Nằm lòng những điều cần biết về On page SEO để trở thành SEOer thần sầu

Hai khái niệm mà người làm SEO nào cũng cần biết chính là On page SEO và Off page SEO. Cụ thể hai khái niệm này là gì? Ý nghĩa và cách làm của từng loại hình này như thế nào? Cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu!

SEO On page là gì?

On page SEO là phần đầu tiên không thể thiếu khi bắt tay làm bất cứ dự án SEO nào. Website được xử lý phần On page tốt sẽ giúp tăng trải nghiệm người dùng, đồng thời giúp các công cụ tìm kiếm dễ hiểu nội dung của website hơn. 

on page seo
SEO On page và SEO Off page.

Khái niệm

Cụ thể, SEO On page là kỹ thuật tối ưu hóa nội bộ website nhằm tăng thứ hạng cho trang trên các công cụ tìm kiếm. Những yếu tố xếp hạng SEO On page thường tập trung vào thẻ tiêu đề, meta, URL, từ khoá, sitemap, tốc độ tải trang…

on page seo
SEO On page là quá trình điều chỉnh các yếu tố trên chính website.

Vì sao On page SEO quan trọng?

SEO On page hoàn toàn miễn phí bởi SEOer có toàn quyền kiểm soát đối với website. Những lợi ích của SEO On page gồm:

  • Giúp công cụ tìm kiếm hiểu trang web hơn, dễ dàng xác định nội dung trang có liên quan đến truy vấn hay không.
  • Giúp tăng xếp hạng tìm kiếm, tăng lưu lượng truy cập cho website.
  • Dễ dàng kiểm soát nội dung, chất lượng trang.

Lưu ý rằng ngay cả khi trang web đang trên top, bạn vẫn phải thực hiện công việc SEO On page để có thể tiếp tục duy trì thứ hạng. 

30+ On page SEO checklist người làm SEO nên biết

Để bắt đầu làm on-page SEO, sau đây là các checklist bạn cần có:

  • Domain: bạn cần kiểm tra và cài đặt chứng chỉ bảo mật SSL (Secure Sockets Layer) cho website khi bắt đầu triển khai SEO. 

Với http và https, có 3 loại chứng chỉ bảo mật SSL gồm:

+ Domain validation SSL: chứng chỉ bảo mật cơ bản cho cá nhân và doanh nghiệp.

+ Organization validation SSL (OV): chứng chỉ cho doanh nghiệp, xác minh dựa trên thông tin doanh nghiệp.

+ Extended Validation SSL (EV): chứng chỉ cho phép hiện tên doanh nghiệp ngay trên thanh địa chỉ trình duyệt. 

Với www, non-www: cơ bản không ảnh hưởng đến kết quả SEO nhưng bạn nên kiểm tra phiên bản website đang chạy (là www hay non-www) và sử dụng redirect 301 để chuyển hướng về 1 domain chính nhằm tối ưu tốt nhất. 

on page seo
Đăng ký bảo mật SSL cho domain website.
  • Robots.txt: tệp robots.txt cho công cụ tìm kiếm để ngăn trình thu thập dữ liệu gửi quá nhiều yêu cầu đến trang. Để kiểm tra tệp này, cách đơn giản nhất là sử dụng SEOquake (một công cụ hỗ trợ tối ưu SEO).
  • Site map: sitemap (bản đồ trang) có tác dụng giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng thu thập thông tin trên website. Đây có thể là danh sách phân cấp trang sắp xếp theo chủ đề. Ba loại sitemap chính gồm: Sitemap XML, sitemap người dùng và sitemap hình ảnh. 
  • URL: là viết tắt từ Uniform Resource Locator – có nghĩa là đường dẫn định vị trang web trên Internet. URL cần không quá dài, đơn giản, dễ hiểu, nên chứa từ khoá chính, không dấu, không chứa ký tự đặc biệt. Một URL tốt nên có cấu trúc phân tầng theo danh mục như sau: domain.com/danh-muc-chinh/danh-muc-phu/bai-viet.html.
  • Heading: heading cho biết cấu trúc của một trang hoặc một bài viết. Có 6 ký hiệu thẻ heading từ H1 đến H6 với độ quan trọng giảm dần. Trong đó, 3 thẻ được sử dụng nhiều nhất trong tối ưu website là H1, H2 và H3. 

Các thẻ H giúp bài viết dễ đọc, đồng thời giúp Google hiểu cấu trúc văn bản của trang tốt hơn, là tín hiệu để xác định và index cấu trúc nội dung website. 

  • Tốc độ tải trang: tốc độ này chịu tác động bởi nhiều yếu tố như: máy chủ của trang web, kích thước tệp, chất lượng hình ảnh. Thời gian tải trang lâu thường dẫn đến tỷ lệ thoát trang cao. Tốc độ tải trang cũng là một yếu tố để Google đánh giá chất lượng trang. Bạn có thể kiểm tra tốc độ tải của trang web bất kỳ bằng cách click vào link: https://pagespeed.web.dev/ sau đó dán URL cần kiểm tra và nhấn Analyze.
  • Thân thiện thiết bị di động: ngày càng nhiều người sử dụng thiết bị di động để tìm kiếm thông tin, Google cũng ưu tiên các website có khả năng hiển thị tốt trên di động, đáp ứng thói quen này của người dùng. 

Để trang web thân thiện với mobile, bạn nên tránh sử dụng Flash, thiết kế văn bản với bố cục dễ đọc, cấu trúc website phù hợp với giao diện mobile…

Bạn có thể kiểm tra mức độ thân thiện với mobile của một trang web qua link sau: https://search.google.com/test/mobile-friendly.

on page seo
Website thân thiện với mobile để phù hợp với nhiều người dùng di động.
  • Breadcrumb: cho biết vị trí của trang trên một trang web, Breadcrumb giúp Google dễ dàng nhận diện chuyên mục và nội dung của một trang web.
  • Dữ liệu cấu trúc (Schema): đây là một đoạn code html hoặc đoạn code khai báo Javascript nhằm đánh dấu dữ liệu cấu trúc. 4 loại Schema phổ biến hiện nay gồm: Công thức (recipe), tổ chức (organization), sự kiện (event), sản phẩm (product), đánh giá (review).
  • Ảnh: kích thước và dung lượng ảnh nên được tốt ưu, chèn logo ảnh nếu có, tạo đường dẫn ảnh không dấu và cách nhau bởi dấu (-), dùng geotag.
  • Canonical: đây là thuộc tính nằm trong html cho phép website ngăn trùng lặp nội dung. 
  • Favicon: là biểu tượng website, thường là một icon nhỏ hiển thị ở góc trái trên cùng trình duyệt, giúp làm nổi bật thương hiệu và dễ dàng nhận dạng website. Google dùng đặc điểm này để xếp hạng và nhận biết website xấu dễ hơn. 
  • Comment: comment cho thấy tương tác giữa website với người dùng, giúp giữ chân khách hàng, bổ sung mật độ từ khoá một cách khéo léo, hiệu quả. 
  • Hreflang (thẻ ngôn ngữ) thẻ này giúp Google biết website đang phục vụ người dùng ngôn ngữ nào, từ đó xếp hạng những website đó cao hơn tại các quốc gia sử dụng ngôn ngữ mà trang khai báo. 
  • Trình soạn văn bản: trình soạn thảo này giúp SEO dễ dàng đặt thẻ H1, H2, H3… điều chỉnh font chữ, kiểu chữ, căn lề, tạo danh sách, chèn ảnh, anchor text…
  • Social: kết nối website với mạng xã hội, cho phép người dùng dễ dàng tìm thấy mạng xã hội của thương hiệu, dễ dàng tương tác chia sẻ nội dung từ website. Lưu ý, bạn nên tránh dùng nút mạng xã hội quá to, ảnh hưởng tới thẩm mỹ, không nên bám dính trên giao diện mobile, ảnh hưởng tới quá trình đọc bài viết.
  • Broken link: hay còn gọi là link chết, link death, link breaking… chỉ trạng thái liên kết link từ trang web này tới một trang web khác, máy chủ hoặc tài nguyên không còn tồn tại. Link gãy sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng trang web, dẫn tới thứ hạng thấp.
on page seo
Cần hạn chế các broken link để tránh làm ảnh hưởng tới chất lượng trang web.
  • W3C HTML: W3C (World Wide Web Consortium) là tiêu chuẩn chính thức cho HTML, giúp nhất quán cách hiển thị cho các trang web ở các phiên bản HTML khác nhau. Tuân thủ chuẩn này giúp website tải trang nhanh hơn, bảo mật hơn, tương thích tốt hơn với nhiều nền tảng như điện thoại, tivi.

Xem thêm: HTML là gì? Từ newbie thành chuyên gia HTML với loạt website tự học

  • Meta Title: là thẻ mô tả chính xác về nội dung của website giúp Google và người dùng hiểu hơn về trang web. 
  • Meta description: là đoạn tóm tắt nội dung của trang web hiển thị trên trang tìm kiếm giúp người dùng biết được trang web nói về nội dung gì trước khi truy cập. 
  • Meta keyword: là loại thẻ giúp công cụ tìm kiếm đọc được từ khoá mà bạn khai báo về trang web. Lưu ý, việc khai báo meta keyword đối với Google hiện nay không còn cần thiết, nhưng với Bing hay Cốc Cốc thì vẫn nên khai báo.
  • Redirect 301 & 302: Redirect 301 là thông báo tới công cụ tìm kiếm rằng trang web của bạn được di chuyển vĩnh viễn sang địa chỉ khác (thường sử dụng khi bạn cần hợp nhất 2 trang web, thay URL cũ thành URL mới). Redirect 302 là thông báo website chỉ di chuyển tạm thời (sử dụng khi bạn cập nhật hoặc thiết kế lại website, kiểm tra lấy ý kiến người dùng về một trang mới mà không làm mất thứ hạng trang)
  • Video: Video tiếp tục là xu hướng marketing online trong những năm tiếp theo. Bên cạnh nội dung text và hình ảnh, video giúp chuyển tải nội dung phong phú, tăng thời gian onsite của khách hàng, làm nội dung web phong phú hơn, tăng tương tác, giảm tỷ lệ thoát. 
on page seo
Sử dụng Video trên website giúp đa dạng nội dung và tăng thời gian onsite.
  • Google Business: là công cụ miễn phí do Google cung cấp cho doanh nghiệp giúp người dùng dễ dàng tìm thấy doanh nghiệp hơn, tăng sự kết nối và độ uy tín khi khách hàng tìm kiếm. Để sử dụng công cụ này bạn cần thực hiện xác minh doanh nghiệp. https://support.google.com/business/answer/7107242?hl=vi 
  • Index (hay chỉ mục) là tên gọi khác cho cơ sở dữ liệu mà một công cụ tìm kiếm sử dụng. Nếu trang web của bạn không được index (không nằm trong chỉ mục), người dùng sẽ không thể tìm thấy trang. Các nguyên nhân khiến website không được index phụ thuộc vào nhiều yếu tố (cấu trúc web, lượt truy cập tự nhiên, tuổi đời của site, tốc độ tải, độ trùng lặp nội dung, liên kết nội bộ…)
  • Mật độ từ khoá: đây là tỷ lệ phần trăm số lần từ khóa xuất hiện trên trang web. Việc trang web sử dụng mật độ từ khoá quá dày hay quá ít đều ảnh hưởng tới chất lượng trang và làm giảm thứ hạng.
  • TOC (table of content): hay còn gọi là mục lục bài viết. Trang mục lục này giúp người đọc dễ theo dõi nội dung hơn, dễ chuyển đến mục họ thực sự quan tâm và giúp giúp website hiển thị sitelink nổi bật hơn trên Google. 

Công cụ hỗ trợ SEO On page

Để giúp SEOer làm On page SEO thuận lợi hơn, sau đâu là 6 công cụ hỗ trợ đắc lực:

SEOquake: công cụ miễn phí hỗ trợ kiểm tra On page website, đánh giá pagerank, số lượng index site, Age Domain, phân tích backlink, internal link, mật độ từ khoá

Screaming Frog: là ứng dụng cài đặt ngay trên máy tính giúp kiểm tra cấu trúc URL, meta description, title, heading, external link…

Yoast SEO: đây là một plugin có sẵn trong WordPress giúp tối ưu SEO cho website như: tối ưu từ khoá, kiểm tra sitemap, các liên kết cố định, file Robots txt…

Schema Pro: là plugin do schema tự tạo trên nền tảng WordPress giúp tự động Schema và các thiết đặt dễ dàng cho web, page.

Website Auditor: phần mềm SEO hỗ trợ tối ưu cấu trúc web, các nhân tố liên quan đến HTML, cảnh báo link hỏng…

on page seo
SEOquake là công cụ hỗ trợ seo hữu ích.

Off page SEO là gì?

Bên cạnh On page SEO, một công việc quan trọng khác với SEOer chính là Off page SEO. Các SEOer vẫn thường đùa: On page là tự mình tốt thì Off page là người khác nói tốt về mình. Khi cả quá trình On page và Off page đều tốt, chắc chắn website của bạn sẽ được các công cụ tìm kiếm đánh giá cao. 

Khái niệm

Cụ thể, Off-page SEO là kỹ thuật tối ưu các yếu tố bên ngoài website như: xây dựng liên kết trỏ về website (backlink) chất lượng, Social Bookmarking, Marketing website trên các kênh social. Mục đích chính của việc này là đưa nhiều traffic về website, thúc đẩy website đạt thứ hạng cao trên trang tìm kiếm. 

on page seo
SEO Off page là kỹ thuật tối ưu các yếu tố nằm ngoài website để tăng độ uy tín và thứ hạng cho trang.

Vì sao làm SEO On page rồi còn phải làm SEO Off page?

Những lợi ích khi làm SEO Off page bao gồm:

  • Tăng sự tin cậy: với khái nhiệm EAT (Expertise, Authority and Trustworthiness), Google đánh giá cao độ tin cậy của website nhận được backlink từ nhiều trang uy tín. 
  • Tăng thứ hạng: trang web có traffic tự nhiên (organics traffics) cao cũng thường có thứ hạng cao trên Google. 
  • Tăng tương tác: nếu nội dung của trang web tốt, website còn được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội, diễn đàn… từ đó tăng độ tương tác với người dùng. 

4 cách tối ưu SEO Off page 

Khi đã tối ưu On page SEO tốt, bạn mới tiến hành tối ưu Off page bằng cách xây dựng backlink hiệu quả. Sau đây là một số mô hình link phổ biến:

Xây dựng backlink chất lượng

Backlink là các liên kết dẫn tới website của bạn được trả về từ các blog, diễn đàn, mạng xã hội, các website khác…

+ Backlink Blog Comment: để lại comment giới thiệu bài viết trên một blog nào đó. 

+ Forum: để link ở bài viết hoặc comment qua các bài viết trên forum. 

+  PBN – Private Blog Network: hệ thống web bạn tự tạo ra để có backlink chất lượng trả về website chính thức. 

+ Backlink PR báo

+ Guest Post: đăng tải bài viết từ website của bạn lên một website khác rồi trỏ link về web chính.

+ Content Syndication: một hoặc một số bên thứ 3 đăng tải lại nội dung chính xác từ trang web của bạn và ghi nguồn dẫn về trang gốc 

+ Xây dựng web 2.0: nền tảng xây dựng nội dung chất lượng và tạo backlink tốt. Một số trang xây trên nền tảng web 2.0 như: https://tumblr.com/, https://weebly.com/, https://blogspot.com/, https://wix.com, https://sites.google.com/ 

+ Link Intersect: xem cách đối thủ đang rải backlink như thế nào từ đó có phương án cung cấp nội dung chất lượng hơn so với đối thủ. 

+ Lead Magnet: sử dụng “mồi nhử” để gửi lead/ khách hàng tiềm năng qua nhiều hình thức như: E-books, Mini courses, Webinars, Toolkits (Bộ công cụ), Infographics Calculators, …

Xem thêm: Traffic là gì? Cách tăng traffic cho website mà Marketer không thể bỏ qua

on page seo
Xây dựng backlink chất lượng là yếu tố quan trọng trong seo Off page.

IFTTT – Tự động hóa backlink 

IFTTT (If This Then That) là công cụ miễn phí giúp tự động hóa hàng loạt backlink chất lượng dẫn về website. Bạn cần thiết lập công thức phù hợp, từ đó, mỗi khi có bài đăng mới, bạn sẽ có các backlink uy tín dẫn về web. 

Social Profile/Social Bookmark & Citation

SEOer tạo tài khoản (Account), profile cho blog hoặc trang web trên mạng xã hội, từ đó giúp website kết nối tốt hơn với khách hàng. Những bài viết tốt và được nhiều người chia sẻ sẽ giúp website có độ phủ sóng cao hơn. 

Social Media Marketing

Bạn có thể xây các kênh mạng xã hội như Facebook, Instagram… liên quan đến lĩnh vực của website. Tại đây, bạn tạo ra các bài viết thu hút nhiều lượt thích và lượt chia sẻ, từ đó tăng traffics gián tiếp đến website

Ngoài ra, để làm SEO Off page hiệu quả, bạn có thể tham khảo 2 cách sau:

  • Sử dụng mô hình link: đây là chiến lược xây dựng backlink đòi hỏi sự đầu tư thời gian nhưng đổi lại giúp thứ hạng website tăng trưởng tốt. Hai mô hình link phổ biến hiện nay trong giới SEO là Pyramid (mô hình kim tự tháp) và mô hình Domain Authority Stacking. 
  • Sử dụng anchor text hiệu quả: để tận dụng tốt, bạn cần chọn từ khóa chuẩn SEO và Anchor text chính là đoạn văn bạn nhìn thấy khi nhấp vào hyperlink để chuyển hưởng trang web. 

Xem thêm: Phần mềm SEO là gì? Tiết lộ 7 phần mềm SEO tốt nhất dành cho thợ xây website

on page seo
Mô hình link kim tự tháp (pyramid) được sử dụng phổ biến trong SEO.

Các lưu ý khi làm SEO On page và Off page

On page SEO và Off page SEO đều là kỹ thuật đòi hỏi sự đầu tư thời gian tìm hiểu. Hai quá trình này được xem là bắt buộc với mọi quy trình SEO để website có thể lên Top. 

Thông thường, các SEOer sẽ tập trung vào tối ưu On page trước. Khi trang web của bạn đã tốt, hấp dẫn, mượt mà, chuyên nghiệp, việc xây dựng backlink và có những nguồn link tốt trỏ về website sẽ giúp trang nâng cao pagerank, tăng độ tin cậy, từ đó tăng thứ hạng trên trang tìm kiếm.

on page seo
Seo On page và seo Off page là hai quá trình bắt buộc với mọi quy trình SEO.

Lời kết

Trên đây là những tổng hợp cơ bản của Việc Làm 24h về On page SEO và Off page SEO – hai quy trình mà người làm SEO nào cũng cần nằm lòng. Bài viết mong rằng đem tới những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu hơn về SEO, từ đó ứng dụng tốt hơn trong công việc. 

Xem thêm: NLP là gì? 4 Nguyên tắc cốt lõi của NLP giúp bạn đột phá trong công việc

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục