Seeding là gì? Tiết lộ 9 cách seeding hiệu quả mà bạn không thể bỏ qua

Seeding là một phần không thể thiếu trong các chiến dịch Marketing nhằm thu hút khách hàng quan tâm tới sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Những kịch bản seeding hay, ấn tượng sẽ giúp doanh nghiệp tạo niềm tin, kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng và thúc đẩy doanh số. Hãy cùng Việc Làm 24h tìm hiểu seeding là gì, cách seeding hiệu quả và kịch bản seeding mới nhất hiện nay trong bài viết dưới đây nhé.

seeding là gì
Bạn đã biết seeding là gì chưa?

Seeding là gì?

seeding là gì
Seeding là gì? Nghề seeding là gì?

Seeding là phương pháp tiếp cận khách hàng bằng cách phân phối các nội dung có chủ đích và có lợi cho doanh nghiệp trên Internet. Đây là một trong những thủ thuật của Digital Marketing nhằm lan truyền những nội dung liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thông qua các nền tảng như mạng xã hội, website, diễn đàn,… Mục đích nhằm thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng khác nhau và góp phần tạo nên sự thành công cho chiến dịch Marketing – PR.

Nghề seeding là gì?

Người thực hiện các chiến dịch seeding nhằm truyền tải các thông điệp của sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu đến với khách hàng được gọi là seeder. Những người làm nghề seeding thường nhận được mức thu nhập được tính toán dựa trên mức độ hiệu quả của các chiến dịch seeding. Để thu hút khách hàng tiềm năng chú ý đến thương hiệu, seeder phải có chiến lược bài bản và khả năng tương tác tốt. Một seeder có thể có mức thu nhập lên đến 5 – 20 triệu đồng/tháng. 

Kịch bản seeding là gì?

seeding là gì
Kịch bản seeding là gì?

Kịch bản seeding là việc thiết lập kế hoạch nội dung về sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu doanh nghiệp trên Internet bằng các cách như phân tích, đánh giá, review hoặc đưa ra những thông tin gây tranh luận. Kịch bản seeding tốt sẽ giúp điều hướng suy nghĩ của khách hàng, tạo hiệu ứng đám đông và thúc đẩy quyết định mua hàng. Đồng thời, kịch bản seeding giúp xử lý bình luận xấu, truyền tải thông tin, đưa sản phẩm của mình đến với những người xung quanh, nhận feedback.

Tầm quan trọng của việc seeding đối với doanh nghiệp

seeding là gì
Có những cách seeding hiệu quả nào?

Seeding có thể xoay chuyển được cục diện của các chiến dịch tiếp thị- quảng cáo khi mang đến cho doanh nghiệp những lợi ích quan trọng sau đây:

  • Giúp các bài viết của doanh nghiệp không bị “trôi”. Thu hút người dùng Internet quan tâm và tương tác với các thông tin liên quan đến sản phẩm và dịch vụ. 
  • Nguồn backlink giá trị, nhằm hỗ trợ hoạt động SEO. 
  • Tăng cơ hội lên top tìm kiếm với các từ khoá đơn giản, tạo điều kiện để khách hàng dễ dàng tiếp cận sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu. 
  • Tăng nhận diện thương hiệu và hỗ trợ phát triển thương hiệu mạnh mẽ.
  • Thu hút lượng traffic thông qua những topic comment có tính lan truyền tốt. Nếu seeding đúng cách với một tài khoản sử dụng thường xuyên sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cá nhân tốt.

Đâu là mục tiêu quan trọng của chiến dịch seeding?

seeding là gì
Xây dựng kịch bản seeding có khó không?

Nếu muốn chiến dịch seeding thành công, doanh nghiệp phải xác định các mục tiêu chính dựa trên mô hình AISAS để theo dõi hành vi khách hàng. 

A (Attention): Thu hút sự quan tâm của khách hàng và khiến họ suy nghĩ về quảng cáo.

I (Interest): Thu hút sự hứng thú của khách hàng từ suy nghĩ mơ hồ đến hứng thú về sản phẩm, dịch vụ hoặc thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải.

S (Searching): Thu hút sự quan tâm và khiến khách hàng tò mò phải tìm hiểu thêm thông tin về quảng cáo. Điều này giúp hình thành nhu cầu khách hàng và xuất hiện các lý do để mua hàng.

A (Action): Thu hút hành động để đi đến quyết định mua hàng.

S (Share): Thu hút sự yêu thích đối với sản phẩm, dịch vụ và thúc đẩy sự chia sẻ với những người khác để lan tỏa thương hiệu mạnh mẽ hơn.

Tiết lộ 9 cách seeding hiệu quả mà bạn không thể bỏ qua

seeding là gì
Có 9 cách seeding hiệu quả mà bạn không thể bỏ qua

1. Nhắm đúng đối tượng

Dựa vào đối tượng khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược tiếp cận khách hàng thông qua chiến lược seeding phù hợp và mang lại hiệu quả làn truyền thông điệp tốt.

2. Nhấn mạnh từ khóa mục tiêu

Nhấn mạnh các từ khóa mục tiêu sẽ làm nổi bật thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải, nhờ đó, khách hàng sẽ hiểu rõ về nội dung quảng cáo. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng tần suất xuất hiện từ khóa quá nhiều lần, khách hàng nhận ra kế hoạch quảng cáo và không còn hứng thú về thương hiệu.

3. Triển khai tự nhiên

Dù mục đích chính là quảng bá thương hiệu nhưng nội dung seeding cần mang đến những thông tin hữu ích đến với khách hàng. Khách hàng thường sẽ mất hứng trước những nội dung quảng cáo. Bên cạnh đó, đối với những nội dung seeding trên diễn đàn, group mạng xã hội,… người quản trị sẽ tránh tình trạng quảng cáo xuất hiện liên tục làm “loãng” thông tin của họ. Do đó, người sáng tạo nội dung seeding cần khéo léo để triển khai chiến dịch thật tự nhiên. 

4. Tạo cuộc tranh luận

seeding là gì
Kịch bản seeding được xây dựng như thế nào?

Một cuộc tranh luận có thể gây thu hút sự quan tâm và tạo cơ hội để mọi người thể hiện quan điểm cá nhân theo chủ đề mà nội dung seeding đang định hướng. Điều cần làm ở đây là người làm nội dung phải khéo léo tạo những tình huống tranh luận bằng cách đưa ra những giả thuyết hoặc nghi ngờ nhằm kích thích cộng đồng mạng.

5. Tình huống thảo luận

Người làm nội dung có thể tạo những chủ đề đang hot dạo gần đây, phân tích và đưa ra ý kiến cá nhân để tăng sự hưởng ứng từ cộng đồng mạng. 

6. Nắm bắt xu hướng

Muốn tạo topic cho các cuộc tranh luận hoặc thảo luận mang tính seeding, hãy chú ý đặt một tiêu đề thu hút, kích thích sự tò mò của người xem vào các nội dung bắt trend. Đó có thể là câu nói viral, lời bài hát đang hot hoặc các sự kiện nổi tiếng.

7. Quản lý và xử lý khủng hoảng truyền thông

Seeding là “con dao hai lưỡi” vừa giúp bạn tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng vừa gây phản cảm nếu không biết cách sáng tạo nội dung seeding hiệu quả. Bên cạnh đó, những cuộc tranh cãi không có hồi kết sẽ đẩy mọi chuyện đi xa và mọi người sẽ nhìn nhận không đúng về sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp. Điều cần làm ở đây là nội dung seeding cần được xây dựng dựa trên nguyên tắc tự nhiên, khéo léo và phù hợp với đối tượng mục tiêu. Đồng thời, người làm nội dung cần dự đoán trước các tình huống để có biện pháp phòng tránh cũng như xử lý khủng hoảng truyền thông phù hợp. 

Tổng hợp các kịch bản seeding mới nhất hiện nay

seeding là gì
Vì sao nhiều người vẫn chưa biết seeding là gì?

Kịch bản hỏi đáp

Các bạn có thể đưa ra những câu hỏi về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp vào các group mạng xã hội, sau đó nhờ cộng đồng mạng tư vấn. Đồng thời, hãy thiết lập các tài khoản vào bình luận nội dung seeding để tạo những cuộc thảo luận, tranh luận,…

Ví dụ: 

Topic: Mọi người cho mình hỏi về sản phẩm A có phù hợp với nữ giới, độ tuổi xx hay không? Mình thấy mọi người sử dụng nhiều nhưng không biết có phù hợp không nữa. 

Comment seeding:

1/ Tài khoản B: Sử dụng rất hợp luôn, mình đã thử và thành công nhé. Để hiệu quả hơn bạn nên sử dụng vào tối trước khi đi ngủ và đều đặn trong 3 tháng nha. 

2/ Tài khoản C: Thấy ai cũng khen nhưng không biết ra sao luôn, mình cũng tò mò quá.

Kịch bản review

Sử dụng tài khoản chân thật và viết bài review khách quan về sản phẩm, dịch vụ theo quan điểm cá nhân, có thể chia sẻ quá trình đã từng trực tiếp sử dụng và thành công như mong đợi. Đồng thời, tạo các bình luận seeding có cùng quan điểm để tạo sự hưởng ứng và tin tưởng cho khách hàng.

Ví dụ: 

Comment gốc: Mình đã sử dụng nè mọi người, công tâm mà nói giá thành cao nhưng tương xứng với chất lượng. Nhờ sản phẩm A mà mình đã được xx và xx trong chỉ 3 tháng thôi. Hài lòng lắm luôn, ước gì giá rẻ tí hoặc có chương trình khuyến mãi để mình mua nhiều hơn.

Comment seeding:

1/ Tài khoản B: Mình cũng vậy, thấy giá cao quá cứ cho vào giỏ hàng hoài mà chưa mua, thấy comment của bạn cái yên tâm hẳn. Chắc phải mua ngay thôi

2/ Tài khoản C: Nhiều người nói dùng 3 tháng là có tác dụng, nhưng mình dùng 4 tháng mới thấy thay đổi rõ rệt, chắc cũng tùy người đó mọi người. 

Kịch bản drama

seeding là gì
Tìm hiểu seeding là gì giúp bạn định hướng kịch bản seeding tốt hơn

Các bạn có thể tự tạo một bài viết nhằm đưa ra ý kiến không tốt về một sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp đối thủ. Nhưng lưu ý là lồng ghép nội dung khéo léo để tránh sa đà vào phê phán gây phản cảm. Sau đó, bạn đưa vào các bình luận nhằm tư vấn và giới thiệu về sản phẩm và dịch mà mình cung cấp.

Ví dụ: 

Comment gốc: Mọi người có ai sử dụng sản phẩm X chưa? Sao không như mình kỳ vọng về tác dụng xx và xx nhỉ? Mọi người tư vấn giúp mình sản phẩm có tác dụng này phù hợp hơn được không?

Comment seeding:

1/ Tài khoản B: Sản phẩm A nha bạn, giá hơi cao nhưng đảm bảo 3 – 4 tháng là có tác dụng liền luôn. Mình thử và thành công rồi nè. Cho bạn xem số lượng sản phẩm mình đã mua nè. [đính kèm hình ảnh liên quan]

2/ Tài khoản C: Thấy bạn mình toàn khen sản phẩm A, mình vừa đắn đo giữa A với X. Nhờ review của bạn về X chắc mình phải thử A quá! 

Kịch bản tâm sự

Các bạn có thể viết một bài chia sẻ về quá trình sử dụng sản phẩm và dịch vụ thật tự nhiên. Đồng thời tạo các bình luận tranh luận hoặc thảo luận xoay quanh câu chuyện này theo định hướng của thương hiệu.

Ví dụ: 

Comment gốc: Hồi xưa còn là sinh viên, mình muốn sử dụng sản phẩm A lắm luôn, do nhìn thấy trên tivi với thấy chị họ sử dụng. Mà lúc đó điều kiện chưa cho phép nên chỉ biết ước thôi. Sau này mình ra trường, đi làm có tiền lương, lương tháng đầu tiên mình đã mạnh dạn mua sản phẩm A và gắn bó đến bây giờ đã được 2 năm rồi. Mới đó mà nhanh ghê, nhớ hồi nào còn tiết kiệm từng đồng để mua được sản phẩm A, giờ đã đồng hành được bao nhiêu đó năm vẫn giữ nguyên tình cảm như thuở nào dù hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm giá thành rẻ hơn. 

Comment seeding:

1/ Tài khoản B: Sao mình thấy người ta dùng 3 tháng có tác dụng rồi mà bạn sử dụng tới 2 năm? 

Trả lời bình luận: Thật ra mình sử dụng 4 tháng là đã thay đổi lắm luôn, mình được xx và xx nên thích lắm. Sau 4 tháng đến bây giờ mình sử dụng để duy trì với liều lượng ít hơn trước để đảm bảo tác dụng xx nè. 

2/ Tài khoản C: Hâm mộ ghê! Còn mình thấy giá cao quá cứ đắn đo hoài, dù biết tác dụng tốt cho cơ thể. Nhờ bạn nên chắc mình phải lấy động lực để chốt đơn thôi. 

Những điều cần lưu ý gì khi xây dựng kịch bản seeding?

seeding là gì
Seeding là gì không còn là câu hỏi khó qua bài viết này của Việc Làm 24h 

Thứ nhất: Kịch bản seeding phải được xây dựng nội dung thật tự nhiên. Do đó, người làm nội dung hãy đặt mình vào vị trí khách hàng để hiểu nhu cầu thật sự của họ. 

Thứ hai: Cách dùng từ và ngữ điệu của các nội dung seeding trên mỗi tài khoản phải khác nhau để khách hàng không nghi ngờ. Bạn có thể tạo các tài khoản seeding đóng các vai trò khác nhau như một nhân tố lôi kéo sự thảo luận của khách hàng. Nhờ đó, kích thích hiệu ứng đám đông và thúc đẩy khách hàng ra quyết định mua hàng.

Thứ ba: Hạn chế sử dụng các tool seeding, điều này chỉ khiến bạn trở nên “giả tạo” với khách hàng và trở nên phản tác dụng khi khiến khách hàng quay lưng. Ngoài ra, việc sử dụng tool seeding vừa không hiệu quả, không thúc đẩy tăng giá trị thương hiệu và thúc đẩy doanh số mà còn tốn kém chi phí.

Kết luận

Hiện nay, việc xây dựng kịch bản seeding đã trở thành một phần không thể thiếu trong các chiến dịch marketing của bất kỳ doanh nghiệp nào. Kịch bản seeding ấn tượng và tự nhiên sẽ giúp dẫn dắt và khéo léo truyền tải thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp đến người dùng một cách tự nhiên. Nhờ đó, khách hàng tiềm năng sẽ đón nhận, chủ động tìm hiểu thông tin và dẫn đến hành vi mua sắm sản phẩm, dịch vụ.

Với các cách seeding hiệu quả mà Nghề Nghiệp Việc Làm 24h chia sẻ trên, hi vọng sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn seeding là gì và xây dựng kịch bản seeding phù hợp với định hướng mà doanh nghiệp đang triển khai. 

Xem thêm: Data Analyst là gì? Cần học những gì để trở thành một Data Analyst chuyên nghiệp? 

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục