Đóng vai trò cốt lõi trong các chiến dịch Marketing, quảng bá hình ảnh thương hiệu đến người tiêu dùng, Standee đã trở thành ấn phẩm truyền thông vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ Standee là gì cũng như tầm quan trọng của ấn phẩm đồ hoạ này, nhất là những “newbie” vừa dấn thân vào ngành tiếp thị. Trong bài viết dưới đây, Việc Làm 24h sẽ bật mí đến bạn bí quyết thiết kế Standee quảng cáo ấn tượng.
Giới thiệu tổng quan về Standee
Standee là gì?
“Standee là gì?” là câu hỏi được nhiều người thắc mắc khi bước chân vào lĩnh vực tiếp thị. Đây là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực truyền thông, tiếp thị. Về bản chất, Standee là sự kết hợp giữa phương thức thiết kế kết hợp với công nghệ in ấn. Thông thường, các Standee được sử dụng nhiều trong các hoạt động quảng bá thương hiệu, tiếp thị sản phẩm truyền thống. Standee bao gồm 1 giá đỡ và 1 in bạt gắn phía trước.
Giá đỡ của Standee được thiết kế theo hình chữ X. Tuỳ vào mục đích sử dụng cũng, bạn có thể thiết kế Standee với các kích thước khác nhau.
Đặc biệt, chi phí sản xuất Standee cũng rất hợp lý, phù hợp với ngân sách của các doanh nghiệp. Standee thường được thiết kế theo phong cách đơn giản, tập trung chủ yếu vào hình ảnh, màu sắc thay vì từ ngữ. Sự cộng hưởng hài hoà giữa hình ảnh và màu sắc chính là yếu tố khiến Standee trở nên thu hút người tiêu dùng. Do có cấu tạo đơn giản, nhỏ gọn, Standee có thể dễ dàng tháo lắp, vận chuyển và tái sử dụng cho những lần sau.
Các loại Standee thường gặp
Tuỳ thuộc vào kiểu dáng, kích thước, Standee hiện được chia làm 3 loại chính, bao gồm:
- Standee kệ chữ X.
- Standee treo.
- Standee để bàn.
Standee kệ chữ X
Đây là loại Standee phổ biến được nhiều nhà tiếp thị đặc biệt ưa chuộng. Standee kệ chữ X bao gồm một khung đỡ hình chữ X được làm từ kim loại hoặc thanh nhựa xếp chéo lên nhau. Cấu tạo của khung được gắn với bạt in qua các lỗ tại 4 góc.
Vì vậy, bạn có thể tháo rời khung và bạt khi chiến dịch kết thúc và tái sử dụng cho lần sau. Thông thường, Standee kệ chữ X sẽ được dùng trong các sự kiện, hội thảo, triển lãm. Chúng được đặt ở các vị trí khác nhau như trước cửa phòng hội nghị, hội trường hoặc trên nền đất tại nơi tổ chức sự kiện.
Standee treo
Standee treo còn được gọi là Standee cuốn nhôm. Loại Standee này có cấu tạo bằng một thanh ngang cố định 2 đầu. Bạn có thể bắt gặp Standee treo ở bất kỳ đâu trên đường phố, cột đèn giao thông để thu hút sự chú ý của khách hàng.
Standee để bàn
So với các loại Standee khác, Standee để bàn ít được phổ biến hơn. Đây được xem là phiên bản thu nhỏ của những tấm Standee dạng áp phích thông thường. Các Standee được thiết kế nhỏ gọn, thường được đặt trên bàn làm việc. Chất liệu của Standee để bàn được làm bằng giấy bìa cứng hoặc tấm nhựa có kích thước bằng những tờ A3, A4 hoặc A5.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại Standee khác như Standee 3D hoặc Standee điện tử.
Vì sao nên sử dụng Standee để quảng cáo?
Khi hiểu được Standee là gì, hãy cùng Việc Làm 24h tiếp tục tìm hiểu những lợi ích tuyệt vời mà ấn phẩm truyền thông này mang lại.
Hỗ trợ quảng cáo hiệu quả
Standee là một loại ấn phẩm tiếp thị truyền thống, được in ra để quảng bá thương hiệu, sản phẩm hoặc sự kiện. Ngoài ra, Standee còn có thể là áp phích tự đứng hoặc màn hình 3D kết hợp với các bộ phận chuyển động và hệ Đối với các chương trình, sự kiện, hội chợ, trưng bày gian hàng thương mại đóng vai trò cực kỳ quan trọng để thu hút khách hàng. Thế nên, Standee đã trở thành một phương thức quảng cáo vô cùng hữu ích đối với các doanh nghiệp.
Giúp không gian trở nên nổi bật
Standee có thể được thiết kế theo nhiều phong cách khác nhau như áp phích hoặc ấn phẩm đồ họa chuyển động. Tuỳ vào mục đích của sự kiện, bạn có thể chọn các kiểu Standee khác nhau để trang trí cho khu vực.
Các Standee thường được thiết kế sinh động, trực quan với sự kết hợp hài hoà giữa hình ảnh và màu sắc. Điều này góp phần khiến khu vực quảng bá thương hiệu của bạn trở nên thu hút và nổi bật hơn. Đồng thời, Standee còn là yếu tố giúp khách hàng nhớ đến thương hiệu, sản phẩm của bạn lâu hơn.
Dễ sử dụng
Như đã đề cập, vì có tính năng di động nên Standee rất dễ di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Standee được sử dụng ở nhiều không gian khác nhau như hội chợ, triển lãm hoặc các chương trình sự kiện. Ngoài ra, bạn có thể thay đổi vị trí của Standee theo ý muốn của mình để tăng sự chú ý.
Ưu điểm vượt trội nhất của Standee là có khả năng tái sử dụng. Nhờ đó, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí cho các chiến dịch tiếp thị sắp tới. Có thể nói, Standee là một trong những công cụ quảng cáo tối ưu nhất về mặt chi phí. Vì vậy, công cụ này đã trở thành sự lựa chọn khả thi cho hầu hết các buổi triển lãm thương mại của doanh nghiệp.
Xem thêm: TOP 5 website tìm kiếm ý tưởng sáng tạo cho dân văn phòng khi bí idea
Cải thiện doanh số bán hàng
Một Standee chất lượng hoàn toàn đủ khả năng thu hút khách hàng cho doanh nghiệp bạn. Thông thường, Standee sẽ được trưng bày ở những nơi có đông người qua lại. Vì vậy, khi Standee của bạn trông nổi bật, người đi đường chắc chắn sẽ ghé lại xem hoặc ít nhất là nhìn vào nội dung bạn muốn truyền tải. Điều này làm tăng khả năng bán hàng, cải thiện doanh số cho doanh nghiệp bạn.
Bí quyết thiết kế Standee quảng cáo “chuẩn không cần chỉnh”
Các yếu tố cần chuẩn bị khi thiết kế Standee là gì?
Bên cạnh việc tìm hiểu Standee là gì, bạn cũng cần nắm rõ các quy trình thiết kế loại ấn phẩm truyền cao đầy thông dụng và hữu ích này. Trước khi sâu vào quy trình và bí quyết thiết kế, bạn cần chuẩn bị một số yếu tố sau:
- Nội dung.
- Phong cách và ý tưởng.
- Chất liệu in Standee.
Nghiên cứu nội dung thiết kế Standee
Trước khi tiến hành thiết kế Standee, bạn cần tìm hiểu và nghiên cứu nội dung mà doanh nghiệp cũng như nhà tiếp thị muốn truyền đạt. Để đảm bảo tính hiệu quả cho Standee, bạn cần chắt lọc nội dung sao cho ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đủ thu hút khách hàng.
Phát triển phong cách và ý tưởng
Đối với nhiều người, việc phát triển phong cách và ý tưởng thiết kế Standee không hề đơn giản. Nếu đóng vai trò là người thiết kế, bạn cần đảm bảo tư duy thẩm mỹ của mình có sự mới lạ, độc đáo và nhất là không được trùng với ý tưởng của người khác. Đồng thời, người thiết kế cũng phải suy nghĩ làm thế nào để tinh gọn ký tự nhưng vẫn truyền đạt hết nội dung như mong muốn.
Để cải thiện tư duy thiết kế cũng như khiếu thẩm mỹ, cách tốt nhất bạn cần làm là tham khảo thật nhiều mẫu Standee cùng loại. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo ý tưởng, phong cách thiết kế Standee của đối thủ cạnh tranh. Tất nhiên, tham khảo không đồng nghĩa với việc “ăn cắp chất xám”. Việc này chỉ đơn thuần giúp bạn cải thiện tư duy thiết kế và sáng tạo ra những phong cách, ý tưởng độc đáo cho riêng mình.
Tìm hiểu chất liệu in ấn Standee
Trên thực tế, in ấn cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong quy trình thiết kế Standee. Vì hoạt động này có khả năng phản ánh mức độ chỉn chu và chuyên nghiệp cho chiến dịch tiếp thị – quảng cáo của bạn.
Khi chọn chất liệu in Standee tốt, hình ảnh và màu sắc in cũng sắc sảo, đẹp mắt và bền hơn. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên dựa vào mục đích và các yếu tố ngoại cảnh khác để chọn chất liệu phù hợp nhất.
Tiêu chí thiết kế Standee là gì?
Để thiết kế một Standee đẹp mắt, sáng tạo, đảm bảo đúng bố cục và các tiêu chí cụ thể. Vậy các tiêu chí thiết kế Standee là gì?
- Kích thước: Có 2 tỷ lệ phổ biến thường được sử dụng là 6×16 hoặc 8×18.
- Ngôn ngữ: Nếu Standee trình bày quá nhiều chữ sẽ khiến tổng thể bị rối mắt mà vẫn không truyền tải được đầy đủ ý nghĩa của thông điệp. Do đó, khi thiết kế Standee, bạn cần cân nhắc sử dụng câu từ ngắn gọn, cô đọng và dễ nhớ.
- Màu sắc: Đây là một trong những yếu tố giúp Standee của bạn trở nên thu hút và nổi bật hơn. Để cải thiện tư duy màu sắc, bạn có thể tìm hiểu các màu “trendy” của năm hoặc xem cách phối màu của các nhà thiết kế nổi tiếng.
- Vị trí ưu tiên: Mỗi mục trong Standee đều ẩn ý thông điệp và truyền tải giá trị khác nhau. Vì vậy, bạn cần chú ý sắp xếp những thông tin quan trọng sao cho nổi bật nhất. Thông thường, các thông tin này sẽ được đặt ở vị trí trung tâm hoặc trên cùng tùy vào kích thước của Standee.
Quy tắc “bất bại” khi thiết kế Standee
1. Logo thương hiệu luôn đặt phía trên
Một trong những nguyên tắc cốt lõi khi thiết kế Standee là luôn đặt logo thương hiệu và thông điệp chính của sự kiện phía trên. Đồng thời, tuỳ theo bố cục và kích thước Standee, bạn cần đặt nội dung chính sao cho thuận tầm mắt người xem. Ngoài ra, một số thông tin quan trọng như slogan, hình ảnh sản phẩm, website,…, bạn cũng có thể đặt ở phần trên Standee để mọi người dễ dàng nhìn thấy.
2. Trái trước, phải sau – trên trước, dưới sau
Người tiêu dùng có xu hướng đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Vì vậy, khi đặt các thông tin trên Standee, bạn cũng phải đáp ứng đúng quy tắc này.
Hãy cố gắng tối giản hết mức có thể những thông tin bạn muốn truyền tải đến khách hàng bằng vốn từ thật “đắt”. Đối với một chiến lược truyền thông, việc cung cấp thông tin cụ thể và liên quan chính là nhiệm vụ tối quan trọng. Khi thiết kế Standee, bạn cần áp dụng nguyên tắc “Less is More”.
3. Tập trung vào hình ảnh, màu sắc
Hình ảnh và màu sắc được xem là “hơi thở” của Standee. Vì vậy, khi thiết kế ấn phẩm này, bạn cần tập trung vào hai yếu tố cốt lõi này. Để đảm bảo độ chuyên nghiệp cho các ấn phẩm truyền thông, bạn nên chọn ảnh ở chất lượng tốt nhất. Hình ảnh sắc nét, màu sắc trung thực, sống động chính là bí quyết giúp Standee của bạn trở nên thu hút.
Đối với các chuyên gia thiết kế, màu sắc chính là “cánh tay đắc lực” giúp họ tạo ra những sản phẩm tuyệt vời. Chính vì thế, bạn hãy tận dụng triệt để những sắc tố khác nhau trong các gam màu để biến Standee của mình thành một “tác phẩm nghệ thuật” thực thụ. Việc lựa chọn màu sắc có thể dựa trên chủ đề chính hoặc concept của chương trình. Đồng thời, kết hợp với màu sắc của thương hiệu và logo cũng là giải pháp tuyệt vời dành cho bạn. Hãy nhớ, màu sắc có thể ảnh hưởng rất lớn đối với phần text và hình ảnh đi kèm.
Những gam màu nóng như đỏ, vàng, cam, nâu,…, rất dễ thu hút sự chú ý của khách hàng. Nếu kết hợp các gam màu này với màu text phù hợp để tăng độ tương phản, khách hàng sẽ bị thu hút hơn, nhất là khi ở xa.
4. Đừng quên để lại thông tin liên lạc
Nguyên tắc cuối cùng khi thiết kế Standee là thông tin liên lạc. Có rất nhiều designer bỏ quên yếu tố này trên Standee của mình. Trên thực tế, thông tin liên lạc rất quan trọng bởi đây chính là phương thức tốt nhất để khách hàng kết nối với doanh nghiệp. Bạn có thể để lại một dòng địa chỉ của doanh nghiệp hoặc các nền tảng mạng xã hội liên quan như Facebook, Zalo, Instagram,…, bằng một mã QR code.
Kết luận
Nhìn chung, Standee đã trở thành một trong những phương thức truyền thông, tiếp thị phổ biến nhất hiện nay. Đây chính là công cụ đắc lực giúp các doanh nghiệp kết nối với người tiêu dùng của mình hiệu quả hơn.
Qua bài viết trên, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tin rằng bạn đã hiểu rõ Standee là gì cũng như bí quyết thiết kế Standee chuẩn chỉnh. Hy vọng những thông tin từ bài viết sẽ giúp bạn tự tin thiết kế một Standee bắt mắt, sáng tạo để phục vụ cho các hoạt động khác nhau của doanh nghiệp.
Xem thêm: Bullet Journal là gì? Chuẩn bị kế hoạch năm mới bằng cuốn sổ tay thông minh