Mặc dù đi ăn chung với sếp là thời gian ngoài công việc, nhưng không phải bạn muốn nói thế nào cũng được. Bởi nếu bạn lỡ lời nói ra những lời không nên nói thì hình ảnh của bạn trong mắt sếp sẽ bị ảnh hưởng. Việc Làm 24h chia sẻ cho các bạn những điều không nên nói khi đi ăn với sếp sau đây.
Đi ăn chung với sếp có lẽ là vấn đề khiến nhân viên suy nghĩ nhiều nhất. Có người ngại ngùng, lo sợ mỗi khi chạm mặt với sếp, cho nên đây là điều mà họ không bao giờ muốn. Còn có người tận dụng cơ hội này để tăng thêm sự gắn kết với sếp, có thể giúp bạn làm việc thuận lợi hơn. Vì thế, nếu bạn là người mời sếp ăn chung thì hãy coi đó là một khoản đầu tư nhỏ cho tương lai của bạn. Tất nhiên có những lúc bạn thực sự không muốn thì có thể từ chối, với điều kiện bạn đã có những lần đi cùng sếp trước đây.
Nếu đã đi ăn với sếp, chưa cần biết ai là người mời nhưng bạn hãy cẩn trọng trong kỹ năng giao tiếp với sếp. Bạn cần biết mình nên và không nên nói gì. Đặc biệt, bạn nên tránh việc sau đây.
Đừng nói đến những vấn đề “nhạy cảm” liên quan tới công việc
Bạn có biết, vạ miệng là nguyên nhân chính khiến bạn có thể mất cơ hội phát triển sự nghiệp. Vì vậy, hãy “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói” và tuyệt đối tránh đề cập những vấn đề “nhạy cảm” như kể xấu đồng nghiệp, tình công sở trong bữa ăn.
Đừng nên đề cập quá nhiều về công việc, vì mọi người ai cũng muốn được thư giãn, nghỉ ngơi sau giờ làm. Nếu là việc cần thiết phải nhắc đến thì bạn hãy nói một cách khéo léo, đừng làm sếp khó chịu.
Xem thêm: Bỏ túi ngay các cách đáp trả khéo léo, văn minh khi bị nói xấu nơi công sở
Tránh “buôn dưa lê”
Hãy nhớ là bạn đang ngồi với lãnh đạo, họ đều có đánh giá riêng cho mỗi nhân viên. Vì thế, đừng nên đưa ra lời nhận xét, đánh giá đồng nghiệp của mình trước mặt sếp. Đó là hành động hết sức vô duyên và kém đạo đức nghề nghiệp. Bàn tán sau lưng người khác sẽ cho thấy sự thiếu tôn trọng của bạn với đồng nghiệp, cũng như sự thiếu trung thành đối với công ty. Sếp sẽ nghi ngờ rằng nếu bạn đang đi chung với đồng nghiệp, liệu bạn có nói xấu sếp?
Xem thêm: Bỏ túi ngay 8 tuyệt chiêu ứng xử khi làm việc với sếp khó tính nơi công sở
Đừng uống quá say
Hãy uống trong vòng kiểm soát của bản thân. Đừng nên uống quá nhiều, vì khi đầu óc không được tỉnh táo bạn có thể phát ngôn thiếu suy nghĩ. Tệ hơn là bạn sẽ đưa ra những lời đánh giá về cấp trên trước mặt sếp. Vì thế “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, hãy luôn giữ mình trong tầm kiểm soát.
Đừng coi sếp như bạn thân của mình
Hãy tỏ ra thoải mái và chân thành nhất có thể, nhưng cũng đừng vì thế mà coi sếp như bạn bè thân thiết và chia sẻ những vấn đề riêng tư của bạn. Nếu không thật sự thân thiết, sẽ không ai muốn nghe những điều đó đâu.
Đã đi làm, ai mà chẳng muốn có mối quan hệ tốt với sếp. Và chỉ có trải qua những bữa ăn hoặc những cuộc vui tập thể, mọi người mới gắn kết với nhau hơn. Tuy nhiên, hãy biết những điều không nên nói với sếp để tránh bị “tác dụng ngược”. Hy vọng với những chia sẻ trên từ Nghề Nghiệp Việc Làm 24h có thể giúp ích cho các bạn. Chúc các bạn thành công.
Xem thêm: Đừng biến drama công sở trở thành một nét văn hóa độc hại