Các bí quyết giúp bạn nhanh chóng vượt qua nỗi sợ bị phán xét nơi công sở

Không ít nhân viên có cảm giác e ngại, sợ bị phán xét từ cấp trên, từ đồng nghiệp trong công ty. Nếu những lời nhận xét ấy khiến bạn lo lắng, hãy tìm cách để vượt qua chúng. Việc Làm 24h gợi ý bạn những cách vượt qua nỗi sợ bị nhận xét nơi công sở.

Tại sao những lời nhận xét nơi công sở khiến bạn lo lắng?

Theo Kimberly Leitch, một nhân viên xã hội lâm sàng và nhà trị liệu Talkspace ở New York, đã giải thích rằng, con người có tình trạng lo lắng khi họ đang bị ai đó phán xét, đặc biệt là từ những người có thẩm quyền cao hơn.

sợ bị phán xét
Tại sao những lời nhận xét nơi công sở khiến bạn lo lắng?

Khi bạn ngồi với ai đó đang đánh giá bạn, điều này có thể gây ra sự căng thẳng. Bạn sẽ phải tự đặt cho mình những câu hỏi rằng liệu mình phải làm như thế nào sau này, mình có nên tiếp tục hay không. Thậm chí, dẫn đến tình trạng nghi ngờ chính bản thân bạn. Sự tự tin dần bị đánh mất. Những suy nghĩ và hành động của bạn có thể sẽ theo chiều hướng tiêu cực hơn.

Và, để khắc phục điều này, Leitch đã gợi ý rằng, bạn hãy duy trì thái độ tích cực, suy nghĩ tích cực và chuẩn bị càng nhiều càng tốt. Hãy chuẩn bị các câu nói với người quản lý về phẩm chất hay điểm mạnh của bạn, lý do vì sao bạn nên tiếp tục ở lại với công ty và bạn sẽ cố gắng hơn nữa ở tương lai ra sao. Hành động này sẽ giúp bạn giảm đi căng thẳng vì chính bản thân bạn đang đặt niềm tin vào bạn, chứ không ai khác.

Xem thêm: Đừng biến drama công sở trở thành một nét văn hóa độc hại

Các mẹo giảm lo lắng khi nhận lời nhận xét nơi công sở

Không phản ứng lại

Những lúc như thế này, sự điềm tĩnh và im lặng đúng lúc sẽ là một nước cờ thông minh mà bạn có thể chọn. Đừng vội vàng phản bác lại ngay khi nhận được lời đánh giá từ sếp hay đồng nghiệp. Hãy chờ người ấy nói xong, ngừng vài giây để suy nghĩ câu trả lời sao cho tinh tế nhất.

Biểu cảm trên khuôn mặt, ngữ điệu của giọng nói cũng phải hết sức lưu ý, vì nó có thể gây đòn phản công cho bạn. Nếu bạn cảm thấy không hài lòng với nhận xét của cấp trên thì hãy cố gắng đừng để sự bất mãn đó hiển thị trên khuôn mặt khó chịu và nâng tông giọng nói. Nở một nụ cười vừa phải cũng là một cách tuyệt vời để bạn tự làm dịu cảm xúc của bản thân.

Xem thêm: Bỏ túi ngay các cách đáp trả khéo léo, văn minh khi bị nói xấu nơi công sở

sợ bị phán xét
Đừng vội vàng phản bác lại ngay khi nhận được lời đánh giá từ sếp hay đồng nghiệp

Không ít nhân viên có cảm giác e ngại về những lời nhận xét từ cấp trên, từ đồng nghiệp trong công ty. Nếu những lời nhận xét ấy khiến bạn lo lắng, hãy tìm cách để vượt qua chúng.

Đối với nhiều người thì cuối năm hay cuối tháng dường như là khoảng thời gian đáng sợ. Làm sao để đạt được chỉ tiêu (KPIs) mà công ty đặt ra? Liệu người quản lý sẽ đánh giá hiệu suất làm việc của bạn ra sao? Làm thế nào để nhận được lời khen ngợi và phần thưởng từ cấp trên? Cho dù công ty của bạn không phải là một công ty lớn, chuyên nghiệp, thì vẫn sẽ có những bảng đánh giá và nhận xét về quá trình làm việc của bạn trong suốt thời gian vừa qua.

Đừng tỏ ra quá vui mừng trước thông tin tích cực

Nhận được những tin vui, những lời khen, là chuyện nên mừng. Đúng! Tuy nhiên, đừng tỏ ra phấn khích một cách thái quá. Bởi, đâu đó trong tin vui sẽ kèm theo những thách thức, những trách nhiệm mới, yêu cầu công việc mới.
Chẳng hạn, khi sếp khen bạn đạt được thành tích tốt, và muốn chuyển bạn qua một vị trí công việc mới khó khăn và căng thẳng hơn. Nếu bạn quá phấn khích vì lời khen mà lơ là việc chuẩn bị tinh thần và kiến thức cho vị trí mới, thì khi bắt đầu công việc sẽ rất khó.

Xem thêm: Tư duy tích cực là gì? Bật mí bí quyết giúp bạn tích cực trong mọi hoàn cảnh

Đặt câu hỏi để làm rõ vấn đề

Một trong những yếu tố giúp làm giảm thiểu mối lo khi nhận lời đánh giá, là bạn phải hiểu rõ, hiểu cặn kẽ vấn đề mà cấp trên hay đồng nghiệp đề cập, và bạn biết bạn sẽ phải làm gì sau đó để khắc phục hoặc phát huy. Và, không ai có thể giúp bạn giải đáp tốt nhất điều đó trừ chính người đánh giá bạn. Nếu chưa rõ, dù chỉ là ý nhỏ, hãy mạnh dạn đặt câu hỏi.

Không nên đánh đồng sự đánh giá với sự phán xét

sợ bị phán xét
Những nhận xét tiêu cực có thể khiến bạn chán nản và mất động lực khi làm việc.

Như Leitch đã đề cập, một trong những lý do khiến chúng ta lo lắng khi nhận đánh giá là vì chúng ta đang đánh đồng nó với sự phán xét. Để giữ bình tĩnh, hãy nhắc nhở bản thân rằng phản hồi bạn nhận được không phải là sự đánh giá về khả năng hoặc tính cách của bạn. Nó chỉ đơn giản là lời khuyên để tìm ra cách cải thiện hoặc khen ngợi về điều gì đó xuất sắc. Khi suy nghĩ của bạn theo hướng tích cực sẽ giúp bạn nhận ý kiến một cách cởi mở hơn và không bị đánh mất niềm tin vào chính bản thân mình.

Cởi mở đón nhận những lời nhận xét một cách tích cực

Hãy nhớ rằng, những lời nhận xét nơi công sở sẽ giúp chúng ta biết được đâu là điểm yếu để cải thiện, biết đâu là điểm mạnh để phát huy. Khi bạn sợ bị phán xét, suy nghĩ tiêu cực về việc nhận đánh giá từ nhà quản trị đôi khi có khả năng bạn sẽ đánh mất sự phát triển của bản thân mình.

Mong rằng với những chia sẻ trên có thể giúp bạn có được góc nhìn được đa chiều hơn về việc tiếp nhận các lời nhận xét trong công sở và vượt qua nỗi sợ bị phán xét. Ngoài ra, đừng quên đón đọc những bài viết hữu ích khác tại Nghề Nghiệp Việc Làm 24h nhé!

Xem thêm: Cảnh báo: Đa cấp là gì? Những dấu hiệu đa cấp lừa đảo bạn cần cẩn thận

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục