SEO mũ đen là gì? Áp dụng SEO mũ đen có rủi ro gì không?

Với những người làm SEO chắc chắn đều từng nghe đến SEO mũ đen, mũ trắng và mũ xám. Thực hư về sự khác nhau của các phương pháp này như thế nào? Nên chọn phương pháp SEO nào là tốt nhất? Mời bạn cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết.  

SEO là gì?

Để hiểu rõ hơn về SEO mũ đen, SEO mũ trắng, SEO mũ xám, bạn cần bắt đầu cơ bản từ SEO là gì.

SEO là từ viết tắt của Search Engine Optimization – là một quá trình với nhiều giai đoạn và kỹ thuật nhằm tối ưu hoá trang web, giúp trang web đạt thứ hạng cao trên trang tìm kiếm như Google, Bing, Cốc Cốc…

Các hoạt động SEO bao gồm: SEO on-page và SEO off-page.

  • SEO on-page: là kỹ thuật tối ưu những nội dung hiển thị trên website (meta, content, hình ảnh, heading…), nghiên cứu từ khoá, tăng trải nghiệm trang… 
  • SEO off-page: là kỹ thuật tối ưu các yếu tố nằm ngoài website như build link, các kênh social media, social media bookmarking… nhằm tăng lượng liên kết uy tín từ các trang web khác tới web chính, tăng chỉ số tín nhiệm cho trang. 

Như vậy, mục đích chính của hoạt động SEO là tăng thứ hạng của trang. Từ đó cũng xuất hiện những cách làm tăng thứ hạng trang chính thống, tuân thủ nguyên tắc (mũ trắng) hoặc không chính thống, “lách” các nguyên tắc (mũ đen) hoặc kết hợp (mũ xám) để đạt được mục tiêu.

Nhiều SEOer lan truyền câu nói “mũ đen hay mũ trắng không quan trọng, miễn là lên TOP”. Có thực sự là mũ đen hay mũ trắng không quan trọng hay không? Mời bạn tiếp tục cùng Việc Làm 24h tìm hiểu.  

seo mũ đen
Để hiểu SEO mũ trắng, mũ đen hay mũ xám là gì, bạn cần hiểu rõ bản chất của SEO là gì trước.

SEO mũ đen là gì?

Định nghĩa

SEO mũ đen là phương pháp SEO sử dụng nhiều kỹ thuật không tuân theo luật của Google, tận dụng các lỗ hổng trong thuật toán của công cụ tìm kiếm nhằm đưa trang web lên thứ hạng cao mà không tốn quá nhiều thời gian. 

seo mũ đen
SEO mũ đen là phương pháp SEO không tuân theo luật của công cụ tìm kiếm.

Các thủ thuật SEO mũ đen

Có rất nhiều thủ thuật SEO mũ đen, nếu Google phát hiện sẽ xử phạt trang web rất nặng. 

  • Che giấu: hiển thị content khác nhau cho công cụ tìm kiếm và người dùng.
  • Ẩn content: người dùng trang web phải cung cấp thông tin mới có thể nhìn thấy nội dung hoặc dùng màu chữ cùng màu đặt ngoài màn hình hoặc chỉnh kích thước về 0.
  • Spam từ khoá: sử dụng số lượng từ khóa không tự nhiên để tăng xếp hạng, nhồi nhét quá nhiều biến thể từ khoá, tạo ra trải nghiệm không tốt. 
  • Lén chuyển hướng: tự ý chuyển hướng công cụ tìm kiếm hoặc người dùng sang một url khác thay thế để cố ý tăng traffics.
  • Thao túng link: mua link để giả vờ tăng uy tín cho trang. Google cấm các website thao túng thuật toán hoặc tăng pagerank bằng cách mua bán liên kết. 
  • Farm link: tạo trang web để làm tăng độ phổ biến link cho một trang web khác.
  • Spam bình luận:  bình luận trên trang khác bằng cách chèn link đến trang web của bạn. 
  • Spam nội dung: tạo ra những nội dung trùng lặp một cách cố ý để bài viết được xếp hạng. Năm 2011, Google đã ra thuật toán Panda để phát hiện và xử phạt hành động này. 
  • Lạm dụng Structured Data (dữ liệu có cấu trúc): cài đặt dữ liệu có cấu trúc giúp google hiểu rõ hơn về nội dung website, nhưng không nên lạm dụng. 
  • Thủ thuật Doorway Pages: tạo trang cầu nối trung gian chuyển hướng người dùng từ trang web ban đầu sang một trang hoàn toàn khác. 
  • Negative SEO (SEO bẩn) là kỹ thuật SEO tác động lên website của đối thủ nhằm hạ vị trí của trang web đó trên thứ hạng tìm kiếm thông qua spam backlink, bắn backlink bẩn, tạo hồ sơ giả trên mạng xã hội để hạ danh tiếng đối thủ…
  • Mua traffics ảo: traffics này đến website định kỳ bằng cách sử dụng công cụ (tools) được cài đặt sẵn truy cập cho từng từ khoá. 
seo mũ đen
Hầu hết các thủ thuật SEO mũ đen đều bị Google phát hiện và xử lý bằng cách thay đổi thuật toán hoặc xử phạt.

SEO mũ đen có rủi ro gì không?

Lợi ích trước mắt khi làm SEO mũ đen là giúp website tăng hạng nhanh, giúp thu lợi nhuận nhanh chóng cho SEOer. Tuy nhiên, kỹ thuật này tiềm ẩn rủi ro rất cao là bị Google phát hiện và xử phạt. Khi đó, mọi kết quả lên TOP đã đạt được sẽ bốc hơi trong chớp mắt, thậm chí một vài nội dung cho đến toàn bộ trang có thể bị gỡ bỏ vĩnh viễn khỏi phần kết quả tìm kiếm. 

Cụ thể, những nguy hiểm trang web có thể gặp phải khi cố tình làm SEO mũ đen:

  • Kết quả lên top không bền vững.
  • Không mang lại hiệu quả chuyển đổi thực sự.
  • Website không thể đi lâu dài.
  • Ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng từ khoá. 
  • Website có thể biến mất khỏi danh sách tìm kiếm.
  • Gây lãng phí thời gian, chi phí khi đầu tư vào nội dung, tên miền cũng như thời gian SEO. 
  • Trang web dễ bị tấn công hơn.

SEO mũ trắng là gì?

Trái ngược với SEO mũ đen là SEO mũ trắng (white hat).. 

Định nghĩa

SEO mũ trắng là cách làm SEO sử dụng các kỹ thuật được Google công nhận, cho phép để tối ưu website và làm tăng thứ hạng web. Đây được xem là cách làm an toàn, bền vững, là cách SEO chính thống. SEOer thường phải mất khoảng thời gian dài để nhận được kết quả. Tuy nhiên thứ hạng thu về sẽ ổn định. 

seo mũ đen
SEO mũ trắng là từ để chỉ cách làm SEO an toàn, tuân thủ đúng “luật chơi” của các công cụ tìm kiếm.

Các chiến thuật SEO mũ trắng

Các chiến thuật của phương pháp SEO mũ trắng thường bao gồm:

  • Sử dụng content chất lượng, hấp dẫn, đáp ứng đúng nhu cầu tìm kiếm. 
  • Tối ưu các kỹ thuật SEO on-page, giúp website có nền tảng tốt, tương thích nhiều loại thiết bị, mang tới trải nghiệm tốt cho người dùng.
  • Tối ưu UX để làm trang web trở nên dễ hiểu, điều hướng người dùng phù hợp khiến họ không rời đi, bounce rate thấp. 
  • Xây dựng link chất lượng bằng cách quảng bá qua email, mạng xã hội, thu hút người dùng thực sự quan tâm, thực hiện các chiến lược xây dựng link mũ trắng như cải thiện link, sử dụng link mồi nhử (link baiting), xử lý link theo kỹ thuật nhà chọc trời (skyscraper technique) …

Xem thêm: Tổng hợp các website giúp bạn tự học SEO tại nhà hiệu quả nhất hiện nay

Lợi ích khi thực hiện SEO mũ trắng 

Lợi ích của SEO mũ trắng là một khi đã giúp trang web lên top thì sẽ bền vững, ổn định, mang lại giá trị thực sự cho doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, cách làm này có hạn chế là thời gian lâu, cần sự đầu tư tốt về content, am hiểu về kỹ thuật SEO. Thực tế, SEO mũ trắng vẫn có rủi ro là đôi khi không thực sự mang lại lợi ích như ý hoặc kết quả rất chậm. 

seo mũ đen
SEO mũ trắng là cách lên TOP an toàn, bền vững nhưng chậm.

SEO mũ xám là gì?

Định nghĩa

SEO mũ xám (Gray hat) là sự kết hợp, hay chuyển giao giữa hai kiểu SEO. Hình thức này giúp website tăng hạng nhanh, đồng thời khả năng web bị Google cấm và phạt thấp hơn khi làm SEO mũ đen. 

Người làm SEO mũ xám vẫn tập trung phát triển trang web, tạo ra các nội dung hữu ích, thực hiện các kỹ thuật Onpage, tăng trải nghiệm người dùng và xây dựng link chất lượng. Tuy nhiên, SEOer vẫn áp dụng thêm các thủ thuật như mua backlink…

seo mũ đen
SEO mũ xám được xem là khái niệm kết hợp cả cách làm mũ đen và mũ trắng.

Cách thực hiện SEO mũ xám

Kỹ thuật SEO mũ xám được đánh giá là an toàn hơn so với SEO mũ đen nhưng vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro đòi hỏi người làm SEO cần khôn khéo, cẩn thận. Một số thủ thuật SEO mũ xám gồm:

  • Liên kết tương hỗ 
  • Trao đổi liên kết 3 chiều
  • Mua tên miền cũ hoặc tên miền hết hạn để mục đích đưa website lên thứ hạng cao
  • Article Spinning để tối ưu công cụ tìm kiếm
  • Tạo thật nhiều liên kết

Lợi ích khi thực hiện SEO mũ xám

SEO mũ xám vừa giúp trang web có thể lên TOP nhanh hơn khi làm SEO mũ trắng, giảm rủi ro so với việc làm SEO mũ đen. Tuy nhiên, website vẫn đứng trước nguy cơ bị phạt trong lai nếu các hoạt động bạn thực hiện nằm ngoài quy định. SEOer sẽ không biết trước khi nào Google thắt chặt thuật toán để gỡ bỏ các hoạt động này. Đồng thời, khi làm SEO mũ xám, trang web của bạn có thể bị giám sát nhiều hơn, làm giảm đi hiệu quả. 

Xem thêm: Phần mềm SEO là gì? Tiết lộ 7 phần mềm SEO tốt nhất dành cho thợ xây website

Nên áp dụng phương pháp SEO nào?

Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt của 3 hình thức SEO này, bạn có thể tham khảo so sánh sau:

SEO mũ đenSEO mũ trắngSEO mũ xám
Thời gianKết quả nhanhCần khá nhiều thời gianThời gian vừa phải
Hiệu quảCó kết quả tốt nhanh chóng nhưng dễ “bay màu” khi Google phát hiện ra hành động đáng ngờ do đó hiệu quả không bềnKết quả tốt, ổn địnhTừ khoá giữ hạng lâuNếu sử dụng hợp lý có thể đạt được kết quả tốt như SEO mũ trắng
Chất lượng nội dungChuyên sao chép, xáo trộn, làm content kém chất lượngTập trung vào nội dung chất lượng, hữu ích Tập trung vào nội dung hữu ích, chất lượng 
Chất lượng linkĐa phần là link không tốt, gồm cả link xấuChất lượng backlink tự nhiên tốtMột phần liên kết mua từ web vệ tinh, nếu đảm bảo uy tín thì vẫn được xem là link chất lượng
Nguy cơ bị phạt Cái tên đầu tiên bị Google xử lýKhông bị phạt Có nguy cơ “ăn gậy” nên cần đòi hỏi biết cách làm hợp lý

Thực tế, Google đã có nhiều biện pháp với nhiều thuật toán như Panda, Penguin… ngăn chặn và xử lý những thủ thuật làm SEO quá đà, spam backlink, nhồi nhét từ khoá… Các thủ thuật SEO mũ đen hầu hết đều khó qua mặt được Google. 

Bản chất vận hành của mọi mô hình công cụ tìm kiếm đều là sự hài hoà lợi ích của ba bên, gồm: bản thân công cụ tìm kiếm, người dùng và các nhà quảng cáo trên công cụ tìm kiếm. Người dùng hưởng lợi từ công cụ tìm kiếm, nhà quảng cáo muốn tiếp cận người dùng và trả phí cho công cụ, công cụ tìm kiếm cần mang lại giá trị cho người dùng để có thể thu tiền từ nhà quảng cáo.

 Do đó, khi bạn cố tình thao túng thuật toán của công cụ tìm kiếm, đánh lừa người dùng bằng những nội dung không có giá trị, kể cả khi bạn cố tính trả phí để mua link cũng sẽ làm lệch cán cân trên và hiệu quả SEO chắc chắn là không lâu bền.

Như vậy, không có lời khuyên chính xác nên thực hiện phương pháp nào bởi các quy định về SEO không được quy định bởi pháp luật. Điều này chỉ đúng hoặc sai tuỳ theo mục đích của người làm SEO cũng như mong muốn của doanh nghiệp. 

  • Nếu chỉ muốn lên top bằng mọi cách nhanh nhất, không cần quan tâm đến các yếu tố khác, nhiều SEOer có thể chọn SEO mũ đen. 
  • Nếu muốn thương hiệu tăng trưởng bền vững, không có con đường nào khác an toàn và chắc chắn hơn SEO mũ trắng. 
  • Nếu muốn rút ngắn thời gian, bạn có thể dùng SEO mũ xám nhưng với cách làm phù hợp và vẫn cần tập trung vào giá trị của người dùng để mang lại giá trị lâu dài và tránh rủi ro trang web bị “đánh gậy”. Thực tế, đây cũng là cách làm được nhiều SEOer lựa chọn.
seo mũ đen
Định nghĩa đúng hay sai và chọn cách làm SEO nào tuỳ thuộc vào mục đích và mong muốn của SEOer và doanh nghiệp.

Lời kết

Trên đây, qua bài viết của Việc Làm 24h, hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về SEO mũ trắng, SEO mũ xám và SEO mũ đen là gì. Mong rằng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn lựa chọn được cách làm SEO phù hợp với mục tiêu và mong muốn của doanh nghiệp mình.

Xem thêm: Bật mí 20++ thuật ngữ SEO cần biết giúp website lên TOP tìm kiếm hiệu quả

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục