Những người giàu nhất thế giới năm 2018 kiếm tiền từ ngành nghề nào?

Số lượng người giàu nhất thế giới năm 2018 cao kỷ lục

Năm 2018, số lượng người giàu nhất thế giới lọt vào danh sách của Forbes đạt 2.208 tỷ phú, tăng hơn 8% so với 2.043 của năm 2017. Bên cạnh đó, tài sản trung bình của các tỷ phú là 4.1 tỷ USD, đây cũng là một kỷ lục mới của thế giới. Về tổng thể thì toàn bộ tỷ phú giàu nhất trên thế giới đang nắm giữ khối tài sản trị giá tương đương 9.1 nghìn tỷ USD, tăng 1.4 nghìn tỷ USD so với năm 2017.

Điều khiến nhiều người kinh ngạc là nhiều vị trí đứng đầu trong danh sách người giàu nhất thế giới này đều là những người đã vươn lên từ con số 0. Cụ thể là 1.490 người (tương đương 67%) là tỷ phú tự thân. Trên thực tế, có rất nhiều hướng đi có thể khiến một người bình thường trở thành tỷ phú, song theo thống kê của Forbes thì có một số ngành nghề nổi trội có lượng tỷ phú nhiều hơn hẳn những lĩnh vực khác.

Nhóm ngành tài chính và đầu tư là cái nôi “sản sinh” ra nhiều vị tỷ phú nhất

Đa số các cá nhân trong danh sách tỷ phú của Forbes làm giàu thông qua việc quản lý tài sản của người khác. Cụ thể, trong nhóm ngành tài chính và đầu tư là cái nôi sản sinh ra nhiều vị tỷ phú hơn cả, với tổng cộng 310 cá nhân, chiếm số lượng 14% trong danh sách.

nhung-nguoi-giau-nhat-gioi-nam-2018-kiem-tien-tu-nganh-nghe-nao-hinh-anh-1
Nhóm ngành tài chính và đầu tư là cái nôi “sản sinh” ra nhiều vị tỷ phú nhất thế giới

Con số thống kê cho thấy, các tỷ phú thành danh từ tài chính và đầu tư có mặt tại hầu như trên mọi quốc gia, từ Brazil cho đến Indonesia. Trong số 24 tỷ phú lần đầu tiên được liệt kê vào danh sách năm nay của Forbes, nổi trội hơn hết là tỷ phú tiền mã hóa Chris Larsen và Changpeng Zhao (hay còn được gọi là CZ).

Nhóm ngành thời trang và bán lẻ được xếp ở vị trí thứ 2

Thời trang và bán lẻ là ngành có số lượng tỷ phú nhiều thứ hai toàn cầu. Với 235 cá nhân, chiếm 11% số lượng các tỷ phú trong danh sách. Bên cạnh đó, top 20 tỷ phú giàu nhất thế giới thì có đến 6 người đang kinh doanh ở nhóm ngành này. Họ là những huyền thoại sở hữu những nhãn hàng xa xỉ bậc nhất thế giới như: thời trang Zara , thương hiệu mỹ phẩm L’Oreal, tập đoàn LVMH và Walmart…

Bên cạnh những “người khổng lồ” nói trên, ngành thời trang và bán lẻ cũng giúp tạo ra nhiều tỷ phú cùng những thương hiệu nổi tiếng khác như: Sara Blakely – nhà sáng lập của Spanx, Kevin Plank – CEO của Under Armour, Bernard Marcus, Arthur Blank và Kenneth Langone – 3 nhà đồng sáng lập của Home Depot.

Bất chấp sự thống trị của gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon, bán lẻ vẫn là mảnh đất màu mỡ cho việc làm giàu. Bằng chứng là, có đến 19 tỷ phú lần đầu lọt vào danh sách năm nay nhờ ngành bán lẻ.

nhung-nguoi-giau-nhat-gioi-nam-2018-kiem-tien-tu-nganh-nghe-nao-hinh-anh-2
Thời trang và bán lẻ là ngành có số lượng tỷ phú nhiều thứ hai toàn cầu

Trong số các gương mặt mới, có thể nhắc đến: nữ tỷ phú Sheela Gautam – nhà sáng lập và chủ sở hữu công ty nệm Sheela Foam ở Ấn Độ, nữ doanh nhân Helga Kellerhals – đồng sáng lập hãng bán lẻ đồ điện tử Media-Saturn tại Đức và Lawrence Rossy – ông chủ của chuỗi cửa hàng đồng giá lớn nhất Canada, Dollarama.

Các tỷ phú thuộc nhóm ngành thời trang và bán lẻ hiện sở hữu xấp xỉ 1.2 nghìn tỷ USD, tương đương 13% tổng giá trị tài sản của tất cả tỷ phú có mặt trong danh sách này.

Bất động sản – ngành kinh doanh chưa bao giờ là hạ nhiệt

Xếp hạng thứ 3 trong số những ngành có nhiều tỷ phú nhất thế giới chính là bất động sản. Theo Forbes, có đến 220 tỷ phú tương đương với khoảng 10% người giàu nhất hành tinh. Theo đó, Mỹ và Trung Quốc là 2 cường quốc có nhiều tỷ phú xuất thân từ ngành bất động sản nhất, với số lượng lần lượt là 60 người  và 44 người.

Một trong những cái tên đáng chú ý trong ngành bất động sản, phải kể đến Tổng thống Mỹ – Donald Trump, với khối tài sản 3.1 tỷ USD. Tuy nhiên, vẫn còn một người nữa có giá trị tài sản vượt mặt cả vị tổng thống đến 5 lần, đó chính là Donald Bren với khối tài sản khổng lồ được ước tính khoảng 16.3 tỷ USD.

Sản xuất và công nghệ đứng lần lượt xếp thứ 4 và 5

Đứng vị trí sau ngành bất động sản, là nhóm ngành sản xuất cùng công nghệ  lần lượt chiếm vị trí thứ 4 và thứ 5. Hai nhóm ngành này sở hữu số lượng tỷ phú là 207 và 205. Năm nay, sản xuất là ngành gây ấn tượng mạnh, khi góp phần đưa 40 vị tỷ phú vào danh sách những người giàu nhất thế giới. Điều này, khiến sản xuất trở thành lĩnh vực có nhiều tỷ phú mới nổi nhất năm 2018.

Dù số lượng tỷ phú chỉ chiếm số lượng ít chỉ khoảng 9%, nhưng những cá nhân này lại đóng góp 14% tổng giá trị tài sản của cả danh sách. Hơn nữa, có tới 8 vị tỷ phú công nghệ lọt vào Top 20 người giàu nhất hành tinh. Trong đó, phải nhắc đến những cái tên đáng giá như Jeff Bezos – ông chủ của Amazon, người hiện nắm giữ ngôi vị số một thế giới.

Bên cạnh đó, trong số các tỷ phú công nghệ, có đến 4 cá nhân dưới 30 tuổi, và người trẻ nhất là John Collison – nhà đồng sáng lập công ty dịch vụ thanh toán trực tuyến Stripe – năm nay chỉ mới 27 tuổi.

Danh sách top 10 nhóm ngành tạo ra nhiều tỷ phú nhất trong năm 2018

1. Tài chính và Đầu tư – 310 tỷ phú (14%).

2. Thời trang và Bán lẻ – 235 tỷ phú (11%).

3. Bất động sản – 220 tỷ phú (10%).

4. Sản xuất – 207 tỷ phú (9%).

5. Công nghệ – 205 tỷ phú (9%).

6. Kinh doanh đa ngành – 194 tỷ phú (9%).

7. Dịch vụ ăn uống – 165 tỷ phú (7%).

8. Chăm sóc sức khỏe – 134 tỷ phú (6%).

9. Năng lượng – 94 tỷ phú (4%).

10. Truyền thông và Giải trí – 73 tỷ phú (3%).

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục