20+ thuật ngữ trong marketing mà sinh viên mới ra trường cần biết (Cập nhật liên tục)

Thuật ngữ trong marketing thì bao la không đếm hết nổi. Không gì tệ hơn khi đồng nghiệp và sếp nói chuyện về tiếp thị mà bạn không hiểu gì cả. Hằng sa số thuật ngữ trong marketing cũng đủ khiến chúng ta quay cuồng.

Công nghệ và cuộc sống thay đổi từng phút, từng giây với tốc độ chóng mặt. Mỗi một giai đoạn lại xuất hiện thêm nhiều thuật ngữ mới. Điều này khiến chúng ta phải liên tục cập nhật “từ điển công sở” của mình. Không ai muốn mình bị “tối cổ” trong một thế giới thay đổi quá nhanh như hiện tại.

Tuy nhiên, việc bắt nhịp cái mới sẽ trở nên vô ích nếu như bạn chưa có nền tảng. Việc Làm 24h đã tổng hợp một danh sách gồm 50+ thuật ngữ trong ngành marketing phổ biến nhất. Đây là những thuật ngữ ang được sử dụng nhiều ngày nay.

Mong rằng bài viết này sẽ giúp người mới trong ngành marketing đỡ bỡ ngỡ.  Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm cho mình những cơ hội việc làm trong ngành marketing cùng Việc Làm 24h.

Thuật ngữ trong marketing mà sinh viên mới ra trường cần biết

Để giúp bạn dễ dàng bắt nhịp, Việc Làm 24h tạm chia những thuật ngữ này thành nhiều nhóm. Việc này giúp bạn dễ dàng xác định được bối cảnh phù hợp để hiểu và ứng dụng hiệu quả.

1.1 Nhóm thuật ngữ cơ bản trong marketing

1.1.1 Lead: Khách hàng

Lead (Khách hàng tiềm năng) là những người mua tiềm năng đã tương tác với doanh nghiệp trong quá khứ. Họ thường để lại thông tin cá nhân và có khả năng mua hàng trong tương lai.

1.1.2. Content: Nội dung

Content (Nội dung) là bất kỳ phần thông tin nào được tạo ra để khán giả xem. Nội dung bao gồm nhiều định dạng khác nhau. Tiêu biểu là các bài đăng trên blog, bản tin email, bài đăng trên mạng xã hội. Video hoặc thậm chí tài liệu quảng cáo in ấn cũng là những dạng nội dung phổ biến.

Từ content, ta có một thuật ngữ khác cũng phổ biến chính là Content marketing. Tìm hiểu về khái niệm này trong bài viết sau: Content Marketing là gì?

1.1.3. Infographic: Thông tin được tóm lược dưới dạng hình ảnh

Infographic là một loại nội dung tóm lược số liệu thống kê và thông tin. Nội dung này được minh hoạ bằng hình ảnh dễ đọc với bố cục rõ ràng. Thiết kế bắt mắt cũng là một điểm cộng lớn cho infographic. Bạn có thể xem qua ví dụ minh hoạt dưới đây. Infographic bên dưới là 1 bản tóm lược về nghề content marketing dành cho người làm nghề.

50+ thuật ngữ trong marketing mà sinh viên mới ra trường cần biết (Cập nhật liên tục)
Infographic này là một bản tóm lược về định nghĩa, phạm vi công việc và lộ trình thăng tiến của nghề content marketing

1.1.4. Analytics: Sự phân tích dữ liệu/ nền tảng hỗ trợ phân tích dữ liệu

Đây là quá trình phân tích dữ liệu để xác định các chỉ số tương ứng với mục tiêu marketing. Thuật ngữ này còn ám chỉ nền tảng hoặc hệ thống mà họ sử dụng để xem xét và theo dõi dữ liệu này.

1.1.5. Brand: Thương hiệu

Thương hiệu là cách một công ty được khách hàng tiềm năng cảm nhận và trải nghiệm. Các thành tố của một thương hiệu bao gồm logo và và nhiều yếu tố khác. Tiêu biểu có thể kể đến chính là: Cách giao tiếp của thương hiệu, tính cách thương hiệu.

1.1.6. Buyer personas: Chân dung người mua/ khách hàng

Buyer personas là chân dung khách hàng mà các marketers nhắm đến khi truyền thông. Thông tin được tạo dựa trên dữ liệu thực tế từ người tiêu dùng.

1.1.7. Call-To-Action (CTA): Kêu gọi hành động

Lời kêu gọi hành động là sự thúc giục thực hiện một hành động nhất định. Từ đăng ký nhận bản tin email hoặc gửi thông tin liên hệ.

1.1.8. Customer journey: Hành trình của khách hàng

Hành trình của khách hàng là một cụm từ mà doanh nghiệp sử dụng để mô tả quá trình từ khi khách hàng tiềm năng quan tâm sản phẩm hoặc dịch vụ đến khi tương tác kết thúc. Đó có thể là mua hàng hoặc giới thiệu cho khách hàng khác. Hành trình khách hàng có nhiều biến thể. Điều này phụ thuộc vào mục tiêu và quy mô của chiến dịch marketing.

1.1.9. Case Study: Tình huống thực tế

Đây là một loại nội dung thường giới thiệu kết quả của những hoạt động marketing trước. Thông tin thường tập trung nhiều vào số liệu thống kê hoặc dữ liệu có thể định lượng. Điều này nhằm làm nổi bật cách thức và kết quả sau khi hoạt động marketing kết thúc.

1.1.10. Business-To-Business (B2B): hoạt động tiếp thị giữa doanh nghiệp hướng đến doanh nghiệp

Thuật ngữ này ám chỉ hoạt động tiếp thị giữa doanh nghiệp hướng đến doanh nghiệp. Các công ty B2B là những công ty tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ của họ cho các doanh nghiệp khác.

1.1.11. Business-To-Consumer (B2C): hoạt động tiếp thị giữa doanh nghiệp hướng đến người tiêu dùng

Thuật ngữ này ám chỉ hoạt động tiếp thị giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Các công ty B2C bán sản phẩm hoặc dịch vụ của họ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối.

1.1.12. Testimonial: Lời bảo chứng

Testimonial thường là lời chứng thực dưới dạng văn bản hoặc lời nói của một khách hàng. Những lời này thường đến từ chính khách hàng đã sử dụng sản phẩm – dịch vụ. Khách hàng sẽ đưa ra tuyên bố tích cực về trải nghiệm của họ với công ty. Mục tiêu của testimonial nhằm góp phần tăng thêm uy tín cho doanh nghiệp, dựa trên những thành công được bảo chứng.

1.1.13. Engagement: Sự tương tác

Khái niệm này ám chỉ sự kết nối và mối quan hệ mà các nhà tiếp thị xây dựng với khách hàng. Trong lĩnh vực digital marketing, engagement còn được định nghĩa là hành động mà khách truy cập thực hiện. Có thể kể đến như nhấp vào liên kết hoặc nhận xét về bài đăng trên mạng xã hội.

1.1.14. Public Relations (PR): Quan hệ công chúng

Quan hệ công chúng liên quan đến việc quản lý truyền thông cho công ty. Các chuyên gia PR làm việc để đảm bảo tin tức tích cực về thương hiệu. Đồng thời, họ cũng nỗ lực để giảm thiểu tác động của tin tiêu cực.

PR là nghề và người làm PR thường được gọi là Chuyên viên quan hệ công chúng. Tiếng Anh thường gọi họ là PR Executive hoặc PR Specialist. Đây cũng là một trong những việc làm lương cao cho người chưa có kinh nghiệm. PR được hứa hẹn sẽ là công việc được nhiều ứng viên ứng tuyển trong năm 2022, đặc biệt là sinh viên mới ra trường.

1.1.15. Qualified Lead: Khách hàng tiềm năng

Khách hàng tiềm năng đủ điều kiện là tên của một cá nhân mà nhóm tiếp thị đã coi là một triển vọng khả thi để tiếp thị sản phẩm của họ; điều này dựa trên những nỗ lực tiếp thị đã cho thấy cá nhân này có tiềm năng quan tâm đến sản phẩm.

1.1.16. Return-On-Investment (ROI): Lợi tức đầu tư

Lợi tức đầu tư là một số liệu đo lường tính hiệu quả chiến dịch. Chỉ số này nhằm xác định xem khoản tiền đầu tư vào các hoạt động marketing có mang về lợi nhuận hay không.

1.1.17. Sales Funnel: Phễu bán hàng

Phễu bán hàng đề cập đến hành trình mua hàng mà khách hàng tiềm năng thực hiện trước khi họ mua hàng. Hành trình này bao gồm nhiều bước. Từ việc nhận biết thương hiệu đến trở thành một khách hàng trung thành.

1.1.18. Unique-Selling-Point (USP): Ưu điểm nổi bật

USP là điểm nổi bật của sản phẩm/ dịch vụ bật so với các đối thủ cạnh tranh. Đó có thể là một tính năng độc đáo. Thậm chí, chất lượng vượt trội, giá thành ưu đãi đều có thể trở thành USP.

1.1.19. On-site Content: Nội dung trên trang web

Onsite-content là tất cả nội dung một công ty chia sẻ trên trang web của riêng mình.

1.1.20. Off-site Content: Nội dung ngoài trang web

Đây là dạng nội dung được tạo ra từ các trang web khác. Mục tiêu của những nội dung này nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng về công ty. Sau đó, chúng sẽ dẫn họ đến trang web, sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty.

1.1.21. Cold Call/ Emailing

Đây là một cách tiếp cận khách hàng tiềm năng qua điện thoại hoặc email mà công ty chưa có liên hệ trước đó.

1.1.22. Onboarding: Giới thiệu

Đây là bước chào đón nhân viên hoặc giới thiệu khách hàng về công ty.

1.1.23. Campaign: Chiến dịch

Chiến dịch là một tập hợp các hoạt động tiếp thị được lên kế hoạch để đạt được một mục tiêu. Có thể liệt kê một vài mục tiêu tiếp thị như: tăng doanh số bán hàng, hoặc tạo độ nhận biết về sản phẩm/ thương hiệu.

1.1.24. Brand Awareness: Mức độ nhận biết thương hiệu

Khái niệm này chỉ ra mức độ khách hàng tiềm năng quen thuộc nhận biết về công ty/ thương hiệu. Đó có thể là những hình ảnh hoặc tính cách được truyền thông qua các hoạt động tiếp thị.

Tạm kết

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu về 24 thuật ngữ trong marketing cơ bản nhất. Tiếp theo, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về những thuật ngữ về các mảng công việc trong marketing. Việc Làm 24h sẽ cập nhật trên bài viết này trong thời gian sớm nhất. Tiếp tục theo dõi nhé!

(Đang cập nhật)

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục