12 kỹ năng Brand Marketing quan trọng của người làm brand chuyên nghiệp

Trong các doanh nghiệp hiện nay, Brand Marketing là bộ phận quan trọng có nhiệm vụ làm cho khách hàng nhớ, tin tưởng và yêu quý với thương hiệu. Muốn vậy, một người làm thương hiệu cần trang bị cho mình những kỹ năng nào? Cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu kỹ hơn về 12 kỹ năng Brand Marketing quan trong cần có ở người làm thương hiệu qua bài viết sau.

Kỹ năng Brand Marketing bắt buộc 

Bên cạnh kiến thức nền tảng về thương hiệu, Marketing, sau đây là những kỹ năng quan trọng của người làm Brand Marketing, đặc biệt là những ai đang muốn thăng tiến.

Tư duy logic (Logical thinking)

Khả năng tư duy logic là vũ khí quan trọng giúp bạn đánh giá được tình hình, vạch được kế hoạch và hướng giải quyết vấn đề trong công việc cũng như cuộc sống. Trong Brand Marketing, kỹ năng này giúp bạn xem xét các kế hoạch, số liệu, ra quyết định, phản hồi các yêu cầu từ cấp trên và phòng ban khác… 

Lên kế hoạch truyền thông chiến lược (Strategic Communication Planning)

Đây là kỹ năng Brand Marketing quan trọng cần rèn luyện nếu bạn muốn thực hiện được nhiều dự án “để đời” hơn. 

Cụ thể bạn cần có tầm nhìn về chiến lược ngành hàng và thương hiệu. Ngành hàng của bạn đang ở phân khúc nào, đối thủ trực tiếp, đối thủ gián tiếp của thương hiệu là ai? Chiến lược mà doanh nghiệp đang dự định áp dụng để tăng trưởng và mở rộng thị trường trong vòng 3 tới 5 năm tới là gì. Tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của sản phẩm và doanh nghiệp mà Marketer biết cách tận dụng để đưa ra những kế hoạch truyền thông phù hợp, từng bước giúp thương hiệu đạt được vị thế mong muốn.

kỹ năng Brand Marketing
Brand Marketer cần có kỹ năng lên kế hoạch truyền thông.

Sáng tạo (Creativity / Innovation)

Một Brand Marketer không chỉ cần hiểu kiến thức chuyên môn mà còn cần sáng tạo những cách truyền tải thông điệp đầy đủ và thú vị nhất, tạo nên sức hấp dẫn thương hiệu không thể chối từ.

Một phần quan trọng trong kỹ năng tư duy sáng tạo chính là hiểu đối thủ cạnh tranh. Bạn cần có đủ dữ liệu từ việc phân tích đối thủ cạnh tranh, phân tích thị trường, từ đó xác định được điểm khác biệt và đưa ra những thông điệp độc đáo nhưng hiệu quả. Cụ thể, việc phân tích cạnh tranh và định vị thương hiệu gồm:

  • Target audience: Đối tượng mục tiêu thương hiệu mong muốn tiếp cận
  • Value Props: Giá trị đích thực thương hiệu muốn mang tới cho khách hàng
  • Voice & persona: Cá tính thương hiệu cũng như cách thương hiệu muốn giao tiếp với đối tượng mục tiêu.

Càng hiểu rõ thị trường, khách hàng và giá trị mong muốn mang tới cho họ, người làm brand sẽ càng dễ dàng sáng tạo hiệu quả.

kỹ năng Brand Marketing
Khả năng sáng tạo giúp Brand Marketer tạo ra và truyền tải những thông điệp thú vị. Ảnh: ethos3.com

Quản lý dự án (Project Management) 

Kỹ năng Brand Marketing quan trọng tiếp là quản lý dự án. Để đảm bảo tính xuyên suốt của dự án từ giai đoạn lên kế hoạch tới thực thi, đo lường hiệu quả, người triển khai lẫn người giám sát dự án đều cần có kỹ năng quản lý cùng tư duy hệ thống logic. 

Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện dự án, Brand Marketer còn liên tục làm việc với nhiều người, trong nhiều vai trò khác nhau từ designer, nhân viên nội dung tới các đối tác quảng cáo, khách hàng… Do đó, kỹ năng quản lý dự án sẽ là vũ khí đắc lực để bạn hoàn thành công việc. 

Tư duy phản biện (Critical thinking): kỹ năng Brand Marketing giúp bạn phát triển hơn

Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, tư duy phản biện còn là kỹ năng Brand Marketing cần thiết. Đó là quá trình biện luận gồm nhiều bước: chủ động khái quát hoá, tổng hợp, phân tích, đánh giá hay thu thập thông tin thông qua quan sát, trải nghiệm, suy tưởng, lập luận hoặc giao tiếp.

Xem thêm: Phương pháp rèn luyện tư duy phản biện giúp tăng cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp

kỹ năng Brand Marketing
Tư duy phản biện là kỹ năng cần thiết trong cuộc sống lẫn trong Marketing.

Trong lĩnh vực Brand Marketing, những thử thách công việc đòi hỏi kỹ năng tư duy phản biện bao gồm:

  • Chọn lọc thông tin: Với nhiều nguồn thông tin đa dạng từ báo chí, mạng xã hội… tư duy phản biện giúp Brand Marketer không bị dắt mũi bởi những nội dung sai lệch, từ đó tránh được những quyết định cảm tính.
  • Vững chính kiến: Trong quá trình trao đổi nhóm, trao đổi với đối tác, khách hàng việc bất đồng ý kiến là chuyện thường tình. Nếu không có quan điểm riêng, không vững vàng, mức độ đóng góp của bạn bị giới hạn, khó để lại dấu ấn riêng và sẽ dễ dàng bị đào thải. 
  • Sáng tạo: Tư duy phản biện là vũ khí quan trọng giúp bạn đánh giá, xử lý vấn đề thấu đáo từ nhiều góc nhìn mà không bị ảnh hưởng bởi định kiến. Nhờ vậy, bạn có thể đưa ra nhiều giải pháp, ý tưởng mới mẻ.

Phân tích dữ liệu (Data analysis)

Kỹ năng Brand Marketing quan trọng tiếp theo chính là phân tích dữ liệu. Sử dụng những con số biết nói để dẹp bỏ mọi phỏng đoán, ước chừng và giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát được rủi ro hơn. Cụ thể, người làm Marketing thương hiệu cần biết cách đọc các dữ liệu về phân tích hành vi khách hàng, dữ liệu của các kênh truyền thông thương hiệu như website, fanpage, bài quảng cáo… thậm chí cả số liệu về bán hàng của một chiến dịch. 

kỹ năng Brand Marketing
Biết cách đọc và phân tích số liệu giúp brand marketer có cái nhìn đa chiều và sử dụng số liệu hiệu quả.

Lãnh đạo (Leadership and social influence)

Brand Marketer sẽ cần sử dụng kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức và trí tuệ của bản thân để lãnh đạo chính mình – hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả. Sau đó là lãnh đạo đội nhóm của mình, trong dự án mình làm, dùng khả năng ảnh hưởng của mình để các bên liên quan (internal và external) đều chạy theo mục tiêu chung, hoàn thành tốt vai trò họ. 

kỹ năng Brand Marketing: Giải quyết vấn đề (Complex problem solving)

Giải quyết vấn đề là kỹ năng Brand Marketing quan trọng tiếp theo.Bởi, Brand Marketer sẽ là người xuất hiện trong mọi công việc liên quan tới thương hiệu, từ các kênh online tới các sự kiện offline. Một lỗi nhỏ nếu không biết cách giải quyết khéo léo cũng có thể trở thành sự cố ảnh hưởng tới thương hiệu. 

Do đó, kỹ năng giải quyết vấn đề không chỉ giúp xử lý các tình huống vĩ mô như quản trị rủi ro thương hiệu, quản trị khủng hoảng mà còn thể hiện qua sự khéo léo ứng xử với các bên thứ ba (báo giới, khách hàng, công chúng …) trong tất cả các tình huống.

kỹ năng Brand Marketing
Giải quyết vấn đề là kỹ năng quan trọng giúp brand marketer có thể khéo léo xử lý tình huống.

Kỹ năng Brand Marketing bổ trợ

Bên cạnh bộ kỹ năng cứng kể trên, Brand Marketer còn nên trang bị thêm những kỹ năng bổ trợ sau.

Kỹ năng thuyết trình – kể chuyện (Presentation – Storytelling)

Thuyết trình là kỹ năng trình bày một cách logic, khoa học, hấp dẫn cung cấp thông tin cho người nghe về một vấn đề.

Storytelling là gì? Đó là cách kể chuyện xây dựng và lan tỏa những thông điệp liên quan gián tiếp hoặc trực tiếp tới thương hiệu để làm Marketing. Storytelling chính cầu nối cảm xúc kết nối khách hàng với thương hiệu. Đó có thể đơn giản là câu chuyện ra đời, về khát vọng, tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp, hay câu chuyện về sản phẩm đầy lôi cuốn. 

Một Brand Marketer có kỹ năng thuyết trình và kể chuyện tốt có thể mang tới những cảm xúc tích cực về hình ảnh thương hiệu.

kỹ năng Brand Marketing
Storytelling giúp Brand Marketer xây dựng và lan tỏa thông điệp.

Kỹ năng viết (Copywriting / Content writing)

Viết tốt ở đây bao hàm khả năng tư duy về content trong xây dựng thương hiệu và tư duy về copywriting (viết quảng cáo). Đó là khả năng sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, video, podcast… để truyền tải những thông điệp tới đúng đối tượng.

Khả năng làm việc với con người (Social sense)

Hoàn thành một chiến dịch Brand Marketing cần sự tham gia của nhiều người, thậm chí nhiều phòng ban, các đối tác và khách hàng. 

Bởi vậy, brand marketer cần có kỹ năng làm việc hiệu quả với con người, bao gồm:

kỹ năng Brand Marketing
Khả năng làm việc với con người giúp Brand Marketer giải quyết công việc trơn tru, hiệu quả hơn.

Sử dụng công cụ Marketing và hiểu biết về công nghệ (Technology using)

Kỹ năng Brand Marketing tiếp theo bổ trợ tốt cho công việc Marketing thương hiệu chính là hiểu biết về các công cụ và công nghệ ứng dụng cho công việc.

Những công nghệ ứng dụng gồm các phần mềm sử dụng trong quảng cáo, các ứng dụng mạng xã hội, các phần mềm giúp theo dõi hoặc thu thập phản hồi khách hàng, theo dõi chỉ số của các kênh truyền thông…

Việc hiểu các công cụ cũng như biết cách ứng dụng công nghệ sẽ giúp người làm thương hiệu dễ dàng nắm bắt được những sự thay đổi của thị trường, xu hướng tiêu dùng hay tâm lý khách hàng, từ đó có các phản ứng kịp thời hoặc điều chỉnh phù hợp chiến lược thương hiệu.

Các website đọc thêm về kỹ năng Brand Marketing

Bên cạnh việc trau dồi các kỹ năng kể trên, Brand Marketer còn nên thường xuyên đọc thêm trang web uy tín, tham gia vào những cộng đồng Marketing chất lượng để nâng cao kiến thức cũng như cập nhật những xu hướng mới về Brand Marketing. Sau đây là một trong website bạn có thể tham khảo. 

Brands Vietnam

Brands Vietnam là website uy tín cung cấp thông tin, kiến thức, dịch vụ, kết nối, cơ hội nghề nghiệp… về mọi lĩnh vực thuộc marketing trong đó có Brand Marketing. Tham gia đóng góp nội dung cho website là cộng đồng đông đảo gồm các chuyên gia, các nhà cố vấn, marketer, các nhãn hàng, các agency, các freelancer uy tín.

Advertising Vietnam

Thành lập từ 2017, Advertising Vietnam nhanh chóng được đông đảo cộng đồng Marketer quan tâm. Với nội dung tập trung vào quảng cáo, truyền thông và Marketing, tại đây, các Brand Marketer có thể học hỏi từ hàng ngàn chiến dịch quảng cáo và truyền thông thương hiệu thành công cũng như thất bại tại Việt Nam và trên thế giới. 

Tomorrow Marketers

Tomorrow Marketers là học viện chuyên đào tạo về Marketing uy tín với nhiều nội dung đào tạo đa dạng. Website cũng là nơi cung cấp nhiều kiến thức hữu ích về Brand Marketing qua các bài viết, bài phỏng vấn chuyên gia…

AIM Academy

Thành lập năm 2011, AIM Academy đến nay trở thành một trong các trung tâm đào tạo về Marketing và truyền thông uy tín. Website bên cạnh giới thiệu các khóa học còn mang tới cho học viên kho kiến thức phong phú bao gồm các bài viết, tài liệu ebook về Marketing nói chung và Brand Marketing nói riêng, giúp bạn liên tục bổ sung, cập nhật kiến thức từ lý thuyết tới thực chiến. 

kỹ năng Brand Marketing
AIM Academy cung cấp nhiều kiến thức và tài liệu ebook hữu ích cho Brand Marketer.

Đọc càng nhiều càng tốt, sách tiếng Việt và cả tiếng Anh

Cuối cùng, kiến thức là vô tận! Bên cạnh các website tham khảo nêu trên, bạn nên đọc thêm càng nhiều sách bao gồm cả sách tiếng Anh lẫn tiếng Việt về Marketing thương hiệu. Sau đây là một số đầu sách bạn có thể tham khảo:

  • Brand Intimacy: A New Paradigm in Marketing – Mario Natarelli và Rina Plapler
  • Branding 4.0 – Philip Kotler và Piyachart Isarabhakdee
  • Brand Originality từ ECH Creative Publications
  • 22 Quy Luật Bất Biến Trong Xây Dựng Thương Hiệu và 11 Quy Luật Bất Biến Trong Xây Dựng Thương Hiệu trên Internet – Al Ries và Laura Ries.
  • Brand & Brick: xây thương hiệu từ những viên gạch đầu tiên từ Rio Book
  • Brand Zero Jacky Tai

Lời kết

Trên đây, Việc Làm 24h đã tổng hợp giúp bạn những kỹ năng Brand Marketing quan trọng giúp bạn từng bước trở thành Brand Marketer chuyên nghiệp. Nếu bạn đang ấp ủ ước mơ trở thành một Brand Manager xuất sắc trong tương lai, hy vọng bài viết đã giúp bạn có sự chuẩn bị tốt hơn để vươn tới hành trình như ý.

Đừng quên thường xuyên theo dõi Việc Làm 24h để bỏ túi nhiều kiến thức nghề nghiệp hữu ích.

Xem thêm: IMC là gì? Cách lập IMC plan trong Marketing với 5 công cụ phổ biến nhất 

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục