KCS là gì? Làm sao để trở thành nhân viên KCS chuyên nghiệp?

Trong các doanh nghiệp sản xuất, KCS là vị trí vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo các sản phẩm có chất lượng tốt nhất khi đưa ra thị trường. Vậy KCS là gì? Nhiệm vụ của nhân viên KCS là làm gì? Họ đóng vai trò như thế nào trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp? Tiêu chuẩn để trở thành nhân viên KCS là gì? Cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu kỹ hơn về công việc KCS qua bài viết sau!

KCS là gì?

KCS là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Knowledge Centered Support – có nghĩa là quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm. Tương tự như nhân viên kiểm soát chất lượng sản phẩm (QC – Quality Control), nhân viên KCS đảm nhiệm việc kiểm tra chất lượng sản phẩm cũng như các yêu cầu về chất lượng và tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà máy.

KCS cũng là viết tắt của cụm từ: Kiểm tra (K) chất lượng (C ) sản phẩm (S).

kcs là gì
KCS hiểu đơn giản là kiểm tra chất lượng của sản phẩm.

Phòng KCS là gì?

Nhân viên KCS làm việc tại phòng KCS – phòng ban chuyên đảm nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm, chất lượng đầu vào của nguyên liệu, đầu ra của hàng hoá, đảm bảo mọi sản phẩm sản xuất ra tuân thủ đúng yêu cầu kỹ thuật, đáp ứng đúng yêu cầu của khách hàng. Số lượng nhân sự của phòng KCS nhiều hoặc ít tuỳ theo yêu cầu của từng doanh nghiệp.

Tại nhiều doanh nghiệp, phòng KCS được gọi với tên khác như phòng QC (Quality Control) hoặc QA (Quality Assurance) nhưng giống nhau về chức năng nhiệm vụ.

Bởi vậy, nhân viên KCS cần am hiểu rõ các quy chuẩn sản phẩm và luôn làm việc trên nguyên tắc cẩn trọng nhất. 

kcs là gì
Phòng KCS chuyên đảm nhiệm việc kiểm tra chất lượng sản phẩm từ đầu vào tới đầu ra. 

Bộ phận KCS gồm những ai?

Bên cạnh nhân viên KCS, bộ phận KCS trong công ty còn gồm các vị trí như: Trưởng bộ phận KCS; Phó phòng KCS; Chuyên gia KCS; Tổ trưởng KCS.

Nhân viên KCS có thể tăng tiến theo lộ trình sự nghiệp như sau:

  • Nhân viên KCS: trực tiếp thực hiện kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm theo quy trình.
  • Tổ trưởng KCS: quản lý và giám sát nhân viên KCS
  • Chuyên gia KCS: kiểm soát các bộ phận và kiểm tra chất chất lượng tổng thể của quy trình sản xuất.
  • Phó phòng KCS: Hỗ trợ công việc của trưởng phòng, đề xuất các phương án giúp tăng chất lượng sản xuất và cải thiện chất lượng cho sản phẩm.
  • Trưởng phòng KCS: Chịu trách nhiệm hoạch định, lên kế hoạch và duy trì việc kiểm soát, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
kcs là gì
Nhân viên KCS có thể thăng tiến lên tổ trưởng, chuyên gia, phó phòng và vị trí trưởng phòng. 

Vai trò của bộ phận KCS là gì?

Nhờ có các bước kiểm tra tại công đoạn KCS, doanh nghiệp phát hiện và cải thiện các lỗi sai, giảm thiểu tỷ lệ lỗi xuống mức thấp nhất, tiết kiệm chi phí và đưa các sản phẩm tốt nhất ra thị trường. Bởi vậy, KCS đóng vai trò quan trọng trong nhiều ngành nghề, cụ thể như:

  • Chế biến thực phẩm
  • Dệt may
  • Thời trang
  • Hoá chất
  • Dược phẩm
  • Xây dựng, thi công
  • Vật liệu xây dựng
  • Gia công cơ khí chính xác
  • Tự động hoá

Mức lương của nhân viên KCS trên thị trường hiện nay khoảng 7 triệu đồng. Ngoài ra, tại các doanh nghiệp lớn, mức lương bộ phận KCS có thể nhận được cao hơn. 

kcs là gì
KCS đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực sản xuất.

Nhiệm vụ của nhân viên KCS

Như vậy, hẳn bạn đã hiểu KCS là gì? Vậy nhiệm vụ cụ thể của một nhân viên KCS gồm những gì? Trên thực tế, mỗi lĩnh vực hoặc ngành nghề khác nhau, nhiệm vụ chi tiết của nhân viên KCS sẽ có khác biệt. Tuy nhiên, ngành nghề nào cũng đều bao gồm những nhiệm vụ chính sau:

  • Kiểm tra chất lượng nguyên liệu hoặc hàng hoá đầu vào

+ Kiểm soát chất lượng lô hàng nhập, phân loại nguyên liệu không đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất để làm việc lại với nhà cung cấp.

+ Theo dõi, ghi lại, lưu trữ số liệu, báo cáo thống kê chi tiết về từng lô hàng nhập gồm: nguồn gốc, giá cả, chất lượng…

kcs là gì
Kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào là một trong các nhiệm vụ của nhân viên KCS. 
  • Kiểm tra chất lượng của sản phẩm tại từng công đoạn sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm đã hoàn thiện

+ Theo dõi và kiểm tra tại từng công đoạn sản xuất để đảm bảo quy trình đúng theo tiêu chuẩn.

+ Chỉ dẫn công nhân điều chỉnh cho đúng theo tiêu chuẩn nếu phát hiện sai sót.

+ Theo dõi sát sao dây chuyền sản xuất, kiểm tra chất lượng thành phẩm, đáp ứng theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp.

+ Theo dõi, ghi chép đầy đủ, chi tiết số liệu kiểm tra.

+ Đề xuất phương án xử lý kịp thời khi phát hiện thành phẩm hoặc bán thành phẩm không đạt tiêu chuẩn.

+ Phối hợp cùng bộ phận liên quan giải quyết các sự cố hoặc các vấn đề phát sinh trong quá trình nhà máy vận hành sản xuất. 

Tại một số doanh nghiệp, quy trình kiểm tra chất lượng hàng hoá được thực hiện tự động bởi máy móc. Nhân viên KCS làm nhiệm vụ giám sát và theo dõi thiết bị, sản lượng và kiểm tra sản phẩm ngẫu nhiên xem có đáp ứng đúng các tiêu chuẩn đã thiết lập hay không. 

kcs là gì
Nhân viên KCS kiểm tra chất lượng sản phẩm ngay cả trong giữa công đoạn sản xuất. 
  • Một số công việc khác 

+ Quản lý, bảo quản trang thiết bị, dụng cụ sử dụng trong kiểm tra chất lượng sản phẩm, đảm bảo độ chính xác khi kiểm tra.

+ Trực tiếp giải quyết khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm. 

+ Tham gia các cuộc họp bộ phận KCS.

+ Hướng dẫn nghiệp vụ cho nhân viên KCS mới theo phân công.

+ Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công từ cấp trên liên quan đến việc đảm bảo chất lượng.

kcs là gì
Nhân viên KCS còn chịu trách nhiệm kiểm soát, quản lý và bảo quản các công cụ kiểm tra. 

Các tiêu chuẩn trở thành một nhân viên KCS là gì?

Để trở thành nhân viên KCS chuyên nghiệp, nhân sự cần có kỹ năng chuyên môn và trình độ chuyên môn đáp ứng theo yêu cầu. Cụ thể, một thế tiêu chí chung khi tuyển dụng nhân viên KCS như sau:

  • Trình độ trung cấp trở lên 
  • Có khả năng học hỏi nhanh, nắm rõ quy trình sản xuất của doanh nghiệp
  • Có thể khả năng làm việc độc lập
  • Tính chủ động, tự giác 
  • Có tinh thần trách nhiệm
  • Cẩn trọng trong công việc.
  • Thích học hỏi, cầu tiến.
  • Khả năng tập trung tốt,
  • Trung thực và linh hoạt.
  • Sức khoẻ tốt
  • Chịu được áp lực với công việc đòi hỏi sự tập trung cường độ cao
kcs là gì
Nhân viên KCS cần chịu được áp lực của công việc đòi hỏi sự tập trung cường độ cao. 

Ngoài ra, để thăng tiến trên con đường sự nghiệp, nhân viên KCS còn cần bổ sung các kiến thức và kỹ năng sau:

  • Kiến thức chuyên môn về quản trị chất lượng, quản lý sản xuất
  • Am hiểu về ngành hàng và quy trình sản xuất của doanh nghiệp
  • Kỹ năng sử dụng máy móc, làm việc với phần mềm 
  • Kỹ năng đọc hiểu tài liệu kỹ thuật và lập báo cáo
  • Có kinh nghiệm trong ngành hàng và lĩnh vực sản xuất nhất định là một lợi thế
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề nhanh và khéo léo giúp hạn chế tổn thất do lỗi trong quá trình sản xuất
  • Kỹ năng giao tiếp tốt để giao tiếp với khách hàng và đội ngũ sản xuất
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Tư duy phản biện để đánh giá đúng hệ thống và quy trình.
  • Kỹ năng ngoại ngữ

Kết luận

Qua bài viết trên của Việc Làm 24h, hi vọng bạn đã hiểu hơn về KCS là gì cũng như công việc của một nhân viên KCS. Nếu bạn đang có mong muốn trở thành một nhân viên KCS, bài viết mong rằng giúp bạn có thêm thông tin để chuẩn bị tốt hơn về kiến thức cũng như kỹ năng để chinh phục thành công công việc mơ ước. Đừng quên thường xuyên theo dõi Việc Làm 24h để bổ sung kiến thức cũng như nắm bắt nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn ở vị trí KCS.

Xem thêm: Top 10 những công việc lương cao và hot nhất Việt Nam năm nay

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục