Frenemy là ai: Truy tìm những “điệp viên 2 mang” chốn công sở

Frenemy tồn tại khắp xung quanh 4 góc văn phòng. Trước mặt thì cười đùa thân thiết, tay bắt mặt mừng chẳng thể rời xa. Quay mặt rời đi thì miệng bắt đầu buông lời đàm tiếu qua loa linh tinh. Những điệp viên 2 mang này đáng sợ ở chỗ khiến chúng ta dễ mất cảnh giác. Để rồi khi ta sơ suất, Frenemy sẽ quay lại “cắn gót” chúng ta ngay thời khắc mình không ngờ nhất.

Frenemy là ai? Cách nhận biết Frenemy chốn công sở như thế nào? Xử lý ra sao khi vô tình phát hiện đồng đội của mình là 1 điện viên 2 mang chính hiệu? Cùng Việc Làm 24h tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây!

1. Frenemy là ai?

Frenemy là ai? Khái niệm này không còn quá xa lạ với người làm văn phòng. Frenemy là một kiểu đồng nghiệp “độc hại”. Trước mặt bạn và chỗ đông người, họ giả vờ thân thiết để tạo thiện cảm. Tuy nhiên, phía sau lưng bạn thì lại là một câu chuyện khác.  Frenemy thực sự là một trong những kiểu người đồng nghiệp đáng sợ nhất của dân công sở. Kỹ năng diễn xuất không qua trường lớp của họ khiến chúng ta khó lòng nhận ra đâu là bạn, đâu là thù.

Frenemy, nhìn thân nhưng không phải vậy bạn ơi!!!!!!

Những toan tính của Frenemy có thể gây ra những vấn đề lớn cản trở công việc của bạn. Thậm chí, điều đó còn có thể ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của bạn. Tệ hơn, frenemy còn có thể phá hoại những mối quan hệ của từng cá nhân. 

Những điệp viên 2 mang thường sử dụng các chiến thuật thao túng để có được thiện cảm của đối phương. Để rồi, chính họ sẽ dùng những lời bạn đã nói để chống lại bạn vào thời điểm thích hợp.  Động cơ cho những hành vi này thường xuất phát từ sự ghen tị, tính cạnh tranh. Điều này có thể xuất phát từ cá tính mỗi người hoặc thậm chí từ chính “văn hoá công sở”. Có thể nói, “môi trường công sở độc hại” chính là lò đào tạo ra những frenemy “xuất chúng” (và nguy hiểm).

Xem thêm bài viết sau để hiểu thêm về những môi trường công sở độc hại: Đừng biến drama công sở trở thành một “nét văn hóa độc hại”

2. 5 kiểu Frenemy phổ biến chốn công sở

Người cũng có người này người kia. Frenemy cũng có frenemy this, frenemy that. Thông thường, sẽ có 5 kiểu điệp viên 2 mang phổ biến ở chốn công sở. Hành vi, thái độ của họ có thể phần nào khác nhau, nhưng động cơ và mục tiêu thì hoàn toàn như nhau. Đơn giản chỉ là: Hạ bệ những ai cản bước frenemy thực hiện những mục tiêu cá nhân trên lộ trình thăng tiến.

5 kiểu frenemy phổ biến ở công sở bao gồm:

2.1 Đối thủ “không đợi trời chung” (Rival Frenemy)

Dạng frenemy này thường xem bạn là đối thủ cạnh tranh trong công việc. Dạng này sẽ tận dụng những điểm yếu trong công việc của bạn để chống lại bạn. Rival frenemy thường sử dụng các chiến thuật thao túng tâm lý để tấn công. Một vài ví dụ kể đến bao gồm chỉ trích bạn giữa đám đông hoặc xem nhẹ thành công của người khác.

2.2 Loa phường công sở (Gossiping Frenemy)

Gossiping Frenemy đích thực là những loa phường công sở. Khả năng của họ là nói không thành có, hoá có thành không. Loại frenemy này luôn tìm cách khai thác mọi thông tin từ những người xung quanh. Từ cảm xúc trong công việc đến cuộc sống cá nhân của người khác. Tin gì cũng được, miễn người kia mở miệng nói để “có chuyện để bàn” là được.

Có nhiều dạng frenemy ở văn phòng và điểm chung của họ: Thích đâm chọt, nói xấu sau lưng người khác

Một kẻ buôn chuyện có thể có hoặc không có ý định xấu. Đôi khi, họ chỉ hay phán xét, tọc mạch, nhỏ nhen. Thậm chí, đơn giản là họ cảm thấy thú vị khi nói chuyện phiếm về mọi người. Trong một số trường hợp, họ là kiểu “cô gái xấu tính” – cố gắng bôi nhọ và phá hoại người khác bằng cách nói xấu hoặc chia sẻ bí mật của họ.

2.3 “Đối tác” chiến lược (Strategic Frenemy)

“Đối tác” chiến lược thường kết thân vì mục đích vụ lợi cá nhân. Tuy nhiên, họ hiếm khi cởi mở về động cơ của mình. Thay vào đó, strategic frenemy sẽ giả vờ cởi mở và mong muốn kết bạn tâm giao với người khác.

Strategic frenemy thường tiếp cận với những nhân sự cấp cao và kết thân cùng họ. Ở vị thế này, thông thường chúng ta đã bắt đầu có thành công nhất định, tài sản và danh tiếng. Mục đích có thể vì tiền bạc, danh tiếng, quyền lực hoặc bất cứ gía trị tương xứng gì mà người kia có thể trao đổi. Mối quan hệ sẽ kéo dài cho đến khi người còn lại hết “giá trị lợi dụng”.

2.4 Kẻ đâm lén (Backstabbing Frenemy)

Kẻ đâm lén là dạng đồng nghiệp mà bạn không cần kết thân và không nên kết thân. Sớm hay muộn, backstabbing frenemy cũng sẽ phản bội bạn. Có thể bằng cách nói ra bí mật sâu sắc nhất của bạn hoặc phá hoại thứ gì đó bạn yêu thích.

2.5 Vũ sư drama (Unstable Frenemy)

Vũ sư drama thực chất lại là dạng frenemy “đỡ gây tổn hại” nhiều nhất trong 5 dạng trên. Thực chất, họ không có ý định xấu hoặc xấu xa. Vấn đề lớn nhất ở những unstable frenemy nằm ở việc hay làm quá mọi chuyện. Nguyên nhân đến từ sự thiếu kiểm soát cảm xúc.

Những người này chỉ trở nên xấu tính hoặc tàn nhẫn khi họ buồn bã. Nguyên nhân đến từ việc họ khó điều chỉnh cảm xúc của bản thân. Điều này khiến họ dễ bị bộc phát. Thật không may, bạn bè thân thiết có thể trở thành mục tiêu hoặc “tấm thớt” để họ trút giận. Nhìn vào mặt tích cực, đó chỉ là sự thiếu kiểm soát nhất thời của con người. Vậy nên, chúng ta vẫn có thể duy trì mối quan hệ với những unstable frenemy.

3. Sinh tồn thế nào khi đồng nghiệp xung quanh toàn là frenemy?

Chúng ta đã đi qua khái niệm và cách nhận biết 5 dạng frenemy phổ biến chốn công sở. Tiếp theo, cùng tìm hiểu cách sinh tồn trong một môi trường đầy những “điệp viên 2 mang”.

3.1 Luôn lưu giữ lại mọi bằng chứng

Giải pháp đầu tiên và cơ bản nhất chính là làm gì làm cũng phải lưu lại mọi bằng chứng. Lưu mọi e-mail và các thông tin liên lạc bằng văn bản. Thậm chí, hãy ghi âm khi cần thiết. Bằng mọi cách, mọi cuộc trao đổi đều phải luôn có ghi chép lưu giữ tường tận nội dung.

3.2 Cẩn thận trước những sự “ghi công”

Một chiến thuật khác mà kẻ thù có thể sử dụng là ghi công cho ý tưởng của bạn. Hãy cẩn trọng. Viên kẹo ngọt có thể khiến bạn bị sâu răng. Lời khen ngợi cũng có thể trở thành cú “đá việc & trách nhiệm” cho bạn. Tình trạng này hoàn toàn không hiếm. Những “cầu thủ đá việc” luôn tận dụng mọi thời cơ để chối bỏ trách nhiệm về mình.

Hãy ghi lại tiến độ của bạn theo định kỳ và gửi email liệt kê đầu việc cụ thể. Đặc biệt, hãy ghi rõ công trạng, người chịu trách nhiệm của từng đầu việc. Điều này vừa giúp sự ghi nhận trở thành một nét văn hoá minh bạch, thay vì 1 cái cớ đùn đẩy trách nhiệm.

3.3 Hạn chế trao đổi riêng tư

Đừng bao giờ trao đổi công việc một cách riêng tư với frenemy.  Một chiến thuật phổ biến của frenemy là chối bỏ việc họ tiếp nhận thông tin bạn đã truyền đạt.

Sự minh bạch chính là mấu chốt để đương đầu với những frenemy chốn công sở

Thay vì nhận lỗi, họ buộc tội bạn chưa bao giờ cung cấp cho họ thông tin cần thiết. Để tránh điều này, hãy luôn làm rõ các cuộc trò chuyện quan trọng bằng văn bản. Giấy trắng mực đen thì có sự bon chen của miệng người.

3.4 Tự tin đi, ngại ngần gì!

Cây ngay không sợ chết đứng. Người ngay thẳng cớ sao phải sợ phường tiểu nhân. Hãy dạn dĩ và bước đi bằng sự tự tin chúng mình. Frenemy sẽ không tấn công bạn nếu như bạn không cho họ cơ hội thấy được sự bất ổn của mình. Hãy cởi mở trong giao tiếp và đảm bảo mọi cuộc trao đổi đều minh bạch. Quan trọng hơn hết, hãy cứ là chính mình khi người khác cho mình là “khác người” bởi qua lời nói của họ.

4. Tạm kết

Đã hiểu frenemy là ai, thì chúng ta đầu còn lý do gì để mà kết thân? Tuy nhiên, không phải lúc nào điều mình muốn. Chính vì thế, giải pháp duy nhất chỉ có thể đến từ khả năng thích nghi của mỗi người. Đừng xem frenemy là kẻ thù. Hãy xem họ là động lực để chính mình trở thành phiên bản tốt hơn và thăng tiến trong công việc.

Việc Làm 24h hi vọng bài viết trên đã giúp bạn biết thêm về Frenemy và cách để xử lý với những điệp viên 2 mang chốn công sở. Đừng quên tìm kiếm công việc mới với Việc Làm 24h nhé.

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục