Đánh bay căn bệnh sợ sếp như sợ cọp để tự tin làm việc mỗi ngày

Ngày nay, ở môi trường công sở nào cũng luôn tồn tại chứng sợ sếp. Nỗi sợ này ngày càng lan rộng, khiến dân công sở có tâm lý e dè, lo lắng và không thể bộc lộ hết khả năng của mình. Theo thời gian, sếp và nhân viên ngày càng trở nên xa cách. Vậy làm sao để giải thoát bản thân khỏi nỗi sợ vô hình này?

Ở nhiều công ty đang tồn tại một triệu chứng là sợ sếp. Mọi người sợ sếp đến mức “ngỡ ngàng” bất kể tính cách của sếp ra sao. Thậm chí, có vài người bình thường rất năng nổ trong buổi họp nhưng khi đối diện với sếp họ lại rụt rè, sợ sệt và ít nói. Trong bài viết dưới đây, Việc Làm 24h lý giải cho bạn những nguyên nhân khiến nhân viên sợ sếp như sợ cọp, đồng thời gợi ý cho bạn những cách hữu ích để bạn không còn sợ sếp của mình nữa.

Vì sao nhân viên “sợ sếp như sợ cọp”?

sợ sếp
Sợ sếp vốn là tâm lý chung của phần lớn nhân viên hiện nay.

Khoảng cách về tuổi tác, kinh nghiệm, trình độ

Lý do đầu tiên khiến nhân viên sợ sếp đó là sự cách biệt về tuổi tác, trình độ và kinh nghiệm. Cấp trên thường là người dày dạn kinh nghiệm, va vấp nhiều, nên họ có những suy nghĩ khác biệt so với nhân viên. Về phía nhân viên, có thể họ chưa đủ trải nghiệm, kinh nghiệm, kỹ năng trong công việc và cuộc sống. Khiến họ cảm thấy “mình quá nhỏ bé so với sếp”, và từ từ xây nên bức tường trong mối quan hệ với sếp.

Sợ sếp cáu gắt, tức giận

Bởi nhà quản lý luôn mang trong mình nhiều trọng trách và áp lực to lớn, nên một lỗi nhỏ của nhân viên có thể khiến sếp nổi nóng, tức giận. Nghiêm trọng hơn, với những người khó tính, không kiểm soát được bản thân, họ có thể trút giận lên cấp dưới của mình. Dần dà nhân viên sẽ có cái nhìn thiếu thiện cảm với sếp, và tránh tiếp xúc với sếp.

Xem thêm: Bỏ túi ngay 8 tuyệt chiêu ứng xử khi làm việc với sếp khó tính nơi công sở

Cách để thoát khỏi nỗi sợ sếp

Chủ động nói chuyện với sếp

Thay vì thụ động chờ đợi sếp nói chuyện và cho biết bạn phải làm những gì, hãy chủ động hỏi sếp mình nên sắp xếp thứ tự ưu tiên công việc ra sao. Bạn nên đặt ra những câu hỏi cụ thể để đảm bảo hiểu đúng ý sếp và làm việc tốt hơn. Bên cạnh đó, việc thường xuyên nói chuyện, trao đổi với sếp cũng là cơ hội tốt để bạn lĩnh hội thêm những kiến thức mới và nhiều kinh nghiệm quý giá. Nhừng điều mà bạn cần phải mất rất nhiều thời gian mới có thể ngộ ra.

sợ sếp
Chủ động nói chuyện với sếp là cách hay để xóa bỏ khoảng cách giữa bạn và sếp.

Chủ động nói chuyện với sếp cũng là cách hay để “phá tan tảng băng” trong lòng của bạn. Bởi bạn có thể hiểu thêm về con người và tính cách của câp trên của bạn. Từ đó, bạn có thể cảm thấy đồng điệu và yêu quý sếp mình hơn.

Thể hiện phong cách làm việc chuyên nghiệp

Bạn có thể rèn luyện cách phản ứng trước những tình huống và câu hỏi của sếp mà bạn cảm thấy mình sẽ không trả lời được. Khi đã quen, bạn sẽ thấy tự nhiên và thoải mái hơn khi nói chuyện với sếp. Tất nhiên là bạn không thể dự phòng tất cả tình huống, nhưng điều đó sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn.

Ngoài ra, trước những buổi trao đổi hay thuyết trình với sếp, hãy chuẩn bị thật kỹ phần trình bày của mình. Tập luyện trước và cố gắng thể hiện sự tự tin và phong thái chuyên nghiệp khi trình bày. Dù bạn đang rất lo lắng ở bên trong nhưng hãy luôn thể hiện phong thái tự tin, bình tĩnh xử lý tình huống, sẽ khiến bạn luôn chuyên nghiệp trong công việc.

Xem thêm: Các mẫu báo cáo công việc chuyên nghiệp cho dân văn phòng khiến sếp khen ngợi

Phong cách làm việc chuyên nghiệp được thể hiện trong lời nói, vẻ bề ngoài và cách bạn ứng xử, giải quyết vấn đề. Dù bạn phạm sai lầm thì hình ảnh tự tin ấy vẫn luôn hiện diện đầu tiên trong mắt sếp và đồng nghiệp. Theo thời gian, bạn sẽ không còn cảm giác sợ sếp khi đối diện với sếp nữa.

Tuyệt đối không nói xấu sếp

sợ sếp
Tuyệt đối không chủ động hay hùa theo nói xấu sếp.

Nói xấu sếp không chỉ là hành động kém chuyên nghiệp mà còn khiến bạn càng thêm sợ sếp. Bởi “lời nói gió bay”, nếu bạn lỡ miệng nói xấu sếp thì một ngày nào đó điều đó sẽ đến tai sếp. Và bạn sẽ hàng ngày sống trong lo sợ sếp phát hiện ra. Vậy nên tốt nhất là bạn không nên nói xấu sau lưng sếp dưới bất cứ hình thức nào.

Tìm hiểu về sếp

Sự thoải mái trong mối quan hệ bắt nguồn từ những điều thân thuộc. Do đó, bạn nên dành chút thời gian ngoài công việc để làm thân với sếp. Bạn có thể đi ăn trưa cùng sếp hay rủ sếp đi uống cà phê. Những khoảng thời gian thân mật như vậy giúp bạn hiểu rõ hơn về con người sếp, về nỗi lo lắng cũng như cuộc sống riêng của sếp. Từ đó, bạn sẽ thông cảm cho sếp và không còn sợ sếp nữa.

Xem thêm: Những điều bạn cần lưu ý tuyệt đối không nên nói khi đi ăn chung với sếp

Coi sếp là người cố vấn

Sếp có thể cung cấp những thông tin quan trọng cũng như những lời khuyên hữu ích cho sự phát triển nghề nghiệp của bạn. Điều quan trọng là bạn phải biết cách khai thác. Bạn có thể mạnh dạn tới chỗ sếp và thảo luận với họ về khó khăn bạn đang gặp phải. Những người giàu kinh nghiệm như sếp rất thích được chia sẻ lời khuyên cũng như đóng vai trò cố vấn cho nhân viên của mình. Vì điều này sẽ giúp nhân viên của họ phát triển nhiều hơn, và nâng cao hiệu quả công việc.

Ngược lại, có thể sếp cũng sẽ rất thích nói chuyện với nhân viên của mình. Mỗi cuộc trao đổi với nhân viên sẽ khiến sếp thêm thấu hiểu nhân viên, nghe được những ý tưởng mới lạ từ nhân viên. Từ đó có thể phát triển kế hoạch quản lý nhân viên hiệu quả.

sợ sếp
Hãy coi sếp là người cố vấn.

Hoàn thành tốt công việc của mình

Lời khuyên đơn giản nhất nhưng hiệu quả nhất để trị chứng sợ sếp là hãy làm việc chăm chỉ và hoàn thành tốt phần việc của mình. Khi có được sự tín nhiệm của sếp, bạn sẽ tự tin và không run sợ trước bất cứ tình huống nào. Nhưng lưu ý rằng đừng biến sự tự tin thành tự kiêu, nếu không bạn sẽ đánh mất niềm tin của sếp cũng như những người khác.

Với những gợi ý của Việc Làm 24h, hy vọng các bạn sẽ sớm xóa bỏ chứng bệnh này và tự tin trong môi trường công sở. Chúc các bạn thành công. Kho có ý định tìm kiếm công việc mới, đừng quên truy cập ngay Việc Làm 24h nhé.

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục