Quyết định là gì? Bật mí 5 tuyệt chiêu giúp rèn kỹ năng ra quyết định nhanh chóng

Ngày nay, không chỉ các nhà quản lý lãnh đạo mới cần kỹ năng ra quyết định. Chúng ta đang ra quyết định hàng ngày, từ những việc cần làm trong ngày, tới những quyết định ảnh hưởng tới công việc, tương lai.  Khả năng ra quyết định nhanh chóng và rõ ràng, chính xác là một trong những chìa khóa giúp bạn thành công. Vậy quyết định là gì?

Đâu là cách rèn luyện kỹ năng ra quyết định nhanh và đúng? Mời bạn cùng tìm hiểu thêm về các cách quyết định qua bài viết của Việc Làm 24h.

quyết định là gì
Kỹ năng ra quyết định là gì? Đây kỹ năng mềm có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống, công việc. 

Kỹ năng ra quyết định là gì

Kỹ năng ra quyết định được hiểu là quá trình thu thập, phân tích, đánh giá thông tin đa chiều và đưa ra một lựa chọn cuối cùng phù hợp với mục tiêu mong muốn và thực hiện theo lựa chọn này. 

Đây là một trong những kỹ năng mềm mà mỗi cá nhân cần có dù trong cuộc sống hàng ngày và trong công việc. Đặc biệt kỹ năng này rất quan trọng với những nhà lãnh đạo – còn được gọi là những người “ra quyết định” trong tổ chức. 

Theo HBR, kỹ năng ra quyết định là một trong những kỹ năng quan trọng ảnh hưởng tới hiệu suất của tổ chức. Theo một khảo sát HBR từng thực hiện (*) với hơn 750 công ty cho thấy việc ra quyết định có tương quan 95% tới kết quả tài chính.

quyết định là gì
Bạn cần hiểu rõ kỹ năng ra quyết định là gì và có thể phân loại kỹ năng ra quyết định như thế nào? 

Phân loại các loại hình quyết định

Sau khi hiểu quyết định là gì, bạn cần biết cách phân loại quyết định. Có nhiều cách thức phân loại quyết định như dựa trên tính chất, dựa trên đặc điểm mục đích của quyết định đó.

Phân loại dựa theo tính chất

quyết định là gì
Có rất nhiều loại quyết định khác nhau.
  • Quyết định theo quy chuẩn: là những quyết định đơn giản liên quan đến công việc có tính chất lặp đi lặp lại. Việc ra những quyết định này tương đối dễ dàng bởi bạn chỉ cần tuân theo quy luật đã được định sẵn hoặc những quy định, luật lệ.
  • Quyết định có tính chất cấp thời: là những quyết định được đưa ra nhằm giải quyết một tình huống phát sinh khẩn cấp, tức thời. Với những quyết định này người ra quyết định thường dựa trên kinh nghiệm, sự nhạy bén. 
  • Quyết định sâu: là những quyết định quan trọng có tác động lớn tới cuộc sống, công việc, người ra quyết định cần thời gian phân tích, thu thập thông tin sau đó đánh giá vấn đề, thậm chí cần thảo luận với người khác để đưa ra quyết định phù hợp.  

Phân loại dựa theo mục tiêu, đặc điểm

Trang thebalancecareers đã phân loại các dạng ra quyết định liên quan đến mục tiêu đặc điểm của các loại quyết định cũng như các kỹ năng cần thiết để thực hiện việc ra quyết định như sau:

  • Quyết định nhằm giải quyết vấn đề: Là quyết định bạn cần đưa ra nhằm giải quyết một vấn đề nào đó trong cuộc sống hàng ngày hay trong công việc. Kỹ năng ra quyết định còn liên quan đến nhiều kỹ năng khác như: kỹ năng giải quyết vấn đề, lắng nghe, thu thập thông tin, thảo luận (brainstorming), tham khảo các tiền lệ (benchmark), phân tích dữ liệu, hợp tác, sáng tạo, phân tích quy trình, quản lý thời gian, quản lý dự án, làm việc nhóm, …
  • Quyết định mang tính chất tập thể: Đôi khi không phải lúc nào bạn cũng ra quyết định một mình, có những quyết định cần sự đồng thuận của cả tập thể. Công việc của bạn là ra quyết định của riêng mình dựa trên lợi ích của tập thể và thúc đẩy tập thể để ra được quyết định đúng. Để làm được điều này, bên cạnh kỹ năng ra quyết định cần các kỹ năng bổ trợ như lắng nghe, giao tiếp, trình bày, thuyết phục, chia sẻ, thúc đẩy đội nhóm, làm việc nhóm…
quyết định là gì
Kỹ năng quyết định luôn cần rất nhiều sự đầu tư về mặt kiến thức và thời gian.

Đôi khi, việc ra quyết định được thực hiện bởi một tập thể và ai trong tập thể cũng cần ra quyết định. 

  • Quyết định liên quan đến thông minh cảm xúc: Đôi khi không phải quyết định nào cũng mang tính chất lý tính mà nhiều quyết định sẽ có liên quan đến cảm xúc. Việc bạn nhận thức và kiểm soát được cảm xúc khi ra quyết định sẽ giúp ra được quyết định hiệu quả. Những kỹ năng đi kèm với giúp bạn ra quyết định này gồm: lắng nghe, thấu cảm, hợp tác, khuyến khích, kiên nhẫn, tự nhận thức, quản trị cảm xúc…

Xem thêm: Bạn có phải là người sở hữu trí thông minh cảm xúc, kiểm tra EQ ngay hôm nay

  • Những quyết định mang tính logic: Để ra được quyết định, bạn cần nhận định được thực trạng, đó chính là logic tác động tới việc ra quyết định. Khi ra những quyết định logic này, bạn đơn giản là đánh giá đúng thực tế, cân nhắc các lợi thế, hạn chế của việc ra quyết định rồi dựa trên logic đó để ra được quyết định chính xác. Các kỹ năng cần thiết bổ trợ cho kỹ năng ra quyết định liên quan đến logic: tư duy phản biện, kỹ năng thu thập và phân tích dữ liệu, kỹ năng đánh giá thực trạng, tư duy độc lập, quản trị cảm xúc, quản trị rủi ro, làm việc nhóm, nghiên cứu, phân tích

5 cách giúp bạn rèn kỹ năng ra quyết định nhanh và đúng

Hiểu rõ về các loại hình ra quyết định sẽ giúp bạn ra quyết định nhanh chóng và đúng. Quyết định đúng là quyết định sẽ giúp bạn đạt được một mục tiêu,  giải quyết được một vấn đề, hoặc khiến một việc diễn biến đúng như mong đợi, thậm chí vượt qua cả mong đợi. 

Sau đây, Việc Làm 24h xin gợi ý cho bạn 5 cách để rèn luyện kỹ năng ra quyết định nhanh và đúng:

Hiểu được vì sao bạn cần ra quyết định

Nói cách khác chính là hiểu rõ ý nghĩa của quyết định bạn sắp ra: giúp giải quyết một vấn đề hay giúp đạt được một mục tiêu nào đó của cá nhân, tổ chức. 

Hiểu được tính chất của quyết định

Đây là quyết định có cần cả tập thể/nhóm tham gia hay không? Sự cấp thiết của việc ra quyết định đến đâu, thời gian bạn có thể cân nhắc để ra quyết định trong bao lâu? Quyết định có cần cân nhắc, phân tích cẩn thận hay không?

quyết định là gì
Hiểu được tính chất, mục tiêu của việc ra quyết định là gì giúp ra quyết định chính xác hơn.

Nắm rõ 5 bước ra quyết định 

Ra quyết định nhanh và đúng là một trong những kỹ năng bạn có thể rèn luyện. Sau đây là 5 bước ra quyết định cơ bản bạn có thể tham khảo:

Bước 1: Xác định mục tiêu quyết định là gì, vì sao bạn cần ra quyết định.

Bước 2: Thu thập các thông tin liên quan giúp ích cho việc ra quyết định. Lưu ý: Một quyết định khôn ngoan không bao giờ dựa vào cảm tính, các dữ liệu hữu ích có thể là dữ liệu quá khứ, hiện tại, liên quan đến con người, bối cảnh, thời gian, địa điểm, quá trình, nguyên nhân… Có được càng đầy đủ thông tin, càng giúp bạn lập luận chặt chẽ và chứng minh quyết định đó là đúng đắn. 

Bước 3: Đánh giá kết quả dự kiến thu được/rủi ro có thể của từng quyết định giả thiết. Cùng một sự việc có thể có nhiều cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau dẫn đến những quyết định khác nhau. Bạn cần khách quan cân nhắc và đánh giá lợi – hại của từng quyết định khác nhau. Từ đó cân nhắc xem quyết định nào là phù hợp nhất với thời điểm hiện tại.

Bước 4:  Ra quyết định và thực hiện theo quyết định bạn đã chọn.

Bước 5: Đánh giá hiệu quả/hậu quả của quyết định là gì. Để ra được quyết định khôn ngoan, chính xác đôi khi cần dựa trên kinh nghiệm. Chính những kinh nghiệm từ các lần ra quyết định trong quá khứ sẽ giúp cho những quyết định trong tương lai của bạn chuẩn xác hơn, tránh được những lỗi sai cũ. 

Tham khảo ý kiến của chuyên gia

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm, thiếu thông tin hay kiến thức về lĩnh vực đang cần ra quyết định, không biết kỹ năng quyết định là gì, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Đó có thể là người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực đó, hoặc nếu cần thì bỏ tiền thuê những người có kiến thức chuyên môn, được đào tạo bài bản và thực sự có kinh nghiệm. Đây chính là bước 2 của quy trình ra quyết định. 

Từ lời khuyên này, bạn có thể cân nhắc, đánh giá lợi ích – hạn chế của từng quyết định giả thiết. Hoặc thậm chí bạn có thể nhờ các chuyên gia phân tích được – mất của những quyết định này. Đây là bước 3 trong quy trình. Sau đó, bạn dựa trên thông tin để ra được quyết định phù hợp.

quyết định là gì
Tham khảo ý kiến chuyên gia giúp bạn ra quyết định chuẩn xác hơn.

Kiên định và bao dung với quyết định của mình

Vì sao lại là kiên định? Có những quyết định sẽ không cho thấy kết quả hoặc hậu quả nhanh chóng. Có khi bạn phải đợi 5 năm, 10 năm mới thấy được tính đúng đắn của quyết định đó. Khi đã đưa ra quyết định, bạn nên kiên định và tin tưởng quyết định đến cùng. Đừng vì lời nói hoặc tâm lý mà lung lay. Bời, bạn đã cân nhắc rất kỹ rồi mới ra quyết định.

Vì sao lại là bao dung? Bởi không có ai luôn ra quyết định luôn luôn đúng 100%. Cuộc sống, công nghệ, thế giới luôn luôn biến đổi, những quyết định sai có thể làm đà để quyết định sau đúng đắn. Người khôn ngoan luôn học hỏi từ kinh nghiệm và sai lầm của mình. 

Bên cạnh đó, đặt gánh nặng lên việc ra quyết định không làm quyết định của bạn khôn ngoan hơn. Sự khôn ngoan đó đến từ sự tỉnh táo, khách quan, thu thập đủ thông tin và dám chấp nhận rủi ro từ quyết định của mình.

Ngày nay, có một hội chứng được gọi là “decision fatigue” – thế “lưỡng nan” của người có nhiều quyết định. Không chỉ phân vân quyết định là gì, nó còn khiến bạn giảm khả năng ra được những quyết định đúng, nhanh, chính xác sau khi đã phải có quá nhiều quyết định. 

Đó cũng là hậu quả của việc bạn dành quá nhiều sự quan tâm cho những quyết định không thực sự cần nhiều dữ liệu đến thế. Chính việc thực hành để rèn kỹ năng ra quyết định nhanh sẽ dần dần giúp bạn giảm đi những quyết định phải cân nhắc nhiều gây “hao não”, những quyết định rủi ro thấp và tăng số lượng những “quyết định theo quy chuẩn”. Từ đó, bạn dành năng lượng để cân nhắc, đánh giá và ra những quyết định quan trọng hơn cho sự nghiệp và cuộc đời. 

Tạm kết

quyết định là gì
Hãy dành nhiều năng lượng cho những quyết định quan trọng của cuộc đời. 

Nghề Nghiệp Việc Làm 24h hi vọng, những thông tin cơ bản giải thích quyết định là gì và 5 cách giúp bạn rèn luyện kỹ năng sẽ giúp bạn ra quyết định trong công việc mỗi ngày nhanh và đúng đắn hơn

Cũng như bất cứ kỹ năng nào, ra quyết định có thể rèn luyện dựa trên cách làm đúng và dám dũng cảm đón nhận rủi ro khi quyết định sai. Việc Làm 24h luôn đồng hành, tư vấn và giúp bạn bổ sung kiến thức về những kỹ năng quan trọng giúp bạn làm chủ sự nghiệp, làm chủ cuộc đời. Chúc bạn luôn ra quyết định đúng, nhanh và hiệu quả! Đừng quên tìm kiếm và quyết định chọn lựa công việc mới với Việc Làm 24h nhé.

Xem thêm: 5S là gì? Triển khai quy tắc 5S – giải pháp vàng của mọi doanh nghiệp thành công

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục