Trong bối cảnh kinh doanh ngày càng cạnh tranh gay gắt, sampling hiện đang là một trong những phương thức truyền thông được nhiều doanh nghiệp áp dụng để tiếp cận và thu hút khách hàng. Vậy sampling là gì? Doanh nghiệp áp dụng hình thức sampling vào chiến lược Marketing bằng cách nào? Mời bạn đọc cùng Vieclam24h.vn tìm hiểu chi tiết.
Sampling là gì?
Sampling là chiến lược tiếp thị mà doanh nghiệp cung cấp một mẫu sản phẩm miễn phí cho khách hàng để họ có thể trải nghiệm trước khi quyết định mua hàng. Đây là một trong những hình thức Marketing được nhiều doanh nghiệp sử dụng.
Mục tiêu của sampling là tạo cơ hội để người tiêu dùng tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, giúp họ hiểu rõ và đánh giá chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra quyết định tiêu dùng. Chiến lược này không chỉ giúp tăng cường doanh số bán hàng mà còn xây dựng lòng tin và tạo ra sự kết nối giữa sản phẩm, thương hiệu và khách hàng. Không những thế, dựa vào đánh giá khách hàng, doanh nghiệp có cơ sở để thay đổi và hoàn thiện sản phẩm hơn.
PG Sampling là gì?
PG được viết tắt của cụm từ Promotion Girl, được hiểu là nữ nhân viên tiếp thị. Cụ thể thì PG Sampling là nữ tiếp thị làm công việc hoạt náo, quảng bá sản phẩm và mời khách hàng trải nghiệm sản phẩm miễn phí trong các event, sự kiện truyền thông,…
Xem thêm: PG là gì? Liệu có phải là việc nhẹ lương cao như lời đồn?
Lý do nhiều doanh nghiệp triển khai sampling là gì?
Tạo cơ hội để khách hàng trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ: Thông qua sampling, chính bản thân khách hàng được trải nghiệm sản phẩm hoàn toàn miễn phí. Đây là đòn bẩy để kích thích khách hàng chuyển đổi hành động mua sắm và tăng khả năng hài lòng.
Thiết lập niềm tin giữa khách hàng và thương hiệu: Cảm nhận trực tiếp về sản phẩm giúp khách hàng hiểu đúng và tin tưởng về sản phẩm hơn bất cứ hình thức quảng cáo nào. Dựa vào đó, khách hàng có cơ sở thực tế đánh giá và ghi nhớ thương hiệu để thực hiện hành vi mua sắm khi có nhu cầu.
Lắng nghe và phản hồi khách hàng trực tiếp: Tại các sự kiện phát sản phẩm thử, PG sampling là người trao đổi, tư vấn trực tiếp và giải thích mọi thắc mắc của khách hàng. Một số PG sampling được đào tạo kỹ lưỡng có thể khiến khách hàng ấn tượng sâu sắc và hài lòng về sản phẩm, thương hiệu.
Mở rộng tệp khách hàng: Khi trải nghiệm sản phẩm và hài lòng, khách hàng có thể giới thiệu đến những người xung quanh. Doanh nghiệp nhờ đó có thể mở rộng thị trường, biến tệp khách hàng hiện tại trở thành khách hàng tiềm năng.
Xem thêm: 6 kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp giúp dân Sale đạt doanh thu khủng
3 hình thức sampling phổ biến hiện nay
1. Face to Face sampling là gì?
Doanh nghiệp tiếp cận khách hàng trực tiếp tại sự kiện, triển lãm hoặc tại các địa điểm tập trung đông người như trung tâm mua sắm, siêu thị, trường học,… Doanh nghiệp có thể giới thiệu và cung cấp mẫu sản phẩm miễn phí đến trực tiếp cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
“Hiệu ứng đám đông” giúp hình thức sampling này thu hút sự chú ý của nhiều người. Thông qua đó, doanh nghiệp vừa thiết lập trải nghiệm tương tác với khách hàng, vừa ghi nhận những phản hồi, đánh giá chân thật nhất về sản phẩm.
2. Door to Door sampling là gì?
Thông qua PG Sampling, doanh nghiệp sẽ cung cấp mẫu sản phẩm và giới thiệu thông tin chi tiết đến tận tay khách hàng ngay tại nhà. Các PG sampling thực hiện nhiệm vụ này thường được đào tạo kỹ lưỡng, am hiểu sản phẩm và có kỹ năng giao tiếp, chăm sóc khách hàng tốt.
Thay vì tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, Door to door sampling hướng đến việc tiếp cận một bộ phận khách hàng tiềm năng. Nhờ đó, tạo cơ hội trải nghiệm sản phẩm trong không gian quan thuộc – ngay tại nhà.
3. Online sampling là gì?
Với sự bùng nổ của Internet, Online sampling trở thành một hình thức tiếp thị hiệu quả, được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Đối với hình thức này, khách hàng phải đăng ký trực tuyến để được nhận mẫu thử sản phẩm. Khách hàng cần cung cấp thông tin cá nhân như số điện thoại, địa chỉ, tình trạng sức khỏe,… Đây là cơ hội để doanh nghiệp thu thập dữ liệu khách hàng toàn diện hơn so với hình thức phát trực tiếp. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tiếp cận nhiều khách hàng và tiết kiệm chi phí cũng như nhân lực tiếp thị, tư vấn.
Ngoài ra, Online sampling rất hữu ích trong trường hợp doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm mang tính nhạy cảm. Hình thức này cũng phù hợp với các khách hàng ngần ngại nhận mẫu thử ở nơi công cộng, nhờ đó, giảm bớt rào cản khi trải nghiệm.
Cách triển khai chiến dịch sampling hiệu quả
Bước 1. Xác định mục tiêu của chiến dịch sampling là gì
Trước hết, doanh nghiệp nên xác định mục tiêu cụ thể của chiến dịch sampling. Mục tiêu dựa trên thời điểm triển khai chiến dịch sampling phù hợp, chẳng hạn như:
- Kích thích nhu cầu mua hàng, tăng doanh số bán hàng.
- Xây dựng nhận thức tích cực về thương hiệu.
- Ra mắt sản phẩm mới và đưa sản phẩm tiếp cận đến người tiêu dùng.
- Tham khảo cảm nhận, phản hồi của khách hàng để cải tiến sản phẩm, đáp ứng thị hiếu của người dùng.
- Định vị thương hiệu thông qua đánh giá khách hàng về chất lượng sản phẩm
- Khẳng định uy tín sản phẩm dựa trên đánh giá của người dùng.
- …
Xem thêm: Best Sale là gì? Tiết lộ những kỹ năng của người bán hàng giỏi rất đáng học hỏi
Bước 2. Xác định đối tượng mục tiêu
Ai là đối tượng mục tiêu mà bạn muốn tiếp cận? Càng làm rõ đối tượng mục tiêu, bạn càng xác định nơi triển khai chiến dịch và hình thức sampling phù hợp.
Bước 3. Chọn mẫu sản phẩm phù hợp
Sản phẩm được lựa chọn có thể mới ra mắt hoặc sản phẩm đặc trưng – phản ánh chính xác giá trị của thương hiệu trong mắt người tiêu dùng. Bên cạnh đó, mẫu sản phẩm nên đảm bảo tính dễ trải nghiệm trong thời gian ngắn, nhờ đó, người dùng có thể nhận biết giá trị của sản phẩm nhanh chóng. Bạn có thể kết hợp quảng cáo hoặc ưu đãi giảm giá để sản phẩm thu hút khách hàng hơn.
Bước 4. Quyết định địa điểm thực hiện sampling
Tùy vào nhu cầu, doanh nghiệp có thể thực hiện sampling thông qua không gian trưng bày sản phẩm, gian hàng tương tác hoặc tổ chức sự kiện để gia tăng ấn tượng khách hàng. Để làm được điều đó, doanh nghiệp nên tập trung xác định vị trí tổ chức sự kiện để đánh giá lưu lượng khách hàng.
Dưới đây là một số gợi ý địa điểm thực hiện sampling hiệu quả:
- Chợ, siêu thị, các tiệm tạp hóa: Đây là các địa điểm thu hút đa dạng người dùng có tâm lý sẵn lòng thử nghiệm sản phẩm mới phù hợp với các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày như thực phẩm, đồ uống, sản phẩm làm đẹp.
- Nhà hàng, quán cà phê, quán bar: Đây là địa điểm tạo ra trải nghiệm trực tiếp cho người dùng tại các địa điểm phục vụ nhu cầu ăn uống và thưởng thức ẩm thực. Tập trung vào các sản phẩm liên quan đến đồ ăn, thức uống, gia vị.
- Tòa nhà văn phòng: Tiếp cận nhóm đối tượng mục tiêu là nhân viên văn phòng. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải nhận được sự đồng ý của phía toà nhà để giới thiệu các sản phẩm hỗ trợ trong công việc hàng ngày, cà phê, thức uống, thức ăn nhanh, mỹ phẩm,…
- Trường học, các cơ sở đào tạo: Để vào được các trường học hoặc cơ sở đào tạo, bạn phải nhận được sự đồng ý của lãnh đạo nhà trường. Do vậy, các sản phẩm sampling cần hướng đến đối tượng học sinh, sinh viên và phải đảm bảo chất lượng
- Bệnh viện và các trung tâm thẩm mỹ, cơ sở yoga,…: Địa điểm samping này rất phù hợp đối với các sản phẩm chức năng về sức khỏe, làm đẹp.
Bước 5: Thu thập và phân tích phản hồi khách hàng
Đây là bước không thể thiếu khi triển khai chiến dịch sampling. Doanh nghiệp nên xác định các yếu tố quan trọng cần thu thập phản hồi từ người tiêu dùng để đánh giá hiệu suất chiến dịch. Dựa vào đó, doanh nghiệp có thể cải tiến và nâng cao sản phẩm phù hợp.
Ngoài ra, doanh nghiệp nên chú ý xử lý mẫu sampling còn tồn cũng như kết nối với khách hàng để duy trì mối quan hệ và tiếp tục các bước chăm sóc khách hàng khác.
Kết luận
Hy vọng bài viết trên của Vieclam24h.vn đã giúp bạn hiểu rõ sampling là gì và các hình thức sampling phổ biến được sử dụng rộng rãi hiện nay. Triển khai kế hoạch sampling phù hợp giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm gần gũi hơn với người tiêu dùng. Nhờ đó, thúc đẩy doanh số bán hàng và xây dựng mối quan hệ vững chắc với khách hàng.
Bên cạnh đó, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.
Xem thêm: Lương khởi điểm là gì? Mức lương khởi điểm của các ngành nghề phổ biến