Product-led Growth là gì? Phân biệt Product-led Growth và Sales-led Growth

Là một trong những chiến lược kinh doanh phổ biến được nhiều doanh nghiệp áp dụng, Product-led Growth đã trở thành một phần không thể thiếu để thu hút khách hàng. Vậy chính xác Product-led Growth là gì? Product-led Growth được ứng dụng như thế nào? Đâu là điểm khác nhau giữa Product-led Growth và Sales-led Growth? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu về thuật ngữ Product-led Growth qua bài viết dưới đây nhé!

Product-led Growth là gì?

Product-led Growth (PLG – tạm dịch: tăng trưởng dựa trên sản phẩm) là một chiến lược kinh doanh tiếp cận thị trường bằng cách tập trung vào sản phẩm làm động lực phát triển. Với chiến lược này, sản phẩm sẽ đóng vai trò là trọng tâm để thu hút, giữ chân và mở rộng khách hàng.

Product-led Growth
Product-led Growth tạo ra những giá trị bền vững cho doanh nghiệp

Mục tiêu của Product-led Growth là mang lại trải nghiệm người dùng liền mạch, trực quan nhằm thúc đẩy sự hài lòng cũng như lòng trung thành của khách hàng.

Khi áp dụng chiến lược Product-led Growth, các doanh nghiệp sẽ ưu tiên xây dựng trải nghiệm sản phẩm tuyệt vời. Sau đó, họ bắt đầu tận dụng trải nghiệm ấy để thu hút và giữ chân người dùng. Cung cấp các phiên bản sản phẩm miễn phí, cho phép người dùng trải nghiệm thử sản phẩm trước khi nâng cấp lên phiên bản trả phí đều là chiến lược Product-led Growth. 

Thông thường, Product-led Growth sẽ gắn liền với các doanh nghiệp phần mềm dưới dạng dịch vụ (Software-as-a-service: SaaS). Tuy nhiên, chiến lược này vẫn có thể được áp dụng cho nhiều loại sản phẩm và ngành nghề khác nhau.

Xem thêm: WIP là gì? Cách đo lường và ứng dụng WIP hiệu quả

Một số ví dụ ứng dụng thành công mô hình Product-led Growth

Về bản chất, mô hình Product-led Growth là chiến lược tập trung vào việc sử dụng sản phẩm để tăng trưởng kinh doanh. Khác với các chiến dịch tập trung vào Marketing và Sales, Product-led Growth đặt trọng tâm vào trải nghiệm khách hàng. Hiện tại, đã có rất nhiều doanh nghiệp áp dụng thành công mô hình này để đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững.

Product-led Growth
Product-led Growth sử dụng sản phẩm để thúc đẩy doanh thu

1. Dropbox

Dropbox là một công ty phần mềm, cung cấp các dịch vụ Cloud Hosting. Công ty này đã áp dụng mô hình Product-led Growth để thúc đẩy chuyển đổi người dùng, tăng trưởng doanh thu. Một số cách Dropbox đã áp dụng mô hình PLG là:

  • Sử dụng mô hình freemium cho phép người dùng đăng ký tài khoản miễn phí và nhận 2GB dung lượng lưu trữ. Nhờ đó, người dùng có thể trải nghiệm sản phẩm thoải mái trước khi nâng cấp lên phiên bản trả phí.
  • Khuyến khích người dùng mời bạn bè kích hoạt Dropbox để nhận thêm dung lượng lưu trữ. Đây là cách để Dropbox quảng bá thương hiệu và cải thiện mức độ tương tác của người dùng.
  • Áp dụng quy trình giới thiệu đơn giản, trực quan để hướng dẫn người dùng dựa trên những tính năng của sản phẩm. Với cách thức này, người dùng có thể bắt đầu trải nghiệm dịch vụ nhanh chóng, dễ dàng hơn.
  • Sử dụng tin nhắn và lời nhắc để khuyến khích người dùng nâng cấp lên gói trả phí. Chiến lược này sẽ giúp khách hàng nhận rõ giá trị của sản phẩm trước khi đưa ra quyết định mua hàng.
  • Sử dụng dữ liệu để theo dõi hành vi của người dùng. Dựa vào những thông tin thu thập được, Dropbox có thể xác định những điểm cần nâng cấp, cải thiện, mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.
Product-led Growth
Dropbox ứng dụng thành công mô hình Product-led Growth

2. Slack

Slack là một công cụ hỗ trợ người dùng trao đổi, nhắn tin, chia sẻ tài liệu,…, đến các thành viên trong nhóm nhanh chóng, thuận tiện. Đơn vị này cũng đã ứng dụng khá thành công mô hình Product-led Growth để thúc đẩy sự phát triển bằng cách:

  • Tập trung vào việc hướng dẫn người dùng trải nghiệm sản phẩm nhanh nhất có thể. Quy trình giới thiệu trực quan, hướng dẫn người dùng thông qua tính năng chính của nền tảng, khuyến khích họ mời đồng nghiệp tham gia.
  • Cho phép người dùng đăng ký nền tảng và bắt đầu sử dụng ngay mà không cần thông qua đại diện bán hàng. Chiến thuật này giúp người dùng cá nhân hoặc các nhóm nhỏ dễ trải nghiệm sản phẩm, khám phá lợi ích sản phẩm tốt hơn.
  • Cung cấp bản Freemium, cho phép người dùng trải nghiệm miễn phí với các tính năng nhất định.
  • Không ngừng nâng cấp, cải tiến sản phẩm dựa trên dữ liệu và phản hồi từ người tiêu dùng. Nhờ đó, Slack đã luôn đáp ứng nhu cầu về tính năng ngày càng tăng của khách hàng. 

Xem thêm: Wifi Marketing là gì? Cách làm quảng cáo bằng Wifi đơn giản marketer nên biết

3. Zoom phần mềm thích hợp cho mô hình Product-led Growth

Zoom là một nền tảng khá phổ biến trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành. Nền tảng này cho phép nhiều người dùng được kết nối với nhau dù khoảng cách rất xa. Zoom cũng đã áp dụng thành công mô hình Product-led Growth bằng cách:

  • Cho phép đăng ký miễn phí, đơn giản, giúp người dùng dễ dàng dùng thử sản phẩm mà không cần cam kết bất kỳ điều gì. Đây là một chiến lược Product-led Growth cổ điển, cho phép người dùng trực tiếp trải nghiệm sản phẩm, nếu thấy hữu ích, họ sẽ nâng cấp lên gói trả phí.
  • Áp dụng mô hình tự phục vụ. Nghĩa là người dùng có thể đăng ký, sử dụng sản phẩm mà không thông qua trung gian. 
  • Cho phép người dùng mời người khác tham gia cuộc họp ngay cả khi họ không có mặt trên Zoom. Với tính năng này, ngời dùng có thể chia sẻ Zoom với những người dùng khác. Khi áp dụng chiến lược này, Zoom đã gia tăng số lượng người dùng theo cấp số nhân. 
  • Liên tục bổ sung các tính năng để giải quyết những vấn đề khó khăn của người dùng, ví dụ như ghi âm, chia sẻ màn hình, nền tảng,…
  • Cho phép người dùng nâng cấp lên gói trả phí nếu họ cần thêm tính năng bổ sung. 
  • Cung cấp nhiều gói dịch vụ khác nhau, đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng. Đặc biệt, người dùng có thể nâng hoặc hạ cấp gói của họ bất kỳ lúc nào.
Product-led Growth
Zoom tập trung vào việc đầu tư trải nghiệm chia sẻ cho khách hàng

4. HubSpot

HubSpot là một nền tảng tiếp thị, bán hàng và dịch vụ khách hàng đã triển khai thành công mô hình Product-led Growth. Thương hiệu này đã ứng dụng mô hình này bằng cách:

  • Cung cấp một số sản phẩm miễn phí, bao gồm: CRM, Sales Hub và Service Hub.
  • Cho phép người dùng đăng ký sử dụng, trải nghiệm sản phẩm dễ dàng, nhanh chóng.
  • Được thiết kế dành riêng cho người dùng, giúp người dùng dễ dàng điều hướng, tìm kiếm tính năng mình muốn. Giao diện của HubSpot cũng được đánh giá là trực quan, thân thiện, cho phép người dùng tập trung trải nghiệm thay vì phải “vật lộn” tìm cách sử dụng phần mềm. 
  • Cung cấp các bài hướng dẫn cách sử dụng cho người dùng bằng video hướng dẫn hoặc tài liệu.
  • Tích hợp tính năng chia sẻ nội dung và cộng tác với những người dùng khác. Phương thức này là cách HubSpot khuyến khích người dùng mời những người dùng khác trải nghiệm sản phẩm, góp phần thúc đẩy số lượng khách hàng. 
Product-led Growth
HubSpot không ngừng cập nhật tính năng mới cho sản phẩm

5. Atlassian

Atlassian là một công ty phần mềm áp dụng mô hình Product-leg Growth để phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Dưới đây là một số phương pháp mà Atlassian đã áp dụng mô hình Product-leg Growth:

  • Cung cấp các bản dùng thử miễn phí như Jira và Confluence để khách hàng trải nghiệm tính năng sản phẩm trước khi sử dụng. 
  • Được thiết kế theo mô hình tự phục vụ. 
  • Cung cấp những sản phẩm được thiết kế để khuyến khích người dùng cộng tác và chia sẻ, ví dụ: khi người dùng tạo dự án mới trong Jira, họ có thể mời các thành viên khác trong nhóm tham gia.
  • Sở hữu một cộng đồng người dùng rộng lớn, thường xuyên chia sẻ kiến thức, các mẹo và những phương pháp tốt nhất để sử dụng sản phẩm của Atlassian. 
  • Thường xuyên thu thập phản hồi từ người dùng, kết hợp những phản hồi ấy để cải thiện các bản cập nhật, nâng cấp sản phẩm.
Product-led Growth
Atlassian sở hữu cộng đồng người dùng rộng lớn

Điểm giống và khác nhau giữa Product-led Growth và Sales-led Growth là gì?

Product-led Growth (PLG) và Sales-led Growth (SLG: tạm dịch: tăng trưởng dựa trên doanh số bán hàng) là hai mô hình tiếp cận khác nhau để đạt được tăng trưởng kinh doanh. Mỗi chiến lược đều có điểm mạnh và hạn chế riêng. Dưới đây là một số điểm tương đồng và khác biệt của hai mô hình này.

Điểm giống

  • Cả PLG và SLG đều hướng đến mục tiêu tăng trưởng doanh thu, phát triển kinh doanh.
  • Cả PLG và SLG đều đòi hỏi doanh nghiệp cần có sự hiểu biết sâu sắc về khách hàng cũng như nhu cầu của họ.
  • Cả PLG và SLG đều yêu cầu doanh nghiệp tư duy dựa trên dữ liệu, liên tục đo lường để tối ưu hoá hiệu suất.

Xem thêm: Chuyển đổi số trong tuyển dụng: Tìm ứng viên nhanh hơn, tiết kiệm hơn, hiệu quả hơn

Điểm khác

  • PLG dựa vào sản phẩm để thúc đẩy tăng trưởng còn SLG lại dựa vào nỗ lực bán hàng và tiếp thị.
  • PLG nhấn mạnh tính tự phục vụ và những tương tác ít tiếp xúc với khách hàng. Trong khi đó, SLG tập trung vào các tương tác thường xuyên với người dùng.
  • PLG ưu tiên thu hút và giữ chân khách hàng, SLG ưu tiên các chốt giao dịch cũng như mục tiêu doanh thu.
  • PLG có chi phí trả trước thấp hơn, thời gian hoàn vốn lâu hơn. Ngược lại, SLG sẽ có xu hướng trả phí cao, tốc độ hoàn vốn nhanh.

Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi áp dụng mô hình Product-led Growth?

Product-led Growth tiếp cận thị trường bằng cách sử dụng sản phẩm làm phương tiện chính để thu hút, kích hoạt và giữ chân khách hàng. Khi áp dụng mô hình này vào kinh doanh, doanh nghiệp cần cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để mang lại hiệu quả cao nhất:

Tạo sản phẩm chất lượng

Sự thành công của chiến lược PLG phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng sản phẩm. Vì vậy, bạn cần tập trung đầu tư vào việc tạo ra một sản phẩm có giá trị, giúp khách hàng giải quyết tốt các vấn đề mà họ gặp phải. 

Tập trung vào quy trình hướng dẫn người dùng

Với PLG, quy trình giới thiệu và hướng dẫn người dùng rất quan trọng. Đây là yếu tố giúp người dùng hiểu rõ giá trị và cách sử dụng sản phẩm. Thế nên, bạn phải đảm bảo quy trình hướng dẫn, giới thiệu đơn giản, dễ hiểu và trực quan.

Sử dụng dữ liệu để đưa ra quyết định

Product-led Growth
Bạn cũng cần dựa trên dữ liệu để phát triển sản phẩm và thu hút khách hàng. 

Dữ liệu là yếu tố quan trọng và thực tế nhất để doanh nghiệp đưa ra bất kỳ quyết định kinh doanh nào. Khi áp dụng mô hình PLG, bạn cũng cần dựa trên dữ liệu để phát triển sản phẩm và thu hút khách hàng. 

Tận dụng mô hình Freemium

Sử dụng mô hình Freemium giúp bạn thu hút nhiều người dùng hơn, tăng tỷ lệ chuyển đổi. Tuy nhiên, khi áp dụng mô hình này, bạn cần đảm bảo sự cân bằng giữa việc cung cấp tính năng miễn phí và thu phí để tối đa hoá doanh thu. 

Trao quyền quảng bá cho người dùng

PLG chủ yếu dựa vào phương pháp tiếp thị truyền miệng. Mô hình này thường hướng người dùng chia sẻ sản phẩm của bạn với những khác. Đổi lại, người dùng sẽ nhận lại được một số lợi ích nhất định từ bạn.

Đầu tư vào sự thành công của khách hàng

Với PLG, sự thành công của khách hàng chính là yếu tố cốt lõi đối với doanh nghiệp. Do đó, bạn cần đầu tư vào các nguồn lực và mục tiêu thành công của khách hàng. Đây chính là cách bạn đảm bảo người dùng nhận được giá trị cao nhất từ sản phẩm mình cung cấp.

Liên tục thử nghiệm mô hình Product-led Growth

PLG là một quá trình tuần hoàn, đòi hỏi bạn phải liên tục thử nghiệm và tối ưu hoá hiệu suất. Nhiệm vụ của bạn khi áp dụng mô hình này là thường xuyên thu thập phản hồi từ người dùng, phân tích dữ liệu và nâng cấp sản phẩm cũng như chiến lược tiếp thị. 

Product-led Growth
Liên tục cập nhật phản hồi từ người dùng để nâng cấp sản phẩm

Trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng, các doanh nghiệp đều phải trải qua giai đoạn cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Do đó, để áp dụng mô hình Product-led Growth hiệu quả, doanh nghiệp cần dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và xây dựng kế hoạch phát triển cụ thể. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể áp dụng mô hình Product-led Growth trong giai đoạn đầu và Sales-led Growth ở giai đoạn sau, tuỳ vào mô hình kinh doanh để tăng cơ hội thành công nhé!

Qua bài viết trên, Việc Làm 24h hy vọng bạn đã hiểu rõ Product-led Growth là gì. Hãy tiếp tục theo dõi Việc Làm 24h để đón đọc những bài viết hay và hữu ích khác nhé!

Xem thêm: Trainee là gì? TOP vị trí trainee có triển vọng phát triển, thu nhập cao

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục