đầu từ việc tư vấn với bác sĩ tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần. Tùy vào mức độ và triệu chứng bác sĩ sẽ có liệu pháp chữa trị phù hợp. Một số chứng bệnh như OCD thì có thể sẽ điều trị bằng thuốc. 

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì vậy chăm sóc sức khỏe tinh thần tại nơi làm việc là giải pháp cần thiết và hữu hiệu để dân văn phòng tránh được các bệnh tâm lý. Hơn thế nữa, còn giúp tạo dựng cuộc sống lành mạnh và đối mặt với những vấn đề tốt hơn.

Làm thế nào để cải thiện sức khỏe tinh thần?

Luôn lạc quan, tích cực

các bệnh tâm lý

Hãy thử những cách này để luôn giữ sự tích cực trong mọi tình huống:

  • Tìm kiếm sự cân bằng giữa cảm xúc tiêu cực và tích cực. Lạc quan không có nghĩa là không cảm thấy tiêu cực, như buồn bã hay tức giận. Bạn cần cảm nhận chúng để vượt qua những tình huống khó khăn. Những cảm xúc này có thể giúp bạn nhận ra và giải quyết vấn đề nhưng đừng để chúng lấn át. Ví dụ, sẽ không có lợi ích gì khi bạn cứ mãi nghĩ về những điều đã xảy ra trong quá khứ hoặc lo lắng quá mức về tương lai.
  • Giảm và ngừng tiếp xúc với những thông tin tiêu cực, đặc biệt là mạng xã hội. Sử dụng mạng xã hội để kết nối nhưng đừng sa vào những tin đồn, drama, tranh luận hoặc so sánh tiêu cực.

Xem thêm: Giữa áp lực cuộc sống bủa vây, làm thế nào để luôn lạc quan và vui vẻ?

Chăm sóc sức khỏe thể chất

Sức khỏe thể chất và tinh thần kết nối chặt chẽ với nhau. Một số hoạt động giúp tăng cường sức khỏe vật lý như: tập thể dục, ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc…

các bệnh tâm lý
Tập thể dục để có sự khỏe mạnh về thể chất

Xem thêm: Thực đơn giảm cân nhanh gọn, dễ chuẩn bị dành cho dân văn phòng

Kết nối với người khác

Con người cần những mối quan hệ bền vững và lành mạnh để bảo vệ khỏi các tác hại của căng thẳng. Bên cạnh việc kết nối với gia đình, bạn bè, bạn có thể tìm cách tham gia với cộng đồng. Ví dụ: làm tình nguyện viên cho một tổ chức địa phương hoặc tham gia nhóm cùng sở thích…

các bệnh tâm lý
Kết nối với cộng đồng giúp bảo vệ con người khỏi các tác hại của căng thẳng

Xem thêm: Bỏ túi 8 kỹ năng làm việc nhóm cần phải biết để làm việc hiệu quả

Thiền

Đây là một phương pháp thực hành tâm trí và cơ thể. Qua đó, bạn có thể học cách tập trung sự chú ý và nhận thức của bản thân. Có nhiều phương pháp thiền khác nhau như thiền động, thiền Vipassana… Bạn có thể chọn và thực hành thiền theo cách phù hợp với bản thân.

các bệnh tâm lý
Thiền một phương pháp thực hành tâm trí và cơ thể

Với những thông tin này, hy vọng bạn đọc sẽ có những giải pháp giúp cải thiện sức khỏe tinh thần tại công sở. Từ đó xây dựng cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc và luôn tràn đầy năng lượng mỗi ngày. Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h khám phá những điều mới mẻ và bổ ích xoay quanh đời sống dân văn phòng nhé!

Xem thêm: Đây là những bệnh văn phòng bạn đang chịu đựng và cách khắc phục hiệu quả

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục